Kim ngạch là gì? Công thức và cách tính kim ngạch xuất khẩu? Ý nghĩa của kim ngạch xuất khẩu? Thực trạng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam?
Để định lượng về hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, người ta sử dụng thuật ngữ “kim ngạch”. Kim ngạch là tiêu chí quan trọng để đánh giá về sự phát triển kinh tế, tài chính của doanh nghiệp, đất nước, sự biểu hiện của kim ngạch là bức tranh của tình hình phát triển trong hiện tại và tương lai.
1. Kim ngạch là gì?
Kim ngạch là thuật ngữ phổ biến được nhắc đến khi nói đến tình hình xuất nhập khẩu của một quốc gia. Theo đó, kim ngạch được chia thành kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu, trong đó: Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu của toàn bộ hàng hóa của một doanh nghiệp hay một quốc gia trong một kỳ thời gian cố định có thể là tháng, quý hoặc năm. Phần giá trị này được quy đổi và đồng bộ về một loại tiền tệ cụ thể mà nhà nước hoặc doanh nghiệp thu về; Kim ngạch nhập khẩu là tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá của một doanh nghiệp hoặc đất nước trong kỳ thời gian cụ thể tháng, quý, năm. Có thể hiểu đây là chi phí ngân sách dành cho việc nhập khẩu hàng hóa.
Kim ngạch xuất khẩu đánh giá tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp, đất nước. Kim ngạch xuất khẩu tăng biểu hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc đất nước có dấu hiệu lạc quan. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu thấp làm lượng ngoại tệ thu về ít thì nền kinh tế tài chính của doanh nghiệp và đất nước đang chậm phát triển. Thông thường, kim ngạch nhập khẩu sẽ được kiểm soát để cho giá trị nhập khẩu luôn thấp hơn giá trị của kim ngạch xuất khẩu. Vì xét cho cùng, giá trị kim ngạch xuất khẩu thể hiện năng lực của nền kinh tế quốc gia.
2. Công thức, cách tính kim ngạch xuất khẩu:
Công thức tính kim ngạch xuất khẩu: Tỉ lệ xuất nhập khẩu = (Giá trị xuất khẩu /Giá trị nhập khẩu) x 100%
Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia:
– Tạo vốn cho nhập khẩu, tạo nguồn vốn và kỹ thuật bên ngoài cho sản xuất trong nước
– Xuất khẩu góp phần mở rộng tiêu thụ hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
– Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
– Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường.
– Xuất khẩu góp phần thúc đẩy và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.
– Khai thác lợi thế kinh tế quốc gia.
Để chứng minh cho ý nghĩa của kim ngạch xuất khẩu, cũng như cách tính kim ngạch xuất khẩu, tác giả sẽ có những cung cấp về thực trạng kim ngạch xuất nhập khẩu như sau:
Các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trị giá 25,76 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 24,8% tổng lượng hàng đi nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) vẫn chiếm phần lớn với 78,14 tỷ USD, tăng 34,4%. và chiếm 75,2% tổng số.
Từ tháng 1 đến tháng 4, lĩnh vực công nghiệp nặng và khai khoáng báo cáo mức tăng trưởng cao nhất, tạo ra 57,58 tỷ USD doanh thu xuất khẩu, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ hai là các ngành công nghiệp nhẹ và thủ công (27,5%) và nông, lâm nghiệp (8,8%).
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng qua với tổng kim ngạch đạt 30,3 tỷ USD, tăng 50,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ hai là Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu 16,8 tỷ USD, tăng 32,4%, tiếp theo là EU với 12,6 tỷ USD (tăng 18,1%).
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với 33,1 tỷ USD, tăng 47,8% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp theo là Hàn Quốc (16,9 tỷ USD), ASEAN (14,1 tỷ USD) và Nhật Bản (7,2 tỷ USD).
Tổng cục Thống kê cũng báo cáo thặng dư thương mại 1,29 tỷ USD và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ gần 1,7 triệu tỷ đồng (73,9 tỷ USD) trong 4 tháng đầu năm, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Công Thương sẽ tận dụng các hiệp định thương mại tự do để mở rộng thị trường xuất khẩu, gỡ bỏ rào cản để thâm nhập thị trường mới sâu hơn. Bên cạnh đó, Bộ sẽ ưu tiên triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại tại các chợ, nhằm hỗ trợ phục hồi nhanh sau đại dịch COVID-19.
Ngoài ra, Bộ sẽ nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành như năng lượng, cơ khí chính xác, cũng như một số ngành cơ khí nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp hỗ trợ.
Kim ngạch thương mại của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay đạt 483,17 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Tổng cục Thống kê.
Tính riêng tháng 9, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 53,5 tỷ USD, giảm 2% so với tháng trước nhưng tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam đã vận chuyển 240,52 tỷ USD hàng hóa ra nước ngoài trong 9 tháng đầu năm 2021, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Khu vực trong nước đóng góp 62,72 tỷ USD và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đóng góp 177,8 tỷ USD, tăng lần lượt 8,5 và 22,8% hàng năm.
Trong kỳ, 31 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD mỗi mặt hàng và chiếm 92,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 214 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là nhóm hàng nông, lâm sản với 17,7 tỷ USD (tăng 17,6%) và thủy sản 6,17 tỷ USD (tăng 2,4%).
Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chi 69,8 tỷ USD cho nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là Trung Quốc với 38,5 tỷ USD, tăng 18,3%. Tiếp theo là EU và ASEAN với 28,8 tỷ USD và 20,6 tỷ USD, tăng lần lượt 11,6% và 21,2%.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 9 tháng đạt 242,65 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khối doanh nghiệp trong nước nhập khẩu hàng hóa trị giá 83,72 tỷ USD, tăng 25%, còn khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm phần lớn với 158,93 tỷ USD, tăng 33,6%.
Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu, thì các nước cần đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó tập trung vào các giải pháp:
– Tăng trưởng quy mô nền kinh tế: Thông qua việc đổi mới đồng bộ,nhanh chóng thể chế chính trị, kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô…Nâng cao năng xuất trong quản lý nhà nước, giảm thiểu tối đa các bất cập trong thủ tục hành chính, thuế, phí… Nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư từ đó tạo động lực cho việc sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu.
– Đẩy mạnh sản xuất và chế biến hàng hóa xuất khẩu:
+ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất các mặt hàng chế biến hoặc đã tinh chế. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có tác động mạnh đến xuất khẩu các nhóm hàng, đặc biệt là nhóm hàng đã chế biến hoặc tinh chế. Tuy nhiên, ngoài (nhóm SITC8) chủ yếu là những mặt hàng tiểu thủ công nghiệp không đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ cũng như trình độ lao động cao thì các nhóm hàng còn lại đều gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước. Giá trị xuất khẩu các nhóm hàng này hầu như tới nhiều từ khu vực FDI. Vì thế, trước hết nên tập trung phát triển, nâng cao chất lượng các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, giày dép, may mặc phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Đồng thời cũng cần có những chính sách thích hợp như: Phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ, đầu tư nguồn lực cho việc phát triển khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
+ Nâng cao chất lượng các mặt hàng lương thực thực phẩm: Rõ ràng các mặt hàng nông lâm thủy sản vẫn đang là những mặt hàng lợi thế của Việt Nam. Tuy nhiên, sản xuất thủ công, manh mún dẫn đến không đáp ứng được số lượng lớn; quy trình sản xuất không đúng quy cách, sử dụng quá nhiều hóa chất dẫn đến sản phẩm chất lượng kém không đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, yêu cầu về kích cỡ của các nước bạn hàng. Hay như, sự yếu kém trong công tác bảo quản cũng làm cho những mặt hàng được coi như đặc sản của Việt Nam cũng không thể vươn xa tới các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu…Thị trường dành cho các mặt hàng này vẫn chủ yếu là thị trường Trung quốc và giá trị mang lại là chưa tương xứng với những lợi thế có được.
Vì vậy: – Cần tập trung cơ cấu lại toàn bộ quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hơn hình thành những mô hình, những khu sản xuất quy mô lớn đảm bảo thuận lợi cho việc áp dụng kỹ thuật cao vào sản xuất. – Phát triển giao thông và vận tải nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển, và rủi ro cho sản phẩm; tập trung đầu tư cho công tác bảo quản sản phẩm để sản phẩm đảm bảo chất lượng, tăng thời gian sử dụng và có giá trị cao hơn.
– Tập trung vào những thị trường ở gần Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy, ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam là rất lớn đặc biệt là các nhóm hàng thô hoặc chưa qua chế biến. Vì vậy, nên đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này vào các thị trường gần hơn như Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc để hạn chế được những tác động này. Tuy nhiên, về lâu dài cần phải phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, vận tải để giảm tối thiểu chi phí, rủi ro cho doanh nghiệp khi tiếp cận những thị trường ở xa hơn.