Mô hình IS-LM là gì? Tìm hiểu mô hình IS-LM? Đầu tư, tiết kiệm và ảnh hưởng của đầu tư, tiết kiệm đến cán cân thương mại?
Chắc hẳn trong kinh tế chúng ta đã rất quen thuộc với các kế hoạch và hoạt động đẻ thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế phát triển cụ thể chúng ta có thể kể đến các mô hình cho sự đầy tư có lợi nhuận. Căn cứ vào lí thuyết về mô hình đưa ra các nhà đầu tư có thể vận dụng các lí thuyết để đầu tư chính xác và thu lại lợi nhuận ca hơn, Một trong số các mô hình rất được sự ưa chuộng và phổ biến chúng ta phải kể đến Mô hình IS-LM (IS-LM Model) hay còn được biết đến với cai tên đó là tiết kiệm và đầu tư.
1. Mô hình IS-LM (IS-LM Model) là gì?
Mô hình IS-LM, viết tắt của “Đầu tư – Tiết kiệm” (Investment – Savings) và “Sự ưa thích thanh khoản – Cung tiền tệ ” (Liquidity preference – Money Supply), là mô hình kinh tế vĩ mô của Keynes cho thấy thị trường hàng hóa kinh tế (IS) tương tác với thị trường vốn vay hay còn gọi là thị trường tiền tệ (LM) như thế nào. Nó được biểu diễn dưới dạng biểu đồ trong đó các đường cong IS và LM giao nhau để hiển thị trạng thái cân bằng ngắn hạn giữa lãi suất và sản lượng kinh tế.
2. Tìm hiểu mô hình IS-LM:
2.1. Đặc điểm của mô hình IS – LM:
Ba biến ngoại sinh quan trọng – tức là các biến bên ngoài – trong mô hình IS-LM là tính thanh khoản, đầu tư và tiêu dùng. Theo lí thuyết, tính thanh khoản được xác định bởi qui mô và vận tốc của cung tiền. Mức đầu tư và tiêu dùng được xác định bởi các quyết định cận biên của từng tác nhân. Biểu đồ IS-LM chỉ ra mối quan hệ giữa sản lượng kinh tế (hoặc GDP) và lãi suất. Toàn bộ nền kinh tế được đơn giản hoá chỉ còn hai thị trường, thị trường sản xuất và thị trường tiền tệ, và đặc điểm cung và cầu tương ứng của chúng đẩy nền kinh tế về điểm cân bằng.
Biểu đồ IS-LM bao gồm hai đường cong, IS và LM. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hoặc (Y), được đặt trên trục ngang, tăng dần sang phải. Lãi suất (i hoặc R) tạo thành trục dọc. Đường IS mô tả tập hợp tất cả các mức lãi suất và sản lượng (GDP) mà tại đó tổng đầu tư (I) bằng tổng tiết kiệm (S). Ở mức lãi suất đầu tư thấp hơn, có nghĩa là tổng sản lượng (GDP) nhiều hơn nên đường IS dốc xuống và sang phải.
Đường LM mô tả tập hợp tất cả các mức thu nhập (GDP) và lãi suất mà tại đó cung tiền bằng với cầu. Đường LM dốc lên vì mức thu nhập (GDP) cao hơn làm tăng nhu cầu giữ tiền cho các giao dịch, đòi hỏi lãi suất cao hơn để giữ cung tiền và cầu thanh khoản ở trạng thái cân bằng. Giao điểm của đường cong IS và LM cho thấy điểm cân bằng của lãi suất và sản lượng khi thị trường tiền tệ và nền kinh tế thực sự cân bằng. Sự thay đổi vị trí và hình dạng của đường cong IS và LM, thể hiện sự thay đổi sự ưa thích thanh khoản, đầu tư và tiêu dùng, làm thay đổi mức cân bằng của thu nhập và lãi suất.
2.2. Hạn chế của Mô hình IS-LM:
Nhiều nhà kinh tế, bao gồm nhiều nhà kinh tế học trường phái Keynes, phản đối mô hình IS-LM vì những giả định đơn giản và không thực tế về kinh tế vĩ mô. Mô hình này sau đó đã được sửa đổi thành mô hình IS-LM “mới” hoặc “tối ưu hóa”.
Mô hình này là một công cụ chính sách hạn chế, vì nó không thể giải thích chính sách thuế hoặc chính sách chi tiêu của chính phủ nên được xây dựng cụ thể như thế nào. Điều này hạn chế đáng kể chức năng của mô hình IS-LM. Mô hình này cũng dã bỏ qua lạm phát, kì vọng hợp lí hoặc thị trường quốc tế, sự hình thành vốn và năng suất lao động.
3. Đầu tư, tiết kiệm và ảnh hưởng của đầu tư, tiết kiệm đến cán cân thương mại:
Tiếp cận chi tiêu thì tổng GDP bao gồm 4 yếu tố cấu thành đó là tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng. GDP có thể viết dưới dạng phương trình sau: GDP = C + I + G + NX (với C là tiêu dùng; I là đầu tư; G là chi tiêu Chính phủ còn NX là xuất khẩu ròng
Để nhìn rõ hơn sự liên quan giữa 3 yếu tố tiết kiệm, đầu tư và cán cân thương mại, biểu thức có thể được trình bày dưới dạng sau: NX = (GDP – C – G) – I (1). Trong đó phần biểu thức (GDP – C – G) là tổng thu nhập sau khi trừ đi phần tiêu dùng của người dân và chi tiêu Chính phủ và nó mang tên là tiết kiệm quốc dân (Sn). Từ (1) ta biến đổi thành: NX = Sn – I (2).
Biểu thức trình bày mối liên hệ giữa các yếu tố tiết kiệm, đầu tư với cán cân thương mại hoặc giữa luồng vốn quốc tế được dùng với mục đích tích lũy vốn (Sn – I) và hàng hóa, dịch vụ quốc tế (NX). Nếu tiết kiệm không đủ cho đầu tư thì sẽ bị thâm hụt và sẽ trở nên phụ thuộc vào vốn đầu tư từ nước ngoài cho nhu cầu phát triển kinh tế. Cờn nếu tiết kiệm nhỏ hơn đầu từ thì sẽ chuyển sang thặng dư.
Khi đầu tư tăng cao, để có thể làm giảm thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam, theo lý thuyết kinh tế vĩ mô cần làm giảm đầu tư. Những chính sách cần thiết cần đưa ra như sau:
Một là, cần có chính sách quản lý FDI hợp lý để hạn chế nguồn vốn đầu tư vào thị trường bất động sản, đầu tư nguồn vốn đúng vào khu vực sản xuất của nền kinh tế, đi kèm đó là việc lựa chọn cẩn thận các dự án đầu tư phát huy được khả năng lan tỏa công nghệ của nguồn vốn này, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy năng lực sản xuất của toàn nền kinh tế. Bằng cách này có thể hạn chế nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện tình hình nhập siêu không chỉ của khu vực FDI mà còn của toàn nền kinh tế, từ đó hạn chế được thâm hụt cán cân thương mại. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giải ngân các dự án FDI, đặc biệt là các dự án lớn, đẩy mạnh phong trào tổ chức xúc tiến đầu tư; tích cực rà soát, sửa đổi các quy định hiện hành và theo dõi, thống kê chính xác, đảm bảo các luồng vốn được thống kê phù hợp với cán cân thanh toán và thực tiễn Việt Nam.
Hai là, chính sách tiền tệ cần được điều hành linh hoạt, chủ động dẫn dắt thị trường, phối hợp triệt để với chính sách tài khóa đã và đang mang lại những tín hiệu tích cực với nền kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng. Cụ thể hơn, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ điều hành lãi suất hài hòa với tình trạng lạm phát, diễn biến kinh tế vi mô và thị trường tiền tệ, tạo sự cân bằng giữa người gửi – người vay – ngân hàng. Năm 2016 có khả năng lạm phát cao hơn năm 2015, định hướng lâu dài là ổn định lạm phát dưới mức 5%. Vì vậy, trong thời gian sắp tới NHNN sẽ chủ động linh hoạt trong việc điều tiết lãi suất thị trường một cách hợp lý, nhằm tạo sự ổn định cho thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Về cơ bản năm 2016, NHNN sẽ điều hành lãi suất ổn định để hỗ trợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ba là, hiện nay, để bù đắp cho thâm hụt thương mại, Việt Nam vẫn trông chờ vào kiều hối, đầu tư từ nước ngoài, ODA… Tuy nhiên, trừ kiều hối ra thì dòng vốn từ nước ngoài gần đây bị sụt giảm, vì khủng hoảng nền kinh tế thế giới đồng thời cũng do sự yếu kém trong công tác quản lý của ta. Việc đưa ra các biện pháp dài hạn như giảm thâm hụt thương mại, tăng dự trữ ngoại tệ… là cấp thiết đối với Việt Nam. Muốn làm được điều này, đòi hỏi Việt Nam cần tăng cường tính minh bạch, rõ ràng trong việc cung cấp thông tin về tài chính cho thị trường, ổn định được tỷ giá, tạo niềm tin trong lòng quần chúng nhân dân.