Ly thân chưa ly hôn có được hưởng thừa kế của chồng?

Trong cuộc sống, khi vợ chồng đã hết tình cảm hay có mâu thuẫn khá lớn với nhau thì phần lớn sẽ lựa chọn ly thân với nhau. Vậy ly thân chưa ly hôn vợ có được hưởng thừa kế của chồng?

1. Ly thân chưa ly hôn có được hưởng thừa kế của chồng?

Ly thân là một khái niệm mô tả những cặp vợ chồng đã hết tình cảm và họ  không còn chung sống với nhau nữa. Tuy nhiên, vì một số lý do, ví dụ như con cái, tạo chonhau điều kiện đểkhắc phục lỗi lầm,…nên họ sẽ tự thỏa thuận với nhau để sống ly thân. Hiện nay, pháp luật nướcta vẫn chưa có quy định cụ thể về ly thân.

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3, khoản 1 Điều 57, Điều 65 củaLuật Hôn nhân và gia đình 2014 thìquan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

– Thời điểm vợ hoặc chồng chết;

– Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng đã chết. Đối với trường hợp này, thìthời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.

Như vây, ly thân không thuộc vào các trường hợp làm chấm dứt mốiquan hệ vợ chồng. Vì vậy, khi ly thân, vợ chồng vẫn còn cócác quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo đúngquy định pháp luật hôn nhân gia đình và các văn bản pháp luật liên quan.

Theo quy định tại Điều 655 củaBộ luật dân sự 2015 cóquy định về việc thừa kế trong trường hợp vợ,chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc họđã kết hôn với người khác, cụ thể như sau:

– Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân vẫncòn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản;

– Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng mộtbản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu nhưmột người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản;

– Người đang là vợ hoặc chồng của một người ngaytại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã thựchiện kết hôn với người khácthì vẫn được thừa kế di sản.

Mặt khác, tại Điều 621 củaBộ luật dân sự 2015 cũng quy định các đối tượng không được hưởng di sản, cụ thểbao gồm những đối tượng sau:

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đếntính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọngđến danh dự, nhân phẩm của người đó;

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằmđể được hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; cóhành vi giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm đểhưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Từ các quy định nêu trên cho thấy, ly thân không thuộc vào cácđối tượng không được hưởng quyền di sản. Trường hợp ly thân mà vẫn chưa làm thủ tục ly hôn hoặc đang xin ly hôn nhưng chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng mộtbản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thì nếuchồng chết trong thời điểm này thì người vợcòn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản của chồng.

Xem thêm: Mẫu đơn ly thân và hướng dẫn thủ tục xin ly thân mới nhất 2023

2. Những trường hợp được thừa kế di sản khi chồng chết nhưng đang ly thân chưa ly hôn:

Như đã phân tích ở mục trên, khi vợ, chồng ly thân mà vẫn chưa làm thủ tục ly hôn hoặc đang xin ly hônnhưng chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng mộtbản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thì nếu chồngchết trong thời điểm này thì người vợcòn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản của chồng. Khi này, sẽ có những trường sau:

2.1. Thừa kế theo di chúc:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc có cácquyền sau đây:

– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Bởi thừa kế theo di chúc chính là thực hiện theo ý chí của cá nhân người để lại di sản, tuy nhiên di chúc đó phải tuân thủ đúng theo các quy định của pháp  luật. Trong trường hợp này, mặc dù vợ, chồng đang ly thân với nhau, chưa làm thủ tục ly hôn hoặc đang xin ly hôn nhưng chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng mộtbản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng trong di chúc của chồng (người chết có để lại di sản) có chỉ định vợ của mình (người còn sống) được hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản thì người được chỉ định hưởng di sản là vợ đang còn sống hoàn toàn được quyền hưởng di sản đó theo di chúc, nếu di chúc đó có hiệu lực.

2.2. Thừa kế theo pháp luật:

Theo Điều 649 củaBộ luật Dân sự 2015 quy định, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo cácquy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Theo quy định tại Điều 650 củaBộ luật Dân sự 2015, chia thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp sau đây:

– Không có di chúc;

– Di chúc không hợp pháp;

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 650 của Bộ luật Dân sự 2015, khi chia thừa kế theo di chúc, vẫn có thể chia thừa kế theo pháp luật trong những trường hợp sau đây:

– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyềnhưởng phầndi sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.

Như vậy, nếu chồng chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật. Thêm nữa, vợchồng ly thân mà vẫn chưa làm thủ tục ly hôn hoặc đang xin ly hônnhưng chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng mộtbản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thì vợ chồng vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo đúngquy định pháp luật hôn nhân gia đình. Chính vì thế, trong trường hợp này, nếu như chồng chết thì ngườivợ hoàn toàn được quyền hưởng phần di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật, bởi Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định vợ là một trong những người nằm trong hàng thừa kế thứ nhất và đương nhiên người này hoàn toàn được quyền hưởng phần di sản bằng với những đồng thừa kế còn lại.

2.3. Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:

Những người sau đây họvẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp màhọ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

– Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Nếu như chồng chết có để lại di chúc, nhưng trong nội dung di chúc không chỉ định người vợ (người còn sống) được hưởng di sản hoặc có chỉ định nhưng cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba của một người thừa kế theo pháp luật thì người vợ còn sống đó vẫn được hưởng phần di sản sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, bởi lẽ vợ, chồng mới chỉ đang ly thân nhưng chưa làm thủ tục ly hôn hoặc đang xin ly hônnhưng chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định màchưa có hiệu lực pháp luật thì vợ chồng vẫn cóquyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định pháp luật hôn nhân gia đình, pháp luật về thừa kế và các luật khác có liên quan. Trừ các trường hợp sau thì người vợ mới không được thừa kếtrong trường hợp này:

– Ngườivợ bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người chồng, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm củachồng;

– Người vợvi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người chồng;

– Người vợbị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng nhữngngười thừa kế khác nhằm đểhưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

– Ngườivợ có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người chồngtrong việc lập di chúc;người vợ giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm đểhưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Bộ Luật Dân sự 2015;

– Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Xem thêm: Chia di sản thừa kế theo quy định Bộ luật dân sự năm 2015

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com