Điểm giống và khác nhau giữa kiểm toán và kế toán

Kiểm toán và kế toán là các công việc khác nhau. Vậy các điểm giống và khác nhau giữa kiểm toán và kế toán là gì?

Kiểm toán và kế toán là các công việc khác nhau được thực hiện trong tổ chức. Tuy nhiên lại có những liên hệ và ý nghĩa tác động nhất định lên nhau. Trong đó, các công việc đều được đảm bảo mang đến phản ánh hiệu quả hoạt động của tổ chức. Càng có ý nghĩa hơn trong hoạt động của một doanh nghiệp sau một thời gian nhất định. Cả hai công việc này đều được thực hiện trong ý nghĩa của kế toán tài chính trong tổ chức. Nhưng lại thực hiện các công việc và mang đến các ý nghĩa khác nhau cho chủ thể quan tâm.

1. Điểm giống:

Kiểm toán và kế toán đều là những công việc cần thiết được thực hiện trong tổ chức. Khi cả hai đều thuộc lĩnh vực về kế toán tài chính. Với các đảm bảo trong nhu cầu phản ánh hiệu quả tài chính tổ chức và phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính đó. Với ý nghĩa của kế toán tài chính doanh nghiệp, mang đến nghiệp vụ của các chuyên viên trong công việc của tổ chức. Thực hiện đúng, khách quan và trung thực nhằm phản ánh hiệu quả tài chính.

Điều làm việc trên những con số và dữ liệu phản ánh trong tình hình tài chính của tổ chức. Số liệu này từ nhiều đối tượng cung cấp, phản ánh các mặt khác nhau mang đến nhìn nhận toàn diện nhất trong tài chính. Và sau đó tổng hợp lại thành một báo cáo tài chính để thuyết trình với người yêu cầu báo cáo. Việc tổng hợp thực hiện với nghiệp vụ cụ thể từ yêu cầu của ngành nghề. Tuy nhiên đều đưa ra các nhận định, phân tích sau những số liệu phản ánh đó.

Cả hai hoạt động này, các đối tượng thực hiện hoạt động đều phải đảm bảo chịu trách nhiệm với các kết quả phản ánh của mình. Dựa trên các thông tin và số liệu được cung cấp.

2. Khác nhau:

2.1. Chủ thể:

Kiểm toán:

Chủ thể thực hiện hoạt động kiểm toán là Kiểm toán viên. Với các yêu cầu đối với năng lực, trình độ hay bằng cấp cụ thể. Tính chất nghiệp vụ yêu cầu ở người kiểm toán phải đáp ứng các yêu cầu trong môi trường đào tạo, bằng cấp hay kinh nghiệm cụ thể. Mang những nét riêng biệt trong điều kiện nghề nghiệp.

Kế toán:

Chủ thể thực hiện hoạt đọng kế toán là các Kế toán viên. Với nghiệp vụ hay tính chất yêu cầu của công việc được quy định cụ thể. Tính chất trong đào tạo hay bằng cấp, kinh nghiệm cũng như yêu cầu công việc được xác định. Từ đó mang đến chủ thể đảm bảo thực hiện tốt hoạt động kế toán.

2.2. Thời điểm bắt đầu công việc:

Kiểm toán:

Công việc của kiểm toán bắt đầu khi kết thúc công việc của kế toán. Kiểm toán có thể hiểu đơn giản là kiểm tra, phân tích, đánh giá lại các kết quả được thực hiện trong quá trình kế toán. Phản ánh trình độ, năng lực cũng như tính chất khách quan trong thực hiện công việc của kế toán viên. Các kết quả của kiểm toán nhấn mạnh hiệu quả từ kế toán. Do đó mà doanh nghiệp có thể tin tưởng vào các kết quả phản ánh là khách quan nhất. Tất nhiên là trong điều kiện của các thông tin và kết quả được phản ánh từ hoạt động kế toán. Kiểm toán không xem xét lại tiến trình hoạt động hay số liệu thô chưa qua xử lý.

Kế toán:

Công việc kế toán bắt đầu khi các giao dịch tài chính diễn ra. Thực hiện công việc nhằm đảm bảo các ghi chép minh bạch trong giao dịch tài chính. Xử lý các thông tin về hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. Từ đó xử lý số liệu phản ánh để mang đến kết quả cho thành lập báo cáo tài chính. Tính chất phản ánh của kế toán kế thúc khi giai đoạn hoạt động đó kế thúc. Các báo cáo tài chính cho giai đoạn được xây dựng với đánh giá và phân tích của kế toán viên.

2.3. Hệ thống phương pháp:

Kiểm toán:

Kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ. Các phương pháp này mang đến phản ánh hiệu quả cho tính chất kiểm tra lại hiệu quả từ kế toán. Các chứng từ phản ánh cụ thể các thông tin, trong khi ngoài chứng từ đưa đến cái nhìn nhận toàn diện hơn cả.

Kế toán:

Bao gồm 4 phương pháp. Mang đến các phương pháp toàn diện hơn, giúp đánh giá những số liệu khách quan hơn.

– Chứng từ kế toán. Cung cấp các thông tin dữ liệu tham gia vào phản ánh đầu vào cho công việc kế toán.

– Tài khoản kế toán.

– Tính giá. Dựa trên các cơ sở hợp lý hay giá thị trường để tính toán các giá trị tài chính. Đối chiếu để thấy được tính chất phù hợp và đảm bảo.

– Tổng hợp cân đối kế toán.

2.4. Tính chất công việc:

Kiểm toán:

Kiểm toán kiểm tra các sổ sách, bản ghi. Với tất cả các kết quả từ báo cáo được tổng hợp qua công tác kế toán. Tìm kiếm các thể hiện không hợp lý, bên cạnh những phân tích và đánh giá về kết quả kế toán đó.

Kiểm toán là một hoạt động kiểm tra đặc biệt sau khi kết thúc giai đoạn kế toán. Các kết quả kế toán của giai đoạn tài chính đã kết thúc. Nhằm xác minh tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính của các tổ chức, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp. Đảo đảm việc tuân thủ các chuẩn mực và các quy định hiện hành. Dựa trên cơ sở đó, đôi khi các kết quả khách quan từ kiểm toán cũng không phản ánh chính xác với thực tế. Nếu kế toán không xử lý tốt các số liệu ban đầu, có thể dẫn đến sai lệch cho cả hai hoạt động.

Kế toán:

Kế toán giữ các bản ghi, sổ sách về giao dịch tài chính. Là các xử lý bước đầu trong ghi nhận giao dịch xảy ra. Bằng nghiệp vụ của mình, thông qua các công việc cần thiết tiến hành để xác định tính chính xác từ các số liệu. Thực hiện thông qua áp dụng các phương pháp ghi nhận bên trên. Với nghiệp vụ kế toán, tính chính xác cũng như phân tích cần thiết được phản ánh.

Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản. Hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính trong doanh nghiệp. Tức là quan tâm và xử lý thông tin nhằm xác nhận tính chính xác đối với sự dịch chuyển của dòng tiền. Đảm bảo các hiệu quả trong nguồn chi, lợi ích tìm kiếm,… trong vận hành và phát triển doanh nghiệp. Nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội. Từ đó đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp.

2.5. Nhân sự:

Kiểm toán:

Kiểm toán là một người độc lập và thực hiện công việc một cách khách quan. Họ có thể là cá nhân hay làm việc trong một tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán. Được chỉ định làm việc trong một khoảng thời gian cụ thể, với tính chất phân tích, đánh giá hiệu quả kế toán. Nhận được một khoản thù lao từ việc kiểm toán, sau khi hoàn thành công việc theo yêu cầu. Tuy nhiên với tính chất đó, các kỹ năng hay trình độ của kiểm toán viên phải được đảm bảo. Mang đến những phân tích và đánh giá cần thiết, tổng hợp lại trong báo cáo.

Kế toán:

Kế toán là một nhân sự của một tổ chức và hoạt động thường xuyên, liên tục. Họ làm việc với chức danh cũng như tính chất công việc thường xuyên trong tổ chức đó. Bởi tính chất của dịch chuyển tài chính là thường xuyên diễn ra và cần thiết ghi chép chính xác, kịp thời. Kế toán nhận lương từ các hoạt động kinh doanh của tổ chức đó. Kế toán làm việc hiệu quả giúp tổ chức phản ánh đúng tính chất của dịch chuyển tài chính. Cũng như đánh giá được hiệu quả để điều chỉnh các chi tiêu hợp lý. Ngăn chặn các hành vi trong gian lận, ăn chặn tài sản của tổ chức.

2.6. Báo cáo:

Kiểm toán:

Bao gồm 2 loại báo cáo:

+Báo cáo kiểm toán

+Biên bản kiểm toán

Phản ánh kết quả của quá trình tiến hành kiểm toán. Kiểm toán chỉ dựa trên số liệu của kế toán nên cũng chỉ phản ánh kết quả tương đối. Báo cáo đưa ra các kết quả của công việc tiến hành. Trong khi biên bản ghi nhận những công việc và lộ trình cần thiết thực hiện để mang đến kết quả đó.

Kế toán:

Bao gồm các loại báo cáo :

+ Bảng cân đối kế toán.

+Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

+Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Với một số doanh nghiệp vừa, nhỏ hay siêu nhỏ, báo cáo này có thể được thực hiện hoặc không.

+Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Mang đến các thông tin cung cấp, giải thích cho các kết quả phản ánh. Từ đó nhấn mạnh những công việc được thực hiện và tính khách quan, hiệu quả của công việc đó.

Báo cáo kế toán nếu đi kèm cùng báo cáo kiểm toán thì được tin tưởng hơn. Nó xây dựng với các nền tảng và cơ sở tốt hơn. Tuy nhiên, các phản ánh của quá trình kiểm toán không xem xét lại các dữ liệu thô trong quá trình dịch chuyển tài chính. Do đó mà các kết quả phản ánh khôn hoàn toàn chính xác với hoạt động doanh nghiệp. Bởi một báo cáo kế toán có thể không phản ánh chính xác tình hình tài chính của một công ty.

2.7. Việc chuẩn bị báo cáo:

Kiểm toán:

Phải chuẩn bị và trình bày báo cáo ngay sau khi hoàn thành công việc của mình cho các cơ quan có liên quan. Thường là cơ quan thuê kiểm toán trong hoạt động của họ. Các doanh nghiệp quan tâm đến kết quả được kế toán phản ánh nên mong muốn nhận kết quả sớm nhất từ kiểm toán.

Kế toán:

Không nhất thiết phải chuẩn bị báo cáo ngay sau khi ghi chép sổ sách. Có thời gian cho xử lý hay đánh giá lại các dữ liệu một cách khoa học. Nhưng cần báo cáo định kỳ (cuối tháng, cuối năm…). Phản ánh hiệu quả của giai đoạn hoạt động nhất định của doanh nghiệp.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com