Thực tế, việc dạy thêm, học thêm đã không còn xa lạ đối với nhiều bậc phụ huynh cũng như các em học sinh, sinh viên. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về vấn đề dạy thêm, học thêm. Các giáo viên có cần thực hiện viết bản cam kết không dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường không?
1. Bản cam kết không dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:
1.1. Bản cam kết không dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường cho cá nhân:
Bản cam kết không dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, Luật LVN Group xin đưa ra bản cam kết không dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường theo mẫu sau đây:
PHÒNG GD&ĐT … TRƯỜNG … |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnhphúc |
BẢN CAM KẾT
V/v Không vi phạm việc tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
Kính gửi: Hiệu trưởng trường ……….
Tên tôi là: …….
Giới tính:….
Ngày tháng năm sinh: ……
Trình độ chuyên môn: ….
Nơi công tác, giảng dạy:…
Địa chị công tác, giảng dạy:…
Sau khi được nhà trường phổ biến, quán triệt thông tư số 17/2012/TT-BGD&ĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐTvề ban hành quy định dạy thêm học thêm. Hướng dẫn số … /SGD&ĐT-GDTH ngày … tháng 8 năm … của Sở GD&ĐT … về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 20… -20… cấp tiểu học; Hướng dẫn số /PGD&ĐT …… ngày /8/20… về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 20…- 20… của Phòng GD&ĐT …
Bản thân tôi xin cam kết thực hiện như sau :
1. Tuyệt đối tuân thủ theo nội dung văn bản đã được nhà trường phổ biến;
2. Bảo đảm dạy đúng, đủ nội dung, chương trình theo yêu cầu của Bộ Giáo dục tại lớp học.
3. Không tổ chức dạy thêm tại nhà hoặc ngoài trường dưới mọi hình thức trái với các văn bản nhà trường đã phổ biến.
Tôi xin cam đoan thực hiện nghiêm túc những quy định theo nội dung văn bản đồng chí Hiệu trưởng đã phổ biến. Nếu bản thân tôi làm sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu hình thức kỷ luật do Hội đồng kỷ luật nhà trường quyết định
…, ngày … tháng … năm 20…
Người cam kết
(Ký và ghi rõ họ tên)
1.2. Bản cam kết không dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường cho tập thể, một nhóm giáo viên:
PHÒNG GD&ĐT … TRƯỜNG … |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
BẢN CAM KẾT
V/v Không vi phạm việc tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
Kính gửi: Hiệu trưởng trường ….
Chúng tôi là: ….
1….
Giới tính:….
Ngày tháng năm sinh: ……
Trình độ chuyên môn: ….
Nơi công tác, giảng dạy:…
Địa chị công tác, giảng dạy:…
2. ….
Giới tính:….
Ngày tháng năm sinh: ……
Trình độ chuyên môn: ….
Nơi công tác, giảng dạy:…
Địa chị công tác, giảng dạy:…
Sau khi được nhà trường phổ biến, quán triệt thông tư số 17/2012/TT-BGD&ĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐTvề ban hành quy định dạy thêm học thêm. Hướng dẫn số … /SGD&ĐT-GDTH ngày … tháng 8 năm … của Sở GD&ĐT … về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 20… -20… cấp tiểu học; Hướng dẫn số /PGD&ĐT …… ngày /8/20… về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 20…- 20… của Phòng GD&ĐT …
Chúng tôi xin cam kết thực hiện như sau :
1. Tuyệt đối tuân thủ theo nội dung văn bản đã được nhà trường phổ biến;
2. Bảo đảm dạy đúng, đủ nội dung, chương trình theo yêu cầu của Bộ Giáo dục tại lớp học.
3. Không tổ chức dạy thêm tại nhà hoặc ngoài trường dưới mọi hình thức trái với các văn bản nhà trường đã phổ biến.
Chúng tôi xin cam đoan thực hiện nghiêm túc những quy định theo nội dung văn bản đồng chí Hiệu trưởng đã phổ biến. Nếu bản thân chúng tôi làm sai thì chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu hình thức kỷ luật do Hội đồng kỷ luật nhà trường quyết định
…, ngày … tháng … năm 20…
Người cam kết
(Ký và ghi rõ họ tên)
DANH SÁCH GIÁO VIÊN
TRƯỜNG …… KÝ CAM KẾT KHÔNG TỔ CHỨC DẠY THÊM TRONG, NGOÀI NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC …- …
STT | HỌ VÀ TÊN | CHỨC VỤ | KÝ TÊN | GHI CHÚ |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
5 |
…, ngày … tháng … năm 20…
HIỆU TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ và tên)
Xem thêm: Mẫu biên bản cam kết, giấy cam kết chịu trách nhiệm mới nhất
2. Nội dung và hướng dẫn trong Bản cam kết không dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:
Hiện nay, thông thường nội dung bản cam kết không dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường bao gồm các nội dung sau đây:
(1) Tên cơ quan quản lý: Phòng GD & ĐT, trường học nơi Giáo viên cư trú (bên trái Bản cam kết);
(2) Quốc hiệu tiêu ngữ;
(3) Tên văn bản: Bản cam kết không vi phạm việc tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường;
(4) Nơi gửi: Hiệu trưởng trường nơi giáo viên giảng, dạy;
(5) Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính;
(6) Nơi công tác, giảng dạy;
(7) Địa chỉ công tác, giảng dạy;
(8) Trình độ chuyên môn;
(9) Căn cứ pháp lý thực hiện bản cam kết không vi phạm việc tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài trường;
(10) Nội dung cam kết, phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
i) Tuyệt đối tuân thủ theo nội dung văn bản đã được nhà trường phổ biến;
ii) Bảo đảm dạy đúng, đủ nội dung, chương trình theo yêu cầu của Bộ Giáo dục tại lớp học.
iii) Không tổ chức dạy thêm tại nhà hoặc ngoài trường dưới mọi hình thức trái với các văn bản nhà trường đã phổ biến.
(11) Lời cam đoan;
(12) Địa điểm, ngày tháng năm viết bản cam kết không dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường;
(13) Ký và ghi rõ họ và tên;
(14) Danh sách các giáo viên đang công tác, giảng dạy tại trường… ký cam kết không tổ chức dạy thêm trong, ngoài trường. Sau đó, trình Hiệu trưởng ký (nếu có).
Xem thêm: Thủ tục cấp giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
3. Dạy thêm, học thêm được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT về dạy thêm, học thêm như sau:
– Dạy thêm, học thêm được hiểu là việc các giáo viên tiến hành việc mở lớp tại nhà hoặc tại các phòng học thuê trong và ngoài trường nhằm tiến hành việc dạy học thêm có thu tiền học thêm từ các học sinh, người tham gia lớp học thêm này. Theo chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và đào tạo thì hình thức dạy thêm, học thêm không nằm trong chương trình đào tạo này.
Thứ nhất, Học thêm, dạy thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập bao gồm: trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường); cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường như sau:
– Đối với các học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về học thêm, dạy thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết;
– Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh, tổ chức phân công giáo viên phụ trách môn học, phân nhóm học sinh theo học lực và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh;
– Trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về học thêm, dạy thêm trong nhà trường; Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm;
– Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt phân công giáo viên dạy thêm, danh sách giáo viên dạy thêm, xếp thời khoá biểu dạy thêm phù hợp với học lực của học sinh.
Thứ hai, Học thêm, dạy thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục trong nhà trường tổ chức nêu trên.
Xem thêm: Xử phạt hành vi ép học sinh phải học thêm
4. Quy định pháp luật về nguyên tắc dạy thêm, học thêm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT về nguyên tắc dạy thêm, học thêm như sau:
– Hoạt động học thêm, dạy thêm phải góp phần nâng cao, củng cố kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.
– Không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm; Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý;
– Không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá; Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm;
– Không tổ chức lớp học thêm, dạy thêm theo các lớp học chính khóa; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau;
– Các cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Xem thêm: Cam kết tín dụng là gì? Phân loại, đối tượng, thủ tục và lợi ích của cam kết tín dụng?
5. Quy định pháp luật về các trường hợp không được dạy thêm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT về các trường hợp không được dạy thêm như sau:
– Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày;
– Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, ngoại trừ các trường hợp: rèn luyện kỹ năng sống, bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao;
– Các cơ sở giáo dục trung cấp, đại học, cao đẳng chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông;
– Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó;
+ Không được tiến hành hoạt động tổ chức học thêm, dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Xem thêm: Một bên làm trái với bản cam kết giải quyết như thế nào?
.btn-download-file {
padding: 16px 20px 16px 10px;
background-image: linear-gradient(to bottom, #e6a437, #fc6300);
color: white !important;
border-radius: 24px;
text-transform: uppercase;
transition: all ease 0.4s;
font-size: 15px;
font-weight: 500;
}