Mẫu biên bản bàn giao tài sản đấu giá và hướng dẫn cách lập

Tài sản sau cuộc đấu giá sẽ được bàn giao lại cho người đầu giá thành công tài sản đó. Cơ quan có thẩm quyền sẽ bàn giao tài sản cho người đó và lập biên bản bản giao tài sản để làm chứng cứ chứng minh sự giao nhận tài sản này. Sau đây là mẫu biên bản bàn giao tài sản đấu giá và hướng dẫn cách lập. 

1. Khái niệm mẫu biên bản tài sản và nguyên tắc giao, nhận tài sản đấu giá:

1.1. Khái niệm mẫu biên bản tài sản:

Bàn giao tài sản đấu giá là việc xác nhận rằng có sự chuyển giao tài sản giữa cá nhân với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau. Ở nước ta hiện nay, việc bàn giao tài sản thường không được xác lập bằng văn bản thể hiện rõ các mục đích và nội dung của việc chuyển giao tài sản đấu giá. 

1.2. Nguyên tắc giao, nhận tài sản đấu giá:

Việc bàn giao và tiếp nhận tài sản giữa các bên trao và bên nhận quy định tại mục 1 phần I Thông tư trên được tiến hành theo các nguyên tắc sau:

–  Mọi tài sản trước khi bàn giao phải kiểm đếm và đánh giá sơ bộ theo cơ sở giá trị thực tế tại thời điểm và địa điểm bàn giao; còn về nhà, đất đánh giá chi tiết theo khung giá của UBND địa phương (nơi có nhà, đất bàn giao) quy định và cũng phải được phân định rõ ràng nguồn gốc vốn tạo lập của các tài sản.

– Đối với tài sản bàn giao là bất động sản, khi bàn giao tài sản phải bàn giao đầy đủ giấy tờ về tài sản. Đối với những công trình xây dựng, lắp dang dở bên giao phải bàn giao các tài liệu: giấy phép đầu tư, kế hoạch sử dụng đất, dự toán, báo cáo kinh tế kĩ đã được phê duyệt…; số vốn đã giải ngân theo từng nguồn thực tế quyết toán xong các hạng mục tại ngày bàn giao (có xác nhận của cơ quan cấp vốn); để cơ quan tiếp nhận quản lý và sử dụng theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền.

– Khi thực hiện bàn giao phải lập biên bản giao nhận tài sản theo đúng biểu mẫu quy định, ghi cụ thể, chi tiết số lượng tài sản, giá trị và mang theo những giấy tờ có nguồn gốc về tài sản bàn giao. Biên bản bàn giao tài sản phải có chữ ký xác nhận của cơ quan Thuế (Quản lý công sản) đồng hạng.

Xem thêm: Mẫu biên bản bàn giao tài liệu 2023 kèm hướng dẫn cách lập

2. Giá trị pháp lý của biên bản bàn giao tài sản đấu giá:

Bàn giao là việc xác nhận quá trình chuyển nhượng tài sản giữa cá nhân với nhau hay giữa các công ty hoặc giữa cá nhân với tổ chức khác

Thông qua quy trình làm việc, giao dịch, có thể vì nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan nên việc bàn giao dễ dẫn đến những mâu thuẫn và việc xử lý các vấn đề nảy sinh về sau sẽ rất khó khăn phức tạp nếu không xác định được thực tế tài sản đã bàn giao. Vì thế, biên bản bàn giao có giá trị không cao đối với các vụ việc trên.

Khi lập biên bản bàn giao cần có chữ ký của các bên (Bên bàn giao tài sản và bên nhận bàn giao tài sản) nhằm bảo đảm tính chất pháp lý của biên bản. Chỉ khi lập lại thành biên bản với những tài sản được bàn giao đã có chữ ký từng bên thì khi xung đột diễn ra mới dễ phân biệt được bên đó có tội.

Do vậy, việc lập lại văn bản, biên bàn bàn giao có vai trò rất lớn đối với tính pháp lý. Ngay kể cả trong những mối quan hệ bình thường cũng nên có biên bản bàn giao riêng nhằm hạn chế mâu thuẫn.

Xem thêm: Biên bản giao nhận hàng hóa, xác nhận khối lượng vật tư, hàng hóa

3. Hướng dẫn việc lập biên bản bàn giao tài sản bán đấu giá:

– Nêu rõ thời gian, địa điểm thực hiện bàn giao và lập biên bản;

– Cung cấp các thông tin cá nhân, thông tin liên hệ giữa bên giao và bên nhận tài sản

– Ghi cụ thể, chi tiết, dễ nhớ nhất các thông tin cơ bản của tài sản: Tên chủ sở hữu, kích thước, đặc điểm nhận dạng, hiện trạng thực tế và giá trị của tài sản. ..

– Nêu rõ nghĩa vụ cũng như quyền lợi đã thoả thuận với tài sản sau khi bàn giao. ..

– Chữ ký của đại diện hai bên (nếu cần có thể có cả chữ ký của người được uỷ quyền).

Xem thêm: Mẫu biên bản bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng

 4. Mẫu biên bản bàn giao tài sản đấu giá:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MẪU  BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 122/2007/TT-BTC ngày 18/10/2007của Bộ Tài chính)

Thực hiện Quyết định (công văn) số …. ngày….của… về việc…

Hôm nay, ngày….. tháng…. Năm…., chúng tôi gồm:

A- Đại diện Bên giao:

1. Ông:…..

Chức vụ:….

2. Ông :….

Chức vụ:….

B- Đại diện bên nhận:

1. Ông : …..

Chức vụ:….

2. Ông:….

Chức vụ:….

C- Đại diện cơ quan chứng kiến bàn giao:

1. Ông:….

Chức vụ:….

2. Ông:…..

Chức vụ:….

Thực hiện bàn giao và tiếp nhận tài sản bao gồm:

Phần A. Bàn giao tài sản là nhà, đất tại……(theo địa chỉ của Quyết định bàn giao)

I/ Về nhà, vật kiến trúc và các tài sản gắn liền với nhà, đất

1. Tổng số ngôi nhà, vật kiến trúc và tài sản khác:

1.1.Tổng số ngôi nhà: ….. cái

– Diện tích xây dựng: …..m2    Diện tích sàn: ….. m2

– Nguyên giá theo sổ sách kế toán: …… Ngàn đồng

– Giá trị còn lại theo sổ sách kế toán: …..Ngàn đồng

– Giá trị thực tế đánh giá lại tại thời điểm bàn giao:…..Ngàn đồng

1.2. Tổng số vật kiến trúc và tài sản khác:

– Nguyên giá theo sổ sách kế toán:  …..Ngàn đồng

– Giá trị còn lại theo sổ sách kế toán:  …..Ngàn đồng

– Giá trị thực tế đánh giá lại tại thời điểm bàn giao: …..Ngàn đồng

2. Chi tiết nhà, vật kiến trúc và các tài sản khác gắn liền với đất:

2.1. Nhà số 1 (A…):

– Diện tích xây dựng: …..m2         Diện tích sàn sử dụng: …… m2

– Cấp hạng nhà: …. Số tầng: …..

– Nguồn hình thành: (ngân sách nhà nước cấp, vay vốn,… nhận bàn giao…):….. Ngàn đồng

– Năm xây dựng: …. Năm cải tạo, sửa chữa lớn:…..

– Nguyên giá theo sổ sách kế toán: …. Ngàn đồng

– Giá trị còn lại theo sổ sách kế toán: …… Ngàn đồng

– Giá trị thực tế đánh giá lại tại thời điểm bàn giao:….. Ngàn đồng

2.2. Nhà số 2 (B…):

– Diện tích xây dựng: …..m2           Diện tích sàn: …m2

– Cấp hạng nhà: …..Số tầng: …..

– Nguồn hình thành: (ngân sách nhà nước cấp, vay vốn,… nhận bàn giao…):….. Ngàn đồng

– Năm xây dựng: ….. Năm cải tạo, sửa chữa lớn: ….

– Nguyên giá theo sổ sách kế toán: … Ngàn đồng

– Giá trị còn lại theo sổ sách kế toán: ….. Ngàn đồng

– Giá trị thực tế đánh giá lại tại thời điểm bàn giao: ….. Ngàn đồng

2.3. Vật kiến trúc (Bể nước, tường rào, sân…)

– Nguồn hình thành: (ngân sách nhà nước cấp, vay vốn,… nhận bàn giao… ): ….Ngàn đồng

– Năm xây dựng: ….. Năm cải tạo, sửa chữa lớn: …..

– Nguyên giá theo sổ sách kế toán: …. Ngàn đồng

– Giá trị còn lại theo sổ sách kế toán: ….. Ngàn đồng

– Giá trị thực tế đánh giá lại tại thời điểm bàn giao: …Ngàn đồng

2.4. Các tài sản gắn liền với nhà, đất: (quạt trần, đèn điện, điều hoà..)

– Số lượng: …. Cái

– Nguyên giá theo sổ sách kế toán: …. Ngàn đồng

– Giá trị còn lại theo sổ sách kế toán: ….. Ngàn đồng

– Giá trị thực tế đánh giá lại tại thời điểm bàn giao: ….. Ngàn đồng

II. Về đất

1. Nguồn gốc đất:

a. Cơ quan giao đất: …. Quyết định số: ……

b. Bản đồ giao đất số:….Cơ quan lập bản đồ: …..

c. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số……ngày…tháng…năm…

d. Diện tích đất được giao: ……m2

e. Giá trị quyền sử dụng đất: …..Ngàn đồng

2. Hiện trạng đất  khi bàn giao:

a. Tổng diện tích khuôn viên:…….m2

b. Tổng diện tích đất chuyển giao theo quyết định của cấp có thẩm quyền…….m2

c. Các đặc điểm riêng về khuôn viên đất cần lưu ý……

II. Các hồ sơ về nhà, đất, tài sản gắn liền đất bàn giao

1. Các hồ sơ về nhà và vật kiến trúc:

a Các giấy tờ pháp lý về nhà: Giấy giao quyền sử dụng nhà, Giấy phép xây dựng, Hợp đồng thuê nhà, Giấy xác lập sở hữu nhà nước,…

b Các hồ sơ bản vẽ: Bản vẽ thiết kế xây dựng, Bản vẽ thiết kế hoàn công, bản vẽ thiết kế cải tạo nâng cấp nhà,….

c Các giấy tờ khác liên quan đến nhà:

2. Các hồ sơ về đất:

a Các giấy tờ pháp lý về đất: Giấy cấp đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,….

b Các hồ sơ bản vẽ: Sơ đồ mặt bằng khuôn viên đất, Trích lục bản đồ, toạ đồ vị trí đất,….

c Các giấy tờ khác liên quan đến đất:

3. Các giấy tờ hồ sơ khác:

Phần B: Bàn giao tài sản là phương tiện, máy móc, trang thiết bị (theo quyết định bàn giao của cấp có thẩm quyền)

1/ Tài sản thực hiện bàn giao:

STT

Danh mục tài sản bàn giao

Số lượng (cái)

Giá trị tài sản bàn giao (ngàn đồng)

Hiện trạng tài sản bàn giao

Theo sổ sách kế toán

Theo thực tế đánh giá lại

Nguyên giá

Giá trị còn lại

Nguyên giá theo giá hiện hành

Giá trị còn lại theo giá hiện hành

Tỷ lệ còn lại

%

Ghi chú (mô tả tài sản bàn giao)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2/ Các hồ sơ về tài sản bàn giao:

IV. Ý kiến các bên giao nhận

1. Bên nhận: ……

2. Bên giao: ……

 

ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN

(Ký tên và đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO

(Ký tên và đóng dấu)

 

Đại diện các cơ quan chứng kiến

ĐƠN VỊ A

(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐƠN VỊ B

(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐƠN VỊ C

(Ký và ghi rõ họ tên)

Các văn bản luật sử dụng trong bài viết: 

– Thông tư của bộ tài chính số 43-tc/qlcs ngày 31 tháng 7 năm 1996 hướng dẫn việc tiếp nhận và bàn giao tài sản giữa các cơ quan hcsn, tổ chức kinh tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

– Thông tư số 122/2007/tt-btc của bộ tài chính: sửa đổi, bổ sung một số nội dung của thông tư số 43 tc/qlcs ngày 31/7/1996 của bộ tài chính hướng dẫn việc tiếp nhận và bàn giao tài sản giữa các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Xem thêm: Mẫu biên bản bàn giao máy móc thiết bị mới nhất năm 2023


Tải văn bản tại đây

.btn-download-file {
padding: 16px 20px 16px 10px;
background-image: linear-gradient(to bottom, #e6a437, #fc6300);
color: white !important;
border-radius: 24px;
text-transform: uppercase;
transition: all ease 0.4s;
font-size: 15px;
font-weight: 500;
}

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com