Lệnh phiếu là gì? Sự khác nhau giữa hối phiếu và lệnh phiếu? Ưu, nhược điểm của lệnh phiếu? Phân loại hối phiếu?
Hiện nay như ta thấy trên thị trường có các loại thanh toán khác nhau trong đó với hai hình thức thanh toán cũng đang rất phổ biến hiện nay đó là lệnh phiêu và hối phiếu, hai hình thức này cũng có một số điểm tương tự như nhau nên rất dễ gây ra những hiểu nhầm khi sử dụng.
1. Lệnh phiếu là gì?
Lệnh phiếu hay còn gọi là kỳ phiếu là loại chứng từ , trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác. Như vậy , lệnh phiếu ngược lại với hối phiếu.Lệnh phiếu có một số đặc tính như sau kỳ hạn cuả lệnh phiếu được qui định rõ trên tờ lệnh này và một lệnh phiếu có thể do một hay nhiều người cùng tham gia ký phát để cam kết trả tiền cho một hay nhiều người hưởng lợi. Lệnh phiếu cần có sự bảo lãnh của Ngân hàng hoặc cơng ty Tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán của lệnh phiếu. Lệnh phiếu chỉ có một bản chính duy nhất do con nợ ký phát để chuyển cho người hưởng lợi lệnh phiếu đó .
Lệnh phiếu là một loại chứng khoán trong đó một người, gọi là người ký phát, cam kết trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người thụ hưởng có ghi trên lệnh phiếu hoặc một người khác theo lệnh của người thụ hưởng. Còn theo luật các công cụ chuyển nhượng lệnh phiếu hay hối phiếu nhận nợ được định nghĩa: “Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
2. Sự khác nhau giữa hối phiếu và lệnh phiếu:
Sự khác biệt giữa hối phiếu và lệnh phiếu:
+ Hối phiếu là mệnh lệnh đòi tiền, có thể trả ngay hay trả sau một kỳ hạn, trong khi lệnh phiếu là cam kết trả tiền có ghi rõ thời hạn.
+ Hối phiếu chỉ do một người ký phát trong khi lệnh phiếu có thể do một hoặc nhiều người ký phát để cam kết trả tiền cho một hoặc nhiều người thụ hưởng.
+ Hối phiếu thường có hai bản trong khi lệnh phiếu chỉ có một bản
3. Ưu, nhược điểm của lệnh phiếu:
3.1. Ưu điểm:
+ Nhờ vào tính chất lưu thông, thương phiếu đã trở thành một công cụ lưu thông tín dụng thay thế tiền mặt, tiết kiệm tiền mặt và góp phần ổn định tiền tệ.
+ Nó còn là một cơ sở pháp lý trong quan hệ mua bán chịu, bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong tín dụng thương mại, loại bỏ được tình trạng nợ nần dây dưa giữa các doanh nghiệp.
+ Thương phiếu là loại tài sản đảm bảo chắc chắn khi ngân hàng nhận chiết khấu hay nhận cho vay cầm cố.
+ Thương phiếu bổ sung hàng hoá cho thị trường mở, tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương thực hiện tốt công tác điều hoà khối tiền trong lưu thông.
+ Thông qua nghiệp vụ bảo lãnh và thu hộ thương phiếu, sẽ giúp ngân hàng tăng thu nhập nhưng không tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.
+ Là công cụ cung ứng ứng các khoản tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng và có tính thanh khoản cao do ngân hàng có thể mang đi tái chiết khấu hoặc cầm cố tại ngân hàng Nhà nước để khôi phục nguồn vốn của
mình.
3.2. Nhược điểm:
+ Tính trừu tượng của thương phiếu, sẽ dẫn đến tình trạng hai doanh nghiệp thông đồng nhau lập ra thương phiếu khống (thương phiếu không phát sinh từ quan hệ mua bán chịu) để mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố. Với những nhược điểm sẳn có của tín dụng thương mại, khó có thể mở rộng qui mô (khối lượng) và thời gian mua bán chịu hàng hoá trong trường hợp nhu cầu mua chịu quá lớn và thời gian quá lâu.
Rủi ro khi nắm giữ: con nợ không có khả năng trả nợ hoặc không nhận hàng( từ chối thanh toán). Những ích lợi kinh tế nêu trên khi đưa thương phiếu vào đời sống kinh tế thì đã quá rõ, thế nhưng trong thời gian qua, thương phiếu và các nghiệp vụ liên quan đến thương phiếu vẫn chưa đi vào đời sống kinh tế ở Việt Nam.
4. Đặc điểm và phân loại của hối phiếu:
4.1. Đặc điểm của hối phiếu:
Để xác định một chứng nhận vay nợ ngắn hạn có phải là hối phiếu hay không, chúng ta cần xác định thông qua các đặc điểm nổi bật sau của hối phiếu:
Thứ nhất, về tính bắt buộc của hối phiếu:
Người phát hành hối phiếu có nghĩa vụ bắt buộc phải thanh toán khoản nợ cho người hưởng hối phiếu ngay khi đến hạn hoặc nhận được hối phiếu đòi nợ. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của hối phiếu. Theo quy định, người phát hành hối phiếu không được từ chối thanh toán nợ với bất kỳ lý do nào.
Thứ hai, về tính trừu tượng của hối phiếu:
Các thông tin được biểu đạt trên tờ hối phiếu chỉ thể hiện khoản tiền vay và nội dung liên quan đến việc thanh toán khoản nợ (kỳ hạn trả nợ, người trả tiền hối phiếu, người ký phát hối phiếu,…). Ngoài ra, hối phiếu không ghi rõ mục đích của việc vay vốn, sinh ra tờ hối phiếu này.
Thứ ba, về tính lưu thông của hối phiếu:
Bản chất của hối phiếu là một loại giấy đòi nợ. Chính vì vậy, so với nhiều loại giấy chứng nhận vay nợ, hối phiếu có thể được chuyển nhượng từ người này sang người khác trong suốt thời hạn có giá trị của hối phiếu.
4.2. Phân loại hối phiếu:
4.2.1. Theo thời hạn trả tiền:
Trên mỗi hối phiếu đều có thông tin về thời hạn trả tiền, ví dụ “At sight” hoặc “At 6 days”.Dựa vào thông tin này, mọi người sẽ hiểu hối phiếu này thuộc dạng trả tiền ngay hay trả chậm.
Hối phiếu trả tiền ngay
+ Thể hiện bằng dòng chữ “At sight…..”
+ Hối phiếu trả ngay được sử dụng khi người hưởng hối phiếu muốn khách hàng trả tiền ngay đối với hình thức thanh toán nhờ thu trả ngay (D/P) hoặc ngân hàng mở trả tiền ngay (L/C sight).
Hối phiếu trả chậm
+ Thể hiện bằng dòng chữ “At x days after….” (số ngày được ghi cụ thể trên hối phiếu)
+ Hối phiếu trả chậm được sử dụng khi người hưởng muốn khách hàng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán sau X ngày trong thanh toán nhờ thu trả chậm (D/A) hoặc ngân hàng mở trả tiền châm (L/C trả chậm).
4.2.2. Theo tính chất chuyển nhượng:
Việc chuyển nhượng hối phiếu có được phép hay không còn phụ thuộc vào tính chất của loại hối phiếu đó. Chúng ta sẽ có một số loại hối phiếu được phân loại theo tính chất chuyển nhượng như sau:
Hối phiếu đích danh
Loại hối phiếu này chỉ dành riêng cho tên cá nhân, tổ chức được ghi trên Hối phiếu mới được thụ hưởng khoản tiền trên đó. Hối phiếu này không thể chuyển nhượng cho bất kỳ ai bằng cách ký hậu hay trao tay. Trên hối phiếu đích danh sẽ được thể hiện thông tin người hưởng bằng cách ghi rõ “Pay to…” hoặc “Beneficiary…” cùng tên người thụ hưởng.
Hối phiếu theo lệnh
Hối phiếu này được thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng và có thể chuyển nhượng bằng cách ký vào mặt sau của hối phiếu. Trên hối phiếu theo lệnh sẽ thể hiện thông tin bằng cách ghi rõ “Pay to order of….” cùng tên người thụ hưởng.
Hối phiếu vô danh
Trên nội dung của hối phiếu không ghi thông tin chính xác của người thụ hưởng khoản tiền được ghi trên hối phiếu. Bất cứ ai sở hữu hối phiếu này đều có thể là người hưởng thụ. Hối phiếu vô danh có thể được tự do chuyển nhượng bằng cách ký hậu hoặc trao tay.
4.2.3. Theo chứng từ đi kèm:
Tùy thuộc vào thỏa thuận của người phát hành và người hưởng hối phiếu sẽ có 2 loại hối phiếu được phân biệt dựa vào chứng từ đi kèm.
Hối phiếu trơn – Clean Bill of Exchange
Hối phiếu trơn được người xuất khẩu sử dụng để đòi tiền khi toàn bộ các chứng từ liên quan đến lô hàng đã được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu. Có 2 cách để đòi tiền thông qua hối phiếu trơn:
+ Trường hợp thanh toán nhờ thu trơn – Clean Collection: Hối phiếu trơn sẽ được gửi cho ngân hàng của nhà xuất khẩu đến bên nhập khẩu.
+ Trường hợp thanh toán tín dụng trơn – Clean Credit: Hối phiếu trơn sẽ được gửi cho ngân hàng của nhà xuất khẩu đến ngân hàng của bên nhập khẩu (ngân hàng mở).
Hối phiếu kèm chứng từ – Documentary Bill of Exchange
Ngược lại với hình thức Clean Bill of Exchange, người xuất khẩu sẽ gửi hối phiếu kèm bộ chứng từ liên quan đến lô hàng xuất trình cho ngân hàng thông qua 1 trong 2 hình thức thanh toán: tín dụng chứng từ hoặc nhờ thu chứng từ.