Đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn mua là gì? Nội dung của đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn mua? Ý nghĩa của đâu cơ hình cánh bướm?
Hiện nay chắc hẳn trong quyền chọn chúng ta đã nghe rất nhiều về hoạt động đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn mua, đây là hình thức liên quan tới vị thế của quyền chọn với các mức giá được đưa ra khác nhau khi thực hiện. Theo đó nên để có những quyết định đầu tư chính xác chúng ta cần phải có những thông tin và những nhận định hiểu biết chung về vấn đề này từ đó đem lại lợi nhuận đầu tư cao nhất.
Vậy bạn đã hiểu như thế nào về đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn mua. Để hiểu thêm về đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn mua là gì? Nội dung đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn mua được biểu thị như thế nào?
1. Đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn mua là gì?
Trước khi chúng ta mướn biết về đầu cơ hình cánh bướm chúng ta có thể hiểu chung về mô hình Cánh bướm (Butterfly Pattern) một dạng của mô hình Harmonic, hình thức này ta thấy nó thường xảy ra ở cuối một hành động giá mở rộng. Được đánh giá là mô hình hài hòa và quan trọng nhất trong các dạng mô hình Harmonic. Mô hình cánh bướm này thường nó sẽ được hình được phát minh đầu tiên bởi Bryce Gilmore và sau đó được Scott Carney phát triển hoàn chỉnh hơn. Về nguồn gốc ban đầu, Butterfly Pattern có xuất phát từ mô hình Gartley nguyên thủy nên 2 mô hình có hình dạng khá tương tự nhau. Theo đó nên ta thấy đôi khi mô hình cánh bướm vẫn được các trader gọi là Gartley Butterfly.
Bên cạnh đó chúng ta thấy với mô hình Cánh bướm vẫn có một số ưu điểm vượt trội hơn so với mô hình khác chúng ta thấy một điển hình như Butterfly pattern cho các điểm entry đẹp hơn, các trader được mua với giá thấp hơn và bán với giá cao hơn. Mô hình có cấu tạo gồm 5 điểm được ký hiệu lần lượt theo các ký tự: X, A, B, C, D. Nó có điểm bắt đầu từ X và trải qua 4 đợt sóng XA, AB, BC, CD như hình minh họa. Về mặt trực quan, mô hình cánh bướm có hình dạng giống chữ W (mô hình bướm giảm) hoặc chữ M (mô hình bướm tăng). Đôi khi mô hình này cũng dễ bị nhầm lẫn với mô hình 2 đỉnh (Double Top) hoặc mô hình 2 đáy (Double Bottom).
Ngoài ra chúng ta hiểu về quyền chọn mua hiện nay được định nghĩa như sau: một quyền chọn mua cho người mua sở hữu quyền được mua một loại tài sản cơ sở ở một mức giá cố định hay còn gọi là giá thực hiện trong một khoản thời gian xác định. Đổi lại, người mua quyền phải trả ngay cho người bán quyền một khoản tiền gọi là phí quyền chọn, người bán quyền có nghĩa vụ phải bán tài sản khi người mua thực hiện quyền có nghĩa là mua tài sản.
Theo đó chúng ta cần hiểu về người mua quyền chọn mua (Call buyer) tức là người mua quyền chọn mua hi vọng là giá tài sản cở sở sẽ tăng và sẵn sàng trả một cái giá nhỏ (là phí mua quyền chọn) để đầu cơ tăng giá. Kì vọng này được phản ánh trong một tỉ số phổ biến đó là tỉ số Put Call. Như vậy nên đây là tỉ lệ giữa số quyền chọn bán trên số quyền chọn mua đã được giao dịch. Ví dụ cụ thể hơn về mua quyền chọn mua như việc chúng ta thực hiện việc mua một quyền chọn mua cổ phiếu MSFT tháng 7 tại giá thực hiện là X = 25 USD/cổ phiếu và phải trả phí là C = 4,75 USD/cổ phiếu, thị giá của MSSFT là S = 29,37 USD/cổ phiếu.
Đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn mua trong tiếng Anh là Long Call Butterfly. Chắc hẳn với mô hình cánh bướm chúng ta đã nghe qua về đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn mua liên quan đến các vị thế quyền chọn với 3 mức giá thực hiện khác nhau.
+ Mua 1 quyền chọn mua với giá thực hiện X1 tương đối thấp
+ Mua 1 quyền chọn mua với giá thực hiện X3 tương đối cao
Như vậy nên để án 2 quyền chọn mua với giá thực hiện X2 cụ thể đó là với giá thực hiện trung bình và với chiến lược này thực hiện khi nhà đầu tư nghĩ rằng giá tài sản cơ sở ổn định hoặc biến động nhỏ. Như vậy nên đây là chiến lược giới hạn lỗ và lãi của nhà đầu tư. Tất cả đều có cùng một thời gian đáo hạn và một tài sản cơ sở.
2. Nội dung của đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn mua:
Phân tích hình 1: mua 1 quyền chọn mua X1 và bán 1 quyền chọn mua X2 (Bull Call Spread)
Ta có:
X1, X2: Lần lượt là giá thực hiện của các giao dịch mua quyền chọn mua và bán quyền chọn mua.
F1, F2: lần lượt là phí quyền chọn của các giao dịch mua quyền chọn mua và bán quyền chọn mua.
St: Tỉ giá thực hiện hợp đồng quyền chọn.
+ St <= X1: Cả hai quyền chọn đều không thực hiện.
Lợi nhuận: – F1 + F2
+ X1 < St < X2: Quyền chọn mua với giá thực hiện X2 không được thực hiện.
Lợi nhuận: St – X1 – F1 + F2
+ St >= X2: Cả hai quyền chọn đều được thực hiện.
Lợi nhuận: St – X1 – F1 + F2 – (St – X2) = – X1 – F1 + F2 + X2.
Phân tích hình 2: Bán 1 quyền chọn mua X2 và mua 1 quyền chọn mua X3 (Bear Call Spread)
Ta có:
X1, X2: Lần lượt là giá thực hiện của các giao dịch mua quyền chọn mua và bán quyền chọn mua.
F1, F2: Lần lượt là phí quyền chọn của các giao dịch mua quyền chọn mua và bán quyền chọn mua.
St: Tỉ giá thực hiện hợp đồng quyền chọn.
+ St <= X2: Cả hai quyền chọn đều không được thực hiện.
Lợi nhuận: – F3 + F2
+ X2 < St < X3: Quyền chọn mua X2 được thực hiện.
Lợi nhuận: – (St – X2) – F3 + F2
+ St >= X3: Cả hai quyền chọn đều được thực hiện.
Lợi nhuận: (St – X3 – F3) + F2 – (St – X2) = – X3 – F3 + F2 + X2.
Tổng hợp hai chiến lược ở hai hình trên ta có hình dưới đây (chiến lược long call butterfly):
Với: Tổng lợi nhuận = Lợi nhuận (1) + Lợi nhuận (2)
+ St < X1 mà X1 < X2 => St < X2:
Lợi nhuận = F2 – F1 + F2 + F3 = 2F2 – (F1 + F3) = Chênh lệch phí quyền chọn ròng
Với chênh lệch phí quyền chọn ròng là: | 2F2 – (F1 + F3) |
+ St >= X3
Lợi nhuận = – X1 – F1 + F2 + X2 – X3 – F3 + F2 + F2 = F2 – F1 + F2 – F3 = 2F2 – (F1 + F3) = Chênh lệch phí quyền chọn ròng
Lỗ tối đa của chiến lược này là chênh lệch phí quyền chọn ròng. Lỗ tối đa xảy ra khi giá của tài sản cơ sở nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện của của quyền chọn mua với giá thấp mà nhà đầu tư đã mua hoặc khi giá của tài sản cơ sở lớn hơn hoặc bằng giá thực hiện của quyền chọn cao mà nhà đầu tư đã mua.
+ X1 < St <= X2:
Lợi nhuận = St – X1 – F1 + F2 – F3 + F2 = 2F2 – (F1 + F3) + St – X1
Suy ra lợi nhuận đạt giá trị lớn nhất khi St max = X2
=> Lợi nhuận lớn nhất = 2F2 – (F1 + F3) + X2 – X1
+ X2 < St <= X3:
Lợi nhuận = – X1 – F1 + F2 + X2 – (St – X2 ) – F3 + F2 = 2F2 – (F1 + F3) + 2X2 – X1 – St
Suy ra lợi nhuận đạt giá trị lớn nhất khi St min = X2
=> Lợi nhuận lớn nhất = 2F2 – (F1 + F3) + X2 – X1
Lợi nhuận tối đa = giá thực hiện quyền chọn mua (giá thực hiện trung bình) nhà đầu tư đã mua – giá thực hiện của quyền chọn mua (giá thực hiện thấp) đã bán – chênh lệch phí quyền chọn ròng.
Lợi nhuận đạt được khi giá tài sản cơ sở = giá thực hiện của quyền chọn mua nhà đầu tư đã bán.
Điểm hòa vốn khi lợi nhuận bằng 0
2F2 – (F1 + F3 ) + St – X1 = 0 => St = [(F1 + F3 ) – 2F2] + X1
2F2 – (F1 + F3 ) + 2X2 – X1 – St = 0 => St = – [(F1 + F3) – 2F2) + X3
Vậy:
Điểm hòa vốn thấp = giá thực hiện quyền chọn mua có giá thực hiện thấp + chênh lệch chi phí quyền chọn ròng
Điểm hòa vốn cao = giá thực hiện quyền chọn mua có giá thực hiện cao – chênh lệch chi phí quyền chọn ròng.
3. Ý nghĩa của đâu cơ hình cánh bướm:
Để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động cũng như hình thức cấu tạo của Butterfly Pattern, các trader cần nắm được một số ý nghĩa sâu sắc của mô hình sau đây:
– Khi mô hình cánh bướm được hoàn chỉnh tại điểm D, thị trường sẽ di chuyển theo xu hướng của đợt sóng XA ban đầu. Tức là nếu XA là đợt sóng tăng thì thị trường sẽ quay đầu tăng; ngược lại, nếu XA là đợt sóng giảm thì thị trường sẽ quay đầu giảm. Do đó, ý nghĩa quan trọng nhất của mô hình cánh bướm chính là báo hiệu sự đảo chiều xu hướng.
– Theo Carney – cha đẻ của Butterfly Pattern, ông nhấn mạnh rằng mô hình cánh bướm cho ta thấy các vùng giá cao và thấp quan trọng trong một xu hướng. Từ đó, trader dễ dàng mua được giá thấp và bán ra ở mức giá cao hơn. Đây cũng là ý nghĩa quan trọng thứ 2 của mô hình Butterfly pattern.