Chu kì kinh doanh là gì? Các giai đoạn của một chu kì kinh doanh

Chu kì kinh doanh được hiểu cơ bản chính là một loại dao động được nhận thấy trong những hoạt động kinh tế tổng hợp của một hay nhiều quốc gia, được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế. Chu kì kinh doanh của doanh nghiệp?

Chu kì kinh doanh là một khái niệm khá quen thuộc đối với những ai hoạt động trong lĩnh vực kinh tế – tài chính. Trong thực tế, có nhiều nguyên nhân phức tạp xảy đến đã gây ra chu kỳ kinh doanh. Một chu kì kinh tế bao gồm nhiều quá trình và những giai đoạn khác nhau. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.

1. Khái niệm chu kì kinh doanh:

Ta hiểu về chu kì kinh doanh như sau:

Chu kì kinh doanh được hiểu cơ bản chính là một loại dao động được nhận thấy trong những hoạt động kinh tế tổng hợp của một hay nhiều quốc gia, được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế.

Một chu kì kinh tế trên thực tế sẽ bao gồm các quá trình mở rộng sản xuất diễn ra gần như cùng lúc trong rất nhiều các hoạt động kinh tế, tiếp theo là các giai đoạn giảm sút, thu hẹp và phục hồi, gắn với chu kì mở rộng tiếp theo. Quá trình này trên thực tế sẽ diễn ra liên tiếp nhưng với độ dài ngắn khác nhau từ một năm tới 10 hay 12 năm.

Ngoài ra, còn có quan niệm gắn chu kì kinh doanh với vòng quay của đồng tiền. Theo đó chúng ta hiểu chu kì kinh doanh của doanh nghiệp chính là khoảng thời gian kể từ khi xuất tiền mua các nguồn lực ngắn hạn (nguyên vật liệu, nhiên liệu,…) đưa vào sản xuất cho đến khi sản phẩm được sản xuất xong, bán được và thu tiền về. Khái niệm cụ thể này được sử dụng nhiều trong các tính toán kế hoạch, tính toán chi phí kinh doanh.

Chu kỳ kinh tế thực chấy sẽ khiến cho kế hoạch kinh doanh của khu vực tư nhân và kế hoạch kinh tế của nhà nước gặp khó khăn. Việc làm và lạm phát cũng thường biến động theo chu kỳ kinh tế. Vì thế, chống chu kỳ kinh tế được xác định chính là nhiệm vụ được nhà nước đặt ra. Tuy nhiên, bởi vì cách lý giải nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh tế giữa các trường phái kinh tế học vĩ mô không giống nhau, nên các biện pháp được các chủ thể đề ra để nhằm mục đích chống chu kỳ kinh tế cũng khác nhau.

Chu kì kinh doanh trong tiếng Anh là gì?

Chu kì kinh doanh còn được gọi là chu kì kinh tế, trong tiếng Anh là business cycle hoặc economic cycle, trade cycle.

Các giai đoạn của Chu kì kinh doanh:

Một chu kì kinh doanh bao gồm ba giai đoạn cơ bản đó chính là các giai đoạn cụ thể sau đây:

– Giai đoạn hưng thịnh: Giai đoạn hưng thịnh sẽ cho thấy một sự gia tăng trong đầu tư cùng lúc sẽ diễn ra ở rất nhiều các hoạt động kinh tế; ở giai đoạn này GDP tăng trưởng một cách mạnh mẽ.

– Giai đoạn suy thoái: Giai đoạn suy thoái được hiểu cơ bản chính là giai đoạn chứng kiến sự sụt giảm trong GDP thực, nhìn chung các hoạt động kinh tế có xu hướng thu hẹp và giảm sút, nhiều doanh nghiệp cơ cấu lại danh mục đầu tư, ngành nghề kinh doanh, tạm ngưng hoạt động và thậm chí đóng cửa doanh nghiệp.

Tuy nhiên hiện nay trên thực tế cũng có một số quan điểm cho rằng đối với các doanh nghiệp chuẩn bị khởi sự kinh doanh hoặc mở rộng đầu tư nếu chọn giai đoạn này để nhằm mục đích có thể tiến hành đầu tư hoặc mở rộng đầu tư cũng có nhiều thuận lợi cho chi phí đầu tư đang tương đối thấp và sẽ ổn định sản xuất để chờ giai đoạn phục hồi trong tương lai gần.

– Giai đoạn phục hồi: Giai đoạn suy thoái được hiểu cơ bản chính là giai đoạn trong đó GDP tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và ở mức cao hơn mức ngay trước suy thoái, nền kinh tế bắt đầu đi vào giai đoạn hưng thịnh của một chu kì kinh tế tiếp theo.

Một số các khái niệm có tính chất tương đồng với chu kỳ kinh doanh:

Các chủ thể là những nhà kinh tế theo quan điểm tiền tệ quả quyết cho rằng sự thay đổi trong cung ứng tiền tệ chính là nguyên nhân chủ yếu đã dẫn tới những biến động trong hoạt động kinh tế.

Chu kỳ kinh tế (Economic Cycle), còn gọi là chu kỳ kinh doanh (business cycle), như đã phân tích cụ thể bên trên được hiểu cơ bản chính là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt đó chính là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (tăng trưởng). Cũng có quan điểm của các chủ thể là những nhà kinh tế coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh.

Chúng ta sẽ có 4 giai đoạn chu kỳ kinh tế:

– Giai đoạn đáy đây chính là giai đoạn suy thoái nhất của nền kinh tế.

– Giai đoạn tăng trưởng đây chính là là giai đoạn bắt đầu từ đáy phát triển lên đến đỉnh của một chu kỳ kinh tế.

– Giai đoạn đỉnh đây chính là giai đoạn phát triển hưng thịnh nhất của nền kinh tế.

– Giai đoạn suy thoái đây chính là khoảng thời gian từ sau nền kinh tế đã tăng trưởng đến đỉnh rồi bắt đầu suy giảm xuống đáy.

2. Chu kì kinh doanh của doanh nghiệp:

Ta hiểu về chu kì kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

Chu kì kinh doanh có thể được xem xét ở phạm vi cụ thể hơn như chu kì kinh doanh của sản phẩm, chu kì kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có vòng đời riêng của nó và có tính chu kì, trong mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những thách thức cơ bản khác nhau. Khi các doanh nghiệp vượt qua những thách thức đó luôn gắn liền với hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp tại mỗi thời kì.

Giai đoạn hình thành chính là giai đoạn khởi nghiệp của các ý tưởng kinh doanh.

Giai đoạn bắt đầu phát triển: đây là giai đoạn mà doanh nghiệp bắt đầu quá trình cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ra thị trường.

Giai đoạn phát triển nhanh: các vấn đề khó khăn về tài chính của doanh nghiệp cơ bản được giải quyết trong giai đoạn này

Giai đoạn trưởng thành: tại mức này thị phần được chia sẻ cho các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Giai đoạn trưởng thành thực chất chính là giai đoạn thu hoạch sau một thời gian dài đầu tư và cố gắng không ngừng.

Giai đoạn suy thoái: giai đoạn này sẽ diễn ra nếu doanh nghiệp không bắt đầu thực hiện các điều chỉnh cần thiết ngay từ giai đoạn trước đó. Doanh thu và lợi nhuận giảm dần cho đến khi không còn lợi nhuận.

Các doanh nghiệp dù ở trong các ngành nghề kinh doanh khác nhau và với bắt cứ quy mô khác nhau nào thì thực tế cũng đều phải trải qua các giai đoạn phát triển này. Thực tế, việc không thể sống sót sau giai đoạn đầu tiên hay không thể phát triển đến giai đoạn đỉnh cao đối với một số doanh nghiệp hoàn toàn có thể xảy ra.

Như vậy, ta nhận thấy rằng, có bao nhiêu giai đoạn trong vòng đời của doanh nghiệp và thời gian diễn ra mỗi giai đoạn hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh và chiến lược tái cấu trúc, thậm chí tái lập doanh nghiệp khi đối mặt với những khó khăn trong từng giai đoạn đó.

Lý do nền kinh tế lại biến động theo cách như vậy?

Thực chất sẽ có nhiều nguyên nhân phức tạp gây ra chu kỳ kinh doanh. Keynes đã đưa ra cách lý giải ngắn gọn cụ thể như sau: các khoản chi tiêu cho đầu tư (cả đầu tư cố định và đầu tư vào hàng tồn kho) thực chất sẽ đều là yếu tố dễ thay đổi. Hiện tượng này được gọi là chu kỳ đầu tư. Tại đỉnh của chu kỳ đầu tư, thu nhập khống tăng thêm nữa và mức đầu tư vào năng lực sản xuất mới đã đủ để thoả mãn nhu cầu. Điều này làm cho phần đầu tư phái sinh (tức đầu tư do sự thay đổi của thu nhập quốc dân gây ra) giảm. Bởi vì tác động của nhân tử, sản lượng của nền kinh tế giảm sút nhiều hơn mức giảm đầu tư bản đầu và điều này xảy đến sẽ làm cho đầu tư tiếp tục giảm. Tại đây của chu kỳ, đầu tư cũng sẽ có thể tăng lên nhờ yếu tố ngoại sinh (ví dụ cụ thể ứng dụng công nghệ mới) hoặc bởi vì do ảnh hưởng của nhu cầu đầu tư thay thế. Trong trường hợp cụ thể đó, sự gia tăng nhu cầu đầu tư làm tăng sản lượng và nhờ tác động tích cực của nhân tử, mức đầu tư phái sinh cũng tăng lên.

Các chủ thể là những nhà kinh tế theo quan điểm tiền tệ quả quyết rằng sự thay đổi trong cung ứng tiền tệ là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những biến động trong hoạt động kinh tế. Các chủ thể là những nhà kinh tế khuyến nghị chính phủ nên áp dụng nguyên tắc tăng cung ứng tiền tệ theo một tỷ lệ cố định, đúng bằng tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng sản lượng trong nước (GDP). Nguyên tắc này sẽ được gọi chung đó chính là Quy tắc Friedman.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com