Chiến lược giá là chiến lược hay chiến thuật vạch ra các phương hướng về giá của sản phẩm/dịch vụ giúp doanh nghiệp, cửa hàng cá nhân đạt được một hay nhiều mục tiêu marketing. Các chiến lược về giá hiệu quả được sử dụng?
Chắc hẳn chúng ta đã biết va trò của việc định giá đối với sản phẩm của một doanh nghiệp quan trọng như thế nào. Nếu doanh nghiệp của bạn là một doanh nghiệp mới và chưa biết cách để đua ra các chiến lược về giá phù hợp với doanh nghiệp của mình nhất. Điều đó khiến doanh nghiệp của bạn khá lúng túng và khó khăn trong việc kinh doanh và maketing sản phẩm của doanh nghiệp để thu hút lại lượng khách hàng tốt nhất cho doanh nghiệp.
1. Chiến lược giá là gì?
Chiến lược giá là chiến lược hay chiến thuật vạch ra các phương hướng về giá của sản phẩm/dịch vụ giúp doanh nghiệp, cửa hàng cá nhân đạt được một hay nhiều mục tiêu marketing (gia tăng thị phần, doanh số bán hàng, tối đa lợi nhuận…) chủ yếu thông qua việc áp dụng một mức giá hợp lý cho sản phẩm /dịch vụ tại một thời điểm xác định.
Giá là một thành phần quan trọng trong giải pháp tổng hợp (marketing mix) và phải được quản trị một cách thong minh như là cách mà ta quản trị những thành phần khác. Nhìn chung giá là một phần đi kèm với kế hoạch sản phẩm/ thị trường và không phải là một thực tế riêng lẻ.
Giá thể hiện giá trị (thường dưới hình thức tiền bạc) mà khách hàng sẵn sàng trả để được thỏa mãn nhu cầu. Nếu bạn muốn khách hàng của mình vui vẻ trả giá cao để mua sản phẩm của bạn thì bạn cần nghiên cứu về giá trị tạo ra cho khách hàng và chiến lược giá. Như vậy: Chiến lược giá là những quyết định nhằm để định giá sản phẩm sao cho phù hợp với thị trường mục tiêu từ đó thu được lợi nhuận tối ưu nhất
2. Các chiến lược về giá hiệu quả được sử dụng:
Doanh nghiệp thường tiến hành phân tích giá sau khi đã xem xét các ý tưởng về sản phẩm mới, phát triển chiến lược định vị của mình hoặc chạy thử nghiệm chiến lược Marketing. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể triển khai hoạt động phân tích giá mỗi năm một lần hoặc hai năm một lần để đánh giá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh và kỳ vọng của người tiêu dùng. Làm như vậy có thể tránh việc tung ra thị trường một sản phẩm kém hiệu quả cả về doanh số lẫn chất lượng. qua các chiến lược này chúng ta có thẻ thực hiện phân tích giá để thực hiện một quá trình đánh giá chiến lược hiện tại của doanh nghiệp so với nhu cầu thị trường. Mục tiêu của phân tích giá là xác định các cơ hội để thay đổi và cải tiến về giá cho doanh nghiệp để áp dụng giá trên thị trường kinh doanh của doanh nghiệp với mức giá phù hợp nhất có thể:
Chiến lược dựa trên sự cạnh tranh (Competition-Based Pricing Strategy)
Như chúng ta đã biết thì việc định giá dựa trên sự cạnh tranh còn được gọi là định giá cạnh tranh hoặc định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh và theo đó về các chiến lược về giá này tập trung vào tỷ giá thị trường hiện tại (hoặc tỷ giá diễn ra trong tương lai) cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mà không tính đến yếu tố giá thành sản phẩm hay nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp có thể dựa vào chiến lược giá này dựa trên việc sử dụng giá của đối thủ cạnh tranh làm điểm chuẩn. Các doanh nghiệp cạnh tranh trong không gian bão hòa cao có thể lựa chọn chiến lược này vì khoảng chênh lệch về giá có thể là yếu tố quyết định đối với khách hàng.
Định giá cộng thêm chi phí (Cost-Plus Pricing Strategy)
Định giá cộng thêm chi phí chỉ tập trung vào chi phí sản xuất sản phẩm/chi phí dịch vụ. Chiến lược này còn được gọi là “markup” bởi các doanh nghiệp sử dụng chiến lược này “markup” sản phẩm dựa trên mức lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn.
Để áp dụng phương pháp cộng thêm chi phí, doanh nghiệp sẽ thêm một tỷ lệ phần trăm cố định vào chi phí sản xuất sản phẩm.
Ví dụ cụ thể như một doanh nghiệp bạn sản xuất giày với chi phí sản xuất là 250.000 và doanh nghiệp muốn thu về lợi nhuận là 250.000 trên mỗi sản phẩm. Theo đó nên với giá bán mà doanh nghiệp đề ra sẽ là 500.000, mức tăng 100%.
Định giá động (Dynamic Pricing Strategy)
Định giá động còn được gọi là định giá đột biến, định giá theo yêu cầu hoặc định giá dựa trên thời gian. Đây là một chiến lược giá linh hoạt trong đó tính dao động dựa trên thị trường và nhu cầu của khách hàng.
Chiến lược này phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh ngành khách sạn, các hãng hàng không, đơn vị tổ chức sự kiện hay các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiện ích. Bằng việc áp dụng các thuật toán nghiên cứu giá của đối thủ cạnh tranh, nhu cầu và các yếu tố khác. Các thuật toán này cho phép các doanh nghiệp thay đổi giá để phù hợp với thời điểm và số chi phí khách hàng sẵn sàng chi trả vào đúng thời điểm đó.
Định giá Freemium (Freemium Pricing Strategy)
Freemium là tên gọi được kết hợp bao gồm “Free” (Miễn phí) và “Premium” (Cao cấp), được sử dụng khi các doanh nghiệp cung cấp các phiên bản cơ bản của sản phẩm với hy vọng người dùng cuối sẽ chi trả thêm để nâng cấp hoặc truy cập được nhiều tính năng hơn của sản phẩm.
Định giá sản phẩm cao – thấp (High-Low Pricing Strategy)
Doanh nghiệp sử dụng định giá cao – thấp khi bắt đầu bán một sản phẩm ở mức giá cao nhưng sau đó lại hạ thấp giá xuống khi sản phẩm giảm sự mới mẻ hay mức độ phù hợp. Các chiêu thức giảm giá, thanh lý, xả hàng cuối năm là những ví dụ về việc định giá cao – thấp. Do đó, chiến lược này cũng có thể được gọi là chiến lược giá chiết khấu. Việc định giá cao – thấp thường được ứng dụng vào các doanh nghiệp bán lẻ các mặt hàng theo mùa, thời vụ và có tính liên tục. Chẳng hạn như mặt hàng quần áo, đồ trang trí, nội thất,…
Chiến lược định giá hớt váng (Skimming Pricing Strategy)
Chiến lược về giá kiểu hớt váng được hiểu khi các doanh nghiệp tính giá bán cao nhất có thể cho một sản phẩm mới, sau đó hạ giá theo thời gian khi sản phẩm ngày càng ít phổ biến. Skimming khác với chiến lược cao – thấp ở chỗ giá được hạ xuống dần theo thơi gian.
Định giá thâm nhập (Penetration Pricing Strategy)
Trái ngược với chiến lược định giá hớt váng, chiến lược về giá thâm nhập được sử dụng khi doanh nghiệp tham gia thị trường với mức giá cực kỳ thấp, thu hút sự chú ý và doanh thu ra khỏi các đối thủ cạnh tranh có giá cao hơn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, chiến lược định giá thâm nhập không bền vững về lâu dài và thường chỉ được áp dụng trong thời gian ngắn. Phương pháp định giá này hoạt động tốt đối với các doanh nghiệp mới đang muốn tìm kiếm khách hàng hay các sản phẩm đang thâm nhập vào thị trường cạnh tranh hiện có.
Định giá sản phẩm cao cấp (Premium Pricing Strategy)
Chiến lược này còn được gọi là định giá cao cấp và định giá xa xỉ. Chiến lược định giá uy tín này được áp dụng khi các doanh nghiệp định giá sản phẩm của họ ở mức cao để thể hiện sản phẩm có giá trị cao, sang trọng và cao cấp. Việc định giá uy tín này tập trung vào giá trị cảm nhận sản phẩm của khách hàng hơn là giá trị thực tế hay chi phí sản xuất.
Định giá dựa trên dự án (Project-Based Pricing Strategy)
Chiến lược về giá dựa trên dự án được sử dụng bởi các nhà tư vấn, dịch vụ, dịch giả tự do, nhà thầu và các cá nhân hay người lao động cung cấp dịch vụ.
Định giá sản phẩm dựa trên giá trị (Value-Based Pricing Strategy)
Chiến lược dựa trên giá trị được áp dụng khi các doanh nghiệp định giá sản phẩm dịch vụ của họ dựa trên những gì khách hàng sẵn sàng chi trả. Thậm chí ngay cả khi doanh nghiệp tính phí nhiều hơn giá trị thực của sản phẩm, chiến lược này vẫn ưu tiên việc đặt giá dựa trên sự quan tâm và dữ liệu từ khách hàng.
Định giá theo tâm lý (Psychological Pricing Strategy)
Việc định giá theo tâm lý là như thế nào? Chiến lược này nhắm vào tâm lý con người để thúc đẩy doanh số bán hàng của sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp.