Cách xác định nguyên giá và định khoản tài sản cố định mua nhập khẩu

Cách xác định nguyên giá và định khoản tài sản cố định mua nhập khẩu? Kết luận công thức tính nguyên giá? Cách tính thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế TTĐB?

Tài sản cố định mua nhập khẩu tham gia trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế. Cho nên tính chất trong xác định nguyên giá và định khoản có sự phức tạp nhất định. Nó phản ánh tính chất tính toán lợi nhuận cần thiết. Cũng như vì thế mà các giao dịch có thể xác định tốt các giá trị tham gia vào giao dịch. Trong đó, cần thiết quan tâm đến tỷ giá và các loại thuế cần thiết tham gia trong giao dịch. Bên mua khi xác định nguyên giá cần quan tâm đến các chi phí bắt buộc phải thực hiện.

Đối với hàng hóa mua nhập khẩu, ngoài giá trị hàng hóa các bên trao đổi, các chi phí khác cũng phát sinh. Đây là chi phí bắt buộc theo quy định của nhà nước. Cho nên được xác định vào nguyên giá tài sản. Khí đó kế toán phải làm tờ khai Hải quan và đóng thuế Nhập khẩu (NK), thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), (nếu có). Các chi phí này được tính trong công thức như sau:

1. Kết luận công thức tính nguyên giá:

– Nguyên giá= Giá mua+ Thuế NK+ Thuế TTĐB( nếu có)+ Thuế bảo vệ môi trường (nếu có)

– Thuế NK= Giá mua * Thuế suất thuế NK

– Thuế TTĐB = ( Giá mua+ Thuế NK)* TS Thuế TTĐB

– Thuế GTGT= ( Giá mua+ Thuế NK+ Thuế TTĐB)* TS Thuế GTGT.

Trong đó:

– Thuế NK: Là thuế được xác định trên hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài. Với giá trị được tính toán trong quá trình nhập khẩu.Thuế này là giá trị bắt buộc được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đánh lên hàng hóa. Thuế nhập khẩu phụ thuộc vào giá mua và thuế suất. Giá trị thuế được xác định khi hàng về tới cửa khẩu. Trong nghiệp vụ của mình, các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan. Đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo công thức được pháp luật quy định.

Do các nghĩa vụ này là bắt buộc trong quá trình nhập khẩu. Nên nó trở thành nghĩa vụ phải đảm bảo thực hiện giúp cho hàng hóa được lưu thông. Như vậy, doanh nghiệp nhập khẩu có nghĩa vu nộp thuế trước nếu muốn hàng hóa được thông quan, lưu hàng trong nội địa. Từ tính chất đó mà thuế NK được cộng và tính vào giá gốc của hàng hóa.

– Thuế Tiêu thụ đặc biệt: Là loại thuế gián thu tính trực tiếp vào giá gốc của hàng hóa. Cũng như được tính vào giá bán của hàng hóa. Thuế này mang tính chất của các hàng hóa tiêu thụ đặc biệt. Cho nên được đánh trên các hàng hóa, dịch vụ cao cấp, xa xỉ hoặc có hại cho con người, cho xã hội. Nhà nước trong vai trò ổn định xã hội của mình cần tác động nên tính chất hạn chế sản xuất và định hướng tiêu dùng. Thông qua việc tác động lên giá cả, giá càng cao các nhu cầu càng khó được đáp ứng.

Ví dụ: Thuốc lá điếu, xì gà, Rượu, bia, Kinh doanh vũ trường, mat-xa, karaoke, gôn, kinh doanh xổ số…

Thuế GTGT:  Không được cộng vào giá gốc của hàng hóa. Thuế này chỉ xuất hiện ở một số hàng hóa trong những phạm vi đặc biệt. Cho nên thường được xác định riêng cho hoàn cảnh mua bán. Như vậy Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) không cộng vào nguyên giá hàng NK.

Trong nội dung tìm hiểu ngày hôm nay. Chúng tôi mang đến cách xác định cho các công thức được liệt kê bên trên. Dựa vào tỷ giá, hạch toán và cách tính các loại thuế.

2. Cách xác định tỷ giá:

– Tỷ giá giúp quy đổi tiền tệ.

Với tính chất của hàng hóa nhập khẩu, thường xuyên diễn ra các giao dịch bằng đồng ngoại tệ. Do đó, để thành công giao dịch và tìm kiếm các giá trị, các bên tiến hành quy đổi sang nội tệ hoặc các đơn vị tiền tệ khác có nhu cầu. Việc quy đổi được tiến hành thông qua giao dịch thực tế của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản với nguyên tắc:

+ Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.(Theo khoản 4, Điều 2 của TT 26/2015/TT-BTC). Như vậy, tỷ giá bán ra của ngân hàng được quy định mang đến các giá trị quy đổi cần thiết. Từ đó mà doanh nghiệp sở hữu giá trị của đơn vị tiền tệ mong muốn. Phù hợp để đáp ứng các nhu cầu về sau.

– Khi phát sinh công nợ phải trả: Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc:

Các hành vi nhập khẩu được thực hiện bởi doanh nghiệp ở Việt nam. Khi đó, tính chất quy đổi được thực hiện thành nội tệ là Việt nam đồng. Các khoản nợ cần thiết phải trả bằng ngoại tệ. Đáp ứng các nhu cầu cho doanh nghiệp nước ngoài. Do đó:

+ Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho người bán (bên có tài khoản 331) bằng ngoại tệ. Kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh. Với tỷ giá được xác định là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch. Nhằm xác định giá trị hợp lý theo giá thị trường. Cũng như những quy đổi đảm bảo cho lợi ích tìm kiếm thông qua giao dịch của cả hai bên.

Riêng trường hợp ứng trước cho nhà thầu hoặc người bán. Các giá trị đã được thực hiện đối với một phần nghĩa vụ. Khi đủ điều kiện ghi nhận tài sản hoặc chi phí thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước. Nhằm mang đến tính chất hợp lý và đảm bảo nghĩa vụ khi các bên tiến hành thương lượng. Tỷ giá đó có thể đã được ghi nhận của thời điểm trước đó, mà không phải thời điểm hiện tại khi các bên thanh toán nghĩa vụ còn lại.

+ Khi thanh toán nợ phải trả cho người bán (bên Nợ tài khoản 331) bằng ngoại tệ. Các đối tượng chủ nợ được xác định rất nhiều với các tỷ giá có thể xác định khác nhau. Kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ. Đảm bảo cho các giá trị thực hiện nghĩa vụ là giá trị cho thỏa thuận và các bên đảm bảo được giá trị khi tham gia vào giao dịch. Trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó.

Riêng trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho nhà thầu hoặc người bán thì bên Nợ tài khoản 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước. Với tỷ giá được xác định là tỷ giá bán của ngân hàng nơi thường xuyên có giao dịch. Mang đến sự đảm bảo cho các nghĩa vụ hay giá trị thỏa thuận của các bên.

– Khi Thanh toán:

+ Nếu tỷ giá trên sổ kế toán các tài khoản nợ phải trả nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán TK 111, 112, ghi:

Nợ các TK 331… (tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá )

Có các TK 112 (theo tỷ giá trên sổ kế toán hoặc tỷ giá mua $ của NH).

+ Nếu tỷ giá trên sổ kế toán các TK 111, 112 nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán của các TK Nợ phải trả, ghi:

Nợ các TK 331… (tỷ giá trên sổ kế toán)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá )

Có các TK 112 (theo tỷ giá trên sổ kế toán hoặc tỷ giá mua $ của NH).

3. Hạch toán:

Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, tài sản cố định (TSCĐ):

– Kế toán phản ánh các giá trị cần thiết xác định trở thành chi phí bắt buộc. Bao gồm giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (theo tỷ giá giao dịch thực tế). Các nghĩa vụ thuế bao gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có). Phản ánh chính xác các chi phí tham gia trong xác định nguyên giá, ghi:

Nợ TK 152, 153, 156, 211

Có TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 33381 – Thuế Bảo vệ môi trường

Có các TK 111, 112, 331…

– Thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng NK+ Khi nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà Nước – Căn cứ vào Giấy nộp tiền vào NSNN

Nợ TK 33312 – Thuế GTGT hàng NK

Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Nợ TK 33381 – Thuế Bảo vệ môi trường

Có TK 1111, TK 1121

+ Để hàng nhập khẩu về tới DN Nếu phát sinh CPMH, hạch toán:

Nợ TK 156, TK 152, TK 153, TK 211

Nợ TK 1331 ( nếu có)

Có TK 111, TK 1121, TK 331

Các quy ước này giúp kế toán và các bên liên quan dễ dàng theo dõi và nắm bắt thông tin trên xác định hạch toán.

4. Cách tính thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế TTĐB:

– Giá tính thuế:

Với trường hợp giá tính thuế là giá CIF: là giá mua đã bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua không phải trả thêm chi phí nào khác).

Ta có: Giá tính thuế = Giá CIF.

Với trường hợp giá tính thuế là giá FOB: là giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua phải trả thêm chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm).

Ta có: Giá tính thuế = Giá FOB + Chi phí vận tải + chi phí bảo hiểm (nếu có).

– Thuế NK:

Thuế nhập khẩu = Số lượng x giá tính thuế x thuế suất thuế nhập khẩu.

Thuế suất thuế nhập khẩu: thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế.

– Thuế TTĐB hàng nhập khẩu:

Thuế TTĐB hàng nhập khẩu = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB

Trong đó:

+ Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu+ Thuế suất thuế TTĐB

thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế.

-Thuế GTGT hàng NK= (Giá tính thuế + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB (Nếu có)) x % thuế suất thuế GTGT.

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com