Chỉ định trong hoạt động thanh toán quốc tế là gì? Nội dung chỉ định

Tìm hiểu về chỉ định trong hoạt động thanh toán quốc tế? Tìm hiểu về giao dịch L/C?

Trong thực tiễn, hoạt động thanh toán quốc tế có những ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với nền kinh tế cũng như đối với các ngân hàng. Thực chất, thanh toán quốc tế là hoạt động tất yếu của một nền kinh tế phát triển. Có nhiều thuật ngữ được sử dụng xoay quanh vấn đề này. Một trong số đó chúng ta có thể kể đến chỉ định trong hoạt động thanh toán quốc tế. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.

1. Tìm hiểu về chỉ định trong hoạt động thanh toán quốc tế:

Khái niệm về thanh toán quốc tế:

Quan hệ đối ngoại của mỗi quốc gia trên thể giới đều sẽ bao gồm tổng thể các lĩnh vực cụ thể như: kinh tế, chính chị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, du lịch hay các lĩnh vực cụ thể khác trong đó quan hệ kinh tế chiếm vị trí quan trọng, là cơ sở cho các mối quan hệ khác. Trong quá trình hoạt động, tất cả các quan hệ quốc tế xuất hiện thì đều cần thiết và liên quan đến vấn đề tài chính. Kết thúc từng kỳ, từng niên hạn các quan hệ quốc tế đều được đánh giá kết quả hoạt động, chính bởi vì thế cần thiết đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Thanh toán quốc tế được hiểu cơ bản là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước có liên quan.

Chỉ địnhtrong hoạt động thanh toán quốc tế được hiểu như sau:

Chỉ định trong hoạt động thanh toán quốc tế được hiểu cơ bản là việc Ngân hàng Phát hành chỉ định một ngân hàng khác (Ngân hàng được Chỉ định) thay mặt mình tiếp nhận, kiểm tra và thực hiện việc thanh toán hay chiết khấu bộ chứng từ xuất trình phù hợp. Nói một cách cụ thể khác, Ngân hàng được Chỉ định được hiểu là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu.

Bất kì một L/C nào cũng cần phải chỉ định một Ngân hàng được Chỉ định đích danh hoặc quy định L/C có giá trị tự do. Đối với L/C có giá trị tự do, thì bất kì ngân hàng nào ngoại trừ Ngân hàng Phát hành thì cũng sẽ đều trở thành Ngân hàng được Chỉ định. Một L/C có giá trị tại Ngân hàng được Chỉ định thì cũng có giá trị tại Ngân hàng Phát hành.

Chỉ định trong tiếng Anh là gì?

Chỉ định trong tiếng Anh được dùng bởi từ Nomination.

Nội dung chỉ địnhtrong hoạt động thanh toán quốc tế:

– Thứ nhất: Trả tiền ngay cho chủ thể là người thụ hưởng, nếu L/C quy định: “available with the nominated bank by sight payment”. Trong trường hợp cụ tể này, hối phiếu phải được kí phát đòi tiền Ngân hàng được Chỉ định cụ thể như sau: “draft drawn on the nominated bank by sight payment”.

– Thứ hai: Chấp nhận hối phiếu, nếu L/C quy định như sau: “available with the nominated bank by acceptance”. Trong trường hợp cụ thể này, hối phiếu phải được kí phát đòi tiền Ngân hàng được Chỉ định như sau: “draft drawn on the nominated bank by acceptance”.

– Thứ ba: Cam kết trả chậm, nếu L/C quy định: “available with the nominated bank by deferred payment”. Trong trường hợp cụ thể này không có hối phiếu, mà Ngân hàng được Chỉ định chỉ cam kết trả chậm.

– Thứ tư: Chiếu khấu hối phiếu hoặc các chứng từ, nếu L/C quy định như sau: “available with the nominated bank negotiation”. Trong trường hợp cụ thể được nêu này, nếu là chiết khấu hối phiếu, thì hối phiếu sẽ cần phải được kí phát đòi tiền một ngân hàng khác không phải là Ngân hàng được Chỉ định.

Trách nhiệm của Ngân hàng được Chỉ định cụ thể như sau:

– Ngân hàng được Chỉ định có trách nhiệm trong vòng năm ngày làm việc kể từ ngày xuất trình phải kiểm tra việc xuất trình để quyết định xem trên bề mặt của chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không.

– Trừ khi Ngân hàng được Chỉ định là Ngân hàng Xác nhận, thì việc thực hiện ủy quyền thanh toán, chiết khấu sẽ không ràng buộc Ngân hàng được Chỉ định bất cứ nghĩa vụ nào phải thanh toán hoặc chiết khấu, trừ khi có sự đồng ý rõ ràng đó là sẽ thực hiện thanh toán hoặc chiết khấu và sự đồng ý này đã được thông báo cho chủ thể là người thụ hưởng.

– Bằng cách thực hiện chỉ định một ngân hàng chấp nhận hối phiếu hoặc cam kết trả chậm, nghĩa là Ngân hàng Phát hành đã ủy quyền cho Ngân hàng được Chỉ định này trả tiền trước hoặc mua một hối phiếu đã được chấp nhận hoặc cam kết trả chậm và trả tiền khi đến hạn.

– Việc chỉ tiếp nhận hoặc kiểm tra và gửi chứng từ bởi Ngân hàng được Chỉ định trên thực tế cũng sẽ không tạo ra trách nhiệm cho Ngân hàng được Chỉ định phải thanh toán hoặc chiết khấu.

– Khi Ngân hàng được Chỉ định quyết định xuất trình là phù hợp và thanh toán hoặc chiết khấu, thì phải chuyển giao chứng từ đến Ngân hàng Xác nhận hoặc Ngân hàng Phát hành.

– Khi Ngân hàng được Chỉ định hành động theo sự chỉ định, quyết định rằng xuất trình là không phù hợp, thì có thể từ chối thanh toán hoặc chiết khấu.

– Khi Ngân hàng được Chỉ định hành động theo sự chỉ định, quyết định từ chối thanh toán hoặc chiết khấu, thì phải gửi thông báo riêng về quyết định đó cho người xuất trình.

– Ngân hàng được Chỉ định hành động theo sự chỉ định, sau khi gửi thông báo từ chối thanh toán có thể gửi trả chứng từ cho chủ thể là người xuất trình vào bất cứ thời gian nào.

2. Tìm hiểu về giao dịch L/C:

Ta hiểu về giao dịch L/C như sau:

Giao dịch L/C trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Letter of Credit.

Giao dịch L/C hay còn gọi là giao dịch Tín dụng thư được hiểu cơ bản chính là một phương thức tín dụng chứng từ, trong đó tổ chức tài chính (thông thường là Ngân hàng) sẽ cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản đối với chủ thể là người thụ hưởng L/C với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định cụ thể trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và cũng cần phải phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng nhằm mục đích để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).

Đặc điểm của giao dịch L/C:

– L/C thực chất chính là hợp đồng kinh tế hai bên:

Nhiều người lầm tưởng rằng, giao dịch L/C chính là hợp đồng kinh tế ba bên gồm các chủ thể là những đối tượng bao gồm: nhà Nhập khẩu, Ngân hàng Phát hành và nhà Xuất khẩu. Thực tế, giao dịch L/C là hợp đồng kinh tế độc lập chỉ của hai bên là Ngân hàng Phát hành và nhà Xuất khẩu.

Mọi yêu cầu và chỉ thị của chủ thể là nhà Nhập khẩu do Ngân hàng Phát hành đại diện, cũng chính bởi vì thế mà tiếng nói chính thức của chủ thể là nhà Nhập khẩu không được thể hiện trong giao dịch L/C.

– L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa:

Về bản chất, giao dịch L/C chính là một giao dịch hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương hoặc hợp đồng khác mà hợp đồng này là cơ sở để nhằm mục đích để có thể hình thành giao dịch L/C. Trong mọi trường hợp, ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc vào hợp đồng như vậy, ngay cả khi giao dịch L/C có bất cứ dẫn chiếu nào đến hợp đồng này.

Như vậy, giao dịch L/C có tính chất quan trọng, giao dịch L/C hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, nhưng sau khi được thiết lập, giao dịch L/C lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này.

Một khi giao dịch L/C đã được mở và đã được các bên chấp nhận, thì cho dù nội dung của giao dịch L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không, cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến L/C.

– L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ:

Các ngân hàng, chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để quyết định xem trên bề mặt của chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không.

Như vậy, các chứng từ trong giao dịch L/C trên thực tế có tầm quan trọng đặc biệt, giao dịch L/C là bằng chứng về việc giao hàng của người bán, là đại diện cho giá trị hàng hóa đã được giao, cũng chính bởi vì thế mà giao dịch L/C trở thành căn cứ để từ đó ngân hàng trả tiền, là căn cứ quan trọng để nhà Nhập khẩu hoàn trả tiền cho ngân hàng, giao dịch L/C cũng chính là chứng từ đi nhận hàng của nhà Nhập khẩu.

– L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ:

Bởi vì giao dịch chỉ bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ, nên yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của chứng từ chính là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C.

Để nhằm có thể được thanh toán, chủ thể là người xuất khẩu phải lập được bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽ các điều khoản và điều kiện của giao dịch L/C, bao gồm số loại, số lượng mỗi loại và nội dung chứng từ phải đáp ứng được chức năng của chứng từ yêu cầu.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com