Ngân hàng Phát hành trong hoạt động thanh toán quốc tế được hiểu cơ bản chính là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo đơn của chủ thể là người yêu cầu, nghĩa là nó đã cấp tín dụng cho chủ thể là người yêu cầu. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế?
Hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế trở nên rất phổ biến và nó đóng góp những vai trò cung như ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Có nhiều chủ thể xuất hiện trong hoạt động thanh toán quốc tế. Một trong số đó thì chúng ta sẽ cần phải kể đến ngân hàng phát hành trong hoạt động thanh toán quốc tế. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về loại ngân hàng này.
1. Tìm hiểu về Ngân hàng Phát hành:
Ta hiểu về Ngân hàng Phát hành như sau:
Ngân hàng Phát hành trong hoạt động thanh toán quốc tế được hiểu cơ bản chính là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo đơn của chủ thể là người yêu cầu, nghĩa là nó đã cấp tín dụng cho chủ thể là người yêu cầu.
Ngân hàng Phát hành thông thường sẽ được hai bên mua và bán thỏa thuận và sẽ được quy định trong hợp đồng. Nếu các bên không có sự thỏa thuận trước, thì chủ thể là nhà Nhập khẩu sẽ được phép tự chọn Ngân hàng Phát hành.
Ngân hàng Phát hành còn được gọi là ngân hàng mở (Opening Bank).
Ngân hàng Phát hành trong tiếng Anh là gì?
Ngân hàng Phát hành trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Issuing Bank hoặc Opening Bank.
L/C có giá trị tại Ngân hàng Phát hành (available with Issuing Bank):
Sơ đồ quy trình nghiệp vụ L/C có giá trị tại Ngân hàng Phát hành.
– Tìm hiểu về quy trình nghiệp vụ L/C có giá trị tại Ngân hàng Phát hành:
(1) Các chủ thể là hai bên mua và bán kí kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C.
(2) Căn cứ các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, chủ thể là nhà Nhập khẩu làm đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng này phát hành một L/C cho nhà Xuất khẩu hưởng.
(3) Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu đồng ý, Ngân hàng Phát hành sẽ lập L/C và thông qua ngân hàng đại lí hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà Xuất khẩu để từ đó có thể thông báo L/C cho nhà Xuất khẩu.
(4) Khi chủ thể nhận được L/C, Ngân hàng Thông báo thông báo L/C cho nhà Xuất khẩu.
(5) Nhà Xuất khẩu sẽ thực hiện kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã kí thì tiến hành giao hàng, nếu không phù hợp thì sẽ đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương.
(6) và (6′) Sau khi đã giao hàng, nhà Xuất khẩu sẽ lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình (thông qua Ngân hàng Thông báo hoặc một ngân hàng khác) cho Ngân hàng Phát hành để nhằm mục đích được thanh toán.
(7) Ngân hàng Phát hành sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy xuất trình phù hợp thì tiến hành thanh toán; nếu thấy không phù hợp thì có thể từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho chủ thể là nhà Xuất khẩu.
(8) Ngân hàng Phát hành sẽ đòi tiền chủ thể là nhà Nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho chủ thể là nhà Nhập khẩu sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
– Chúng ta cũng phải lưu ý như sau:
Việc thể hiện hai ngân hàng là Ngân hàng Thông báo và Ngân hàng chuyển chứng từ trong sơ đồ trên không có nghĩa là hai ngân hàng này phải hoàn toàn khác nhau, mà nhằm mục đích làm rõ các vấn đề sau đây:
+ Nghiệp vụ thông báo L/C và việc chuyển chứng từ thanh toán là hai nghiệp vụ độc lập với nhau. Hay ta có thể hiểu cơ bản chính là Ngân hàng Thông báo L/C không nhất thiết đồng thời phải là ngân hàng chuyển chứng từ.
+ Trong thực tế, Ngân hàng Thông báo L/C thông thường bên cạnh đó cũng chính là ngân hàng chuyển chứng từ thanh toán.
L/C có giá trị trực tiếp tại Ngân hàng Phát hành có hạn chế rất lớn ở chỗ, việc quyết định bộ chứng từ có phù hợp hay không chỉ được diễn ra tại Ngân hàng Phát hành, làm hạn chế đáng kể khả năng của chủ thể là nhà Xuất khẩu trong việc tu chỉnh, thay thế, bổ sung chứng từ, khiến cho bộ chứng từ bị từ chối thanh toán là rất cao, làm cho vai trò là công cụ thanh toán của L/C trở nên không hiệu quả.
Không những thế chủ thể là nhà Xuất khẩu sẽ thu được tiền chậm và khó khăn trong việc tìm nguồn tài trợ cho bộ chứng từ. Bởi vì có hạn chế, nên loại L/C này thương sẽ ít dùng, thay vào đó, loại L/C có giá trị tại Ngân hàng được Chỉ định sẽ được dùng phổ biến.
2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế:
Thanh toán quốc tế được hiểu cơ bản chính là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế như sau:
Hoạt động thanh toán quốc tế được xem là khâu quan trọng của quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, các nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu giữa các chủ thể, tổ chức, quốc gia không có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển.
Nếu hoạt động thanh toán quốc tế của mỗi đất nước được nhanh chóng, chính xác, an toàn sẽ góp phần giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hóa, tiền tệ giữa chủ thể là những người mua và người bán một cách thông suốt, hiệu quả.
Nói chung, hoạt động thanh toán quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, được thể hiện chủ yếu ở những mặt cơ bản sau đây:
– Hoạt động thanh toán quốc tế giúp bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế như một tổng thể.
– Hoạt động thanh toán quốc tế giúp bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.
– Hoạt động thanh toán quốc tế giúp thúc đẩy và mở rộng hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế.
– Hoạt động thanh toán quốc tế giúp tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính.
– Hoạt động thanh toán quốc tế giúp thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế.
Vai trò của thanh toán quốc tế với nhà kinh doanh xuất nhập khẩu:
Thanh toán quốc tế phục vụ nhu cầu thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Trên thực tế, ta có thể thấy, chủ thể là những nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đều kiểm soát hàng hóa và tiền thông qua chứng từ vận tải bằng dịch vụ của ngân hàng. Từ đó cho thấy, thanh toán quốc tế trong ngoại thương thực chất chính là hoạt động không thể thiếu, là cầu nối giữa chủ thể là người xuất khẩu và người nhập khẩu với trung gian thanh toán là các ngân hàng thương mại.
Vai trò của thanh toán quốc tế với ngân hàng thương mại:
Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các chủ thể là nhà xuất nhập khẩu cũng có thể thanh toán trực tiếp với nhau, mà thường thông qua ngân hàng thương mại với mạng lưới các chi nhánh và ngân hàng đại lý toàn cầu.
Ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và sẽ trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa hai bên.
Vai trò trung gian của ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế được thể hiện như sau:
– Ngân hàng có vai trò thanh toán theo yêu cầu của khách.
– Ngân hàng có vai trò bảo vệ quyền lợi của khách trong giao dịch thanh toán.
– Ngân hàng có vai trò tư vấn, hướng dẫn khách các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng trong giao dịch với nước ngoài.
– Ngân hàng có vai trò tài trợ vốn cho hoạt động xuất khẩu khẩu của khách một cách chủ động và tích cực.
Hoạt động thanh toán quốc tế thực chất chính là hoạt động sinh lời của ngân hàng.
Ngày nay, hoạt động thanh toán quốc tế là một dịch vụ trở nên có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với các ngân hàng thương mại, hoạt động thanh toán quốc tế đã giúp đem lại nguồn thu đáng kể không những về số lượng tuyệt đối mà cả về tỷ trọng. Thanh toán quốc tế cũng chính là một mắt xích quan trọng trong việc chắp nối và thúc đẩy phát triển của các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
Việc hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế trong giai đoạn hiện nay có vai trò hết sức quan trọng đối với các ngân hàng thương mại, hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ là một dịch vụ thanh toán thuần túy mà hoạt động thanh toán quốc tế còn là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh, bổ sung, hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
Thông qua cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng, ngân hàng cũng sẽ từ đó thu được một khoản phí để nhằm mục đích để có thể bù đắp các chi phí và tạo ra lợi nhuận kinh doanh cần thiết.