Nhờ thu kèm chứng từ trong thanh toán quốc tế là gì? Quy trình

Phương thức thanh toán nhờ thu? Tìm hiểu về nhờ thu kèm chứng từ?

Phương thức thanh toán nhờ thu đã ra đời từ khá lâu trước đây và hiện nay có những ý nghĩa cũng như vai trò quan trọng trong thực tiễn. Có thể phân loại phương thức thanh toán nhờ thu thành nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Mỗi loại đều có những tác dụng và đặc điểm riêng biệt.

1. Phương thức thanh toán nhờ thu:

Ta hiểu về phương thức thanh toán nhờ thu như sau:

Nhờ thu được hiểu cơ bản chính là phương thức thanh toán quốc tế, trong đó chủ thể là người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho chủ thể là người nhập khẩu thì lập chỉ thị nhờ thu, nhờ ngân hàng thu hộ tiền ở nhà nhập khẩu trên cơ sở chứng từ (chứng từ tài chính hoặc chứng từ thương mại) do chủ thể là nhà xuất khẩu ký phát.

Khác với phương thức thanh toán L/C, các ngân hàng tham gia vào phương thức thanh toán nhờ thu đều hành động với tư cách đại diện ủy quyền của nhà xuất khẩu nhằm mục đích chính đó là để có thể bảo vệ quyền lợi cho người này. Chính bởi vì thế mà các ngân hàng chỉ thực thi trách nhiệm theo đúng chỉ thị nhờ thu mà không có bất cứ một cam kết tài chính nào đối với các bên liên quan trong giao dịch nhờ thu.

Khi các chủ thể tham gia thanh toán nhờ thu, các ngân hàng thông thường sẽ tính và thu phí xử lý chứng từ (còn gọi là hoa hồng). Ngoài ra, các ngân hàng còn có thể tính và thu các loại phí bổ sung khác cụ thể như các loại phí cụ thể như sau: phí thông báo nhờ thu, điện phí, bưu điện phí, phí lưu giữ hối phiếu đã chấp nhận và chờ bên mua thanh toán, phí trả lại bộ chứng từ không được thanh toán, phí kháng nghị hối phiếu theo yêu cầu của nhà xuất khẩu…

Về nguyên tắc, các chi phí phát sinh và chi phí nhờ thu tính cho chủ thể là những người ủy nhiệm. Các ngân hàng thu hộ có quyền thu lại ngay mọi khoản phí từ chủ thể là người ủy nhiệm hoặc chủ thể là người gửi nhờ thu bất kể thực trạng nhờ thu như thế nào. Trong thực tế, khi các chủ thể yêu cầu ngân hàng thực hiện nhờ thu, nhà xuất khẩu thường phải quy định rõ trong chỉ thị nhờ thu về việc thanh toán phí. Thông thường, chủ thể là nhà xuất khẩu chịu chi phí của ngân hàng chuyển nhờ thu, còn chủ thể là nhà nhập khẩu chịu chi phí của ngân hàng xuất trình. Tuy vậy, các ngân hàng liên quan vẫn được quyền đòi phí của họ và các chi phí phát sinh từ chủ thể là người ủy nhiệm trong bất cứ trường hợp nào.

Các chủ thể tham gia thanh toán nhờ thu:

– Người ủy nhiệm được hiểu là người ủy quyền xử lý nghiệp vụ nhờ thu cho ngân hàng, thường đồng nhất với người xuất khẩu hay người hưởng lợi.

– Ngân hàng chuyển chứng từ thực chất chính là ngân hàng được người ủy nhiệm ủy quyền xử lý nhờ thu, thường đồng nhất với ngân hàng phục vụ chủ thể là nhà xuất khẩu.

– Ngân hàng xuất trình (Presenting bank) thực chất chính là là ngân hàng ở nước người nhập khẩu, thực hiện chuyển giao chứng từ nhờ thu cho chủ thể là người nhập khẩu theo đúng chỉ thị nhờ thu

– Ngân hàng thu hộ (Collecting bank) thực chất chính là bất kỳ ngân hàng nào có liên quan đến nghiệp vụ nhờ thu nhưng không phải là ngân hàng chuyển chứng từ, thường được hiểu chung nghĩa với ngân hàng xuất trình.

– Các chủ thể là người trả tiền thực chất chính là người được xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu, thông thường đồng nhất với chủ thể là nhà nhập khẩu.

Một số lưu ý với phương thức thanh toán nhờ thu:

– Căn cứ của hoạt động nhờ thu là chứng từ, không phải là hợp đồng.

– Vai trò của ngân hàng thực chất cũng chỉ là người trung gian: Ngân hàng được hiểu cơ bản chính là người trung gian thực hiện thu hộ tiền cho các chủ thể là những khách hàng, và ngân hàng không có trách nhiệm đến việc kiểm tra chứng từ hay việc thu tiền có đạt kết quả hay không.

– Nhờ thu trong thương mại thực chất sẽ chỉ xảy ra sau khi chủ thể là người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.

– Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ thực chất đã có sự ràng buộc chặt chẽ giữa việc thanh toán tiền và việc nhận hàng của chủ thể là bên mua. Cũng chính vì vậy mà phương thức nhờ thu kèm chứng từ này đã đảm bảo quyền lợi của chủ thể là người bán hơn phương thức nhờ thu trơn. Ngân hàng cũng sẽ thay mặt người bán khống chế bộ chứng từ hàng hóa. Nếu chủ thể là người mua đồng ý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới giao chứng từ cho chủ thể là người mua. Tuy nhiên, chủ thể là người bán thông qua ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt hàng hóa của chủ thể là người mua, chứ chưa thực sự khống chế được việc trả tiền của chủ thể là người mua (đặc biệt là trong nhờ thu D/A và nhờ thu theo điều kiện khác). Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hoặc có thể không nhận hàng hóa khi tình hình thị trường bất lợi đối với họ. Ta nhận thấy rằng, quyền lợi của chủ thể là bên bán vẫn chưa thực sự được đảm bảo.

– Đối với chủ thể là người mua, áp dụng thanh toán nhờ thu có thể giúp họ chủ động trong việc thanh toán và tiết kiệm chi phí hơn khi thanh toán L/C. Tuy vậy, phương thức nhờ thu này cũng có điểm bất lợi là chủ thể là người mua phải chấp nhận trả tiền hoặc ký chấp nhận hối phiếu mà chưa kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng nên có thể xảy ra trong trường hợp hàng hóa không đúng với hợp đồng đã ký kết.

2. Tìm hiểu về nhờ thu kèm chứng từ:

Ta hiểu về nhờ thu kèm chứng từ như sau:

Nhờ thu kèm chứng từ được hiểu cơ bản chính là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu bao gồm: chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính; hoặc chỉ duy nhất chứng từ thương mại (không có chứng từ tài chính).

Ngân hàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ cho chủ thể là người trả tiền khi người này đã trả tiền, chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác được quy định cụ thể trong Lệnh nhờ thu.

Nhờ thu kèm chứng từ được hiểu cơ bản chính là việc thực hiện nhờ thu các chứng từ thương mại có hoặc không kèm theo các chứng từ tài chính.

Nhờ thu kèm chứng từ được hiểu là phương thức nhờ thu mà trong đó chủ thể là người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ, tiến hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở chủ thể là người nhập khẩu trên cơ sở bộ chứng từ hàng hóa. Nếu chủ thể là người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho chủ thể là người nhập khẩu nhận hàng hóa. Theo phương thức này, ngân hàng sẽ không chỉ là người thu hộ tiền mà ngân hàng sẽ còn là người khống chế bộ chứng từ hàng hóa. Với cách khống chế cụ thể như này thì ta nhận thấy rằng, quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn.

Nhờ thu kèm chứng từ hiện nay chiếm phần lớn trong các giao dịch nhờ thu và được chia thành hai loại cụ thể sau đâuy, đó là: nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (Documents against Acceptance – D/A) và Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Documents against Payment – D/P).

Nhờ thu kèm chứng từ trong tiếng Anh là gì?

Nhờ thu kèm chứng từ trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Documentary collection.

Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ trong thanh toán quốc tế:

ff

Sơ đồ quy trình nhờ thu kèm chứng từ.

Trong đó:

(1) Kí kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ.

(2) Chủ thể là nhà xuất khẩu gửi hàng hóa cho chủ thể là nhà nhập khẩu.

(3) Chủ thể là nhà xuất khẩu lập Đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (bao gồm chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính, nếu có) tới ngân hàng nhờ thu.

(4) Ngân hàng nhờ thu lập Lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới Ngân hàng thu hộ.

(5) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho chủ thể là nhà nhập khẩu.

(6) Chủ thể là nhà nhập khẩu chấp hành Lệnh nhờ thu bằng các cách cụ thể như sau:

– Thanh toán ngay (hối phiếu trả ngay, séc hoặc kì phiếu).

– Chấp nhận hối phiếu (hối phiếu kì hạn).

– Kí phát hành kì phiếu hoặc giấy chứng nhận nợ.

(7) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ thương mại cho chủ thể là nhà nhập khẩu.

(8) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kì phiếu hay giấy nhận nợ cho Ngân hàng nhờ thu.

(9) Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kì phiếu hay giấy nhận nợ cho chủ thể là nhà xuất khẩu.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com