Mẫu biên bản bàn giao trên sổ sách nợ và tài sản loại trừ - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Mẫu biên bản bàn giao trên sổ sách nợ và tài sản loại trừ

Mẫu biên bản bàn giao trên sổ sách nợ và tài sản loại trừ

Mẫu biên bản bàn giao trên sổ sách nợ và tài sản loại trừ là mẫu biên bản được lập ra để dùng trong việc ghi chép về việc bàn giao trên sổ sách nợ và tài sản loại trừ. Dưới đây là bài viết Mẫu biên bản bàn giao trên sổ sách nợ và tài sản loại trừ, mời các bạn cùng tham khảo!

1. Mẫu biên bản bàn giao trên sổ sách nợ và tài sản loại trừ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–

BIÊN BẢN BÀN GIAO TRÊN SỔ SÁCH CÁC KHOẢN NỢ
VÀ TÀI SẢN LOẠI TRỪ, TÀI SẢN THỪA SO VỚI GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
TỔNG CÔNG TY/CÔNG TY ………

Căn cứ Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần;

Căn cứ Thông tư số 55/2019/TT-BTC ngày 21/8/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn bàn giao, tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản loại trừ khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 135/2015/TT-BTC ngày 31/8/2015 của Bộ Tài chính Ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số ….. ngày ….. của Bộ/UBND (cơ quan đại diện chủ sở hữu tài sản) công bố giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Tổng công ty/Công ty…..;

Căn cứ Công văn số ….. ngày ….. của Bộ/UBND (cơ quan đại diện chủ sở hữu tài sản) ủy quyền thực hiện bàn giao tài sản và công nợ loại trừ khi cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước;

Căn cứ báo cáo tổng hợp và các bảng thống kê chi tiết, đánh giá, phân loại tài sản loại trừ, tài sản thừa so với giá trị doanh nghiệp của Tổng công ty/Công ty …..;

Hôm nay, ngày…. tháng….năm………chúng tôi bao gồm :

BÊN GIAO TÀI SẢN:

1. Đại diện chủ sở hữu tài sản: Bộ/UBND (cơ quan đại diện chủ sở hữu tài sản) 

Địa chỉ: ….

Số điện thoại: ….

Do ông/bà: …. Chức vụ: …. làm đại diện.

2. Đại diện người giữ hộ tài sản: Tổng công ty/Công ty …..

Địa chỉ: ….

Số điện thoại:….

Tài khoản số: …. Mở tại: ….

Do ông/bà: …. Chức vụ: …. làm đại diện.

BÊN NHẬN TÀI SẢN: Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC)

Địa chỉ: ….

Số điện thoại: ….

Fax: ….

Tài khoản số: …. Mở tại:….

Mã số thuế: 0101431355

Do ông/bà: …. Chức vụ: …. làm đại diện.

Hai bên thực hiện việc bàn giao các khoản nợ và tài sản loại trừ, tài sản thừa so với giá trị doanh nghiệp theo số liệu được ghi trên sổ sách kế toán khi thực hiện cổ phần hóa của Tổng công ty/Công ty …., cụ thể như sau:

A. Nội dung bàn giao tài sản

I. Tổng giá trị tài sản và nợ phải thu tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp:

– Tài sản: 

– Nguyên giá

– Giá trị còn lại:

– Nợ phải thu: 

– Giá trị tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

II. Tổng giá trị tài sản và nợ phải thu đã xử lý đến thời điểm bàn giao tài sản:

– Tài sản:

– Nguyên giá:

– Giá trị còn lại:

– Giá trị thực tế thu hồi:

– Nợ phải thu:

– Giá trị thực tế thu hồi:

III. Tổng giá trị tài sản và nợ phải thu bàn giao theo sổ sách:

– Tài sản:

– Nguyên giá

– Giá trị còn lại:

– Nợ phải thu:

– Giá trị tại thời điểm bàn giao:

(Số liệu chi tiết tại Mẫu 1, 2, 3, 4, 5 kèm theo)

B. Trách nhiệm của các bên

I. Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC)

– Tổ chức thu hồi, xử lý nợ và tài sản thuộc diện bàn giao theo luật định.

– Trích 10% số tiền thu hồi nợ, bán tài sản để chuyển trả doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 55/2019/TT-BTC ngày 21/8/2019 của Bộ Tài chính.

– Có văn bản thông báo đến cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp lý do không tiếp nhận đối với những loại tài sản không có hiện vật, nợ không có hồ sơ đầy đủ (nếu có).

– Các trách nhiệm khác theo quy định.

II. Tổng công ty/Công ty ….

– Tiếp tục giữ hộ tài sản theo yêu cầu của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) và thông báo công khai đến các cổ đông (trường hợp đã chuyển thành CTCP chính thức) về việc tiếp tục giữ hộ tài sản nhà nước.

– Tổ chức quản lý, bảo quản, trong quá trình giữ hộ không để xảy ra tình trạng mất mát, thiếu hụt tài sản. Chịu trách nhiệm bồi thường đối với tài sản bị mất mát, thiếu hụt tài sản theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 55/2019/TT-BTC ngày 21/8/2019 của Bộ Tài chính.

– Phối hợp với Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trong việc thu hồi, xử lý nợ và tài sản loại trừ đã bàn giao.

– Nộp tiền thu từ việc thu hồi, xử lý nợ và tài sản loại trừ trước khi bàn giao cho Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam. Trường hợp tồn đọng số phải nộp về Công ty TNHH Mua bán nợ theo đúng quy định, đối với doanh nghiệp thực hiện nộp về Công ty TNHH Mua bán nợ trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày Biên bản bàn giao được ký.

– Các trách nhiệm khác theo quy định.

III. Cơ quan đại diện chủ sở hữu

– Chỉ đạo Tổng công ty/Công ty …. thực hiện trách nhiệm đã được quy định tại điểm II mục B nói trên. 

– Trong thời gian xử lý nợ và tài sản loại trừ phối hợp cùng với Công ty TNHH Mua bán nợ.

– Chủ trì xử lý các khoản nợ và tài sản loại trừ, tài sản thừa không thuộc diện bàn giao cho Công ty TNHH Mua bán nợ tiếp nhận sau khi nhận được văn bản thông báo của Công ty Mua bán nợ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 55/2019/TT-BTC ngày 21/8/2019 của Bộ Tài chính.

– Chủ trì xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân gây ra tình trạng hư hỏng, mất mát tài sản loại trừ hoặc thanh lý, nhượng bán tài sản trước khi bàn giao nhưng chưa được chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu và Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam.

– Các trách nhiệm khác theo quy định.

– Biên bản bàn giao được lập bằng Tiếng Việt bao gồm 06 bản có giá trị pháp lý như nhau: bên nhận giữ 03 bản, doanh nghiệp giữ hộ giữ 02 bản, báo cáo gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu 01 bản.

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU TỔNG CÔNG TY/CÔNG TY…

(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
CÔNG TY TNHH MUA BÁN NỢ VIỆT NAM

(Ký và ghi rõ họ tên)

2. Mẫu biên bản bàn giao trên sổ sách nợ và tài sản loại trừ là gì?

Mẫu biên bản bàn giao trên sổ sách nợ và tài sản loại trừ là mẫu biên bản được lập ra để dùng trong việc ghi chép về việc bàn giao trên sổ sách nợ và tài sản loại trừ. Thời gian, địa điểm lập biên bản và nội dung bàn giao đều được nêu rõ trên biểu mẫu.

3. Nội dung cần có trong biên bản bàn giao tài sản:

Những nội dung cần thiết có trong biên bản bàn giao tài sản mà hai bên cần phải điền đầy đủ như sau:

– Quốc hiệu và tiêu ngữ

– Tên văn bản: Biên bản bàn giao tài sản 

– Thời gian, địa điểm: Nêu một cách rõ ràng chi tiết về thời gian và địa điểm tiến hành bàn giao hoặc chuyển nhượng tài sản 

– Các bên tham gia: Gồm bên giao và bên nhận; ghi đầy đủ, chi tiết các thông tin cá nhân như: Họ và tên, chức danh, bộ phận, phương thức liên lạc, số điện thoại, email,… 

– Tài sản được bàn giao phải có nội dung như: Tên tài sản được ghi đầy đủ, số lượng, đơn vị, giá trị tài sản, tình trạng, tình trạng thực tế… theo nguyên tắc đánh giá tài sản được bàn giao 

– Lời cam kết và đảm bảo: Hai bên tham gia phải nêu cụ thể về trách nhiệm bắt buộc của mình. Cả hai bên giao nhận đều phải ký tên hoặc đóng dấu xác nhận.

Ngoài ra đối với các loại tài sản có giá trị lớn khi thực hiện xác lập bàn giao, thì có thể xin chữ kí của người làm chứng – người thứ ba (nếu có) trong biên bản giao nhận tài sản tại quá trình thực hiện việc bàn giao đó. Và việc soạn thảo biên bản giao nhận tài sản sẽ có đôi chút khác nhau ứng với các loại tài sản được bàn giao. Chẳng hạn như biên bản bàn giao đất đai, sổ đỏ, sẽ khác với biên bản bàn giao hàng hóa,…

4. Lưu ý khi lập biên bản bàn giao tài sản:

– Biên bản bàn giao tài sản có ý nghĩa quan trọng nên khi lập cần phải lưu ý những điều sau: 

+ Nêu rõ thời gian và địa điểm tiến hành bàn giao tài sản, đồng thời lập biên bản bàn giao tài sản. 

+ Ghi các thông tin cá nhân và thông tin liên lạc giữa các bên phải đầy đủ, rõ ràng, và chi tiết nhất. 

+ Ghi rõ trách nhiệm và cam kết giữa hai bên. 

+ Ghi những thông tin quan trọng của tài sản một cách đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu nhất các vấn đề như:  Tên chủng loại, tên tài sản, số lượng và thông số nhận dạng, cũng như tình trạng thực tế và giá trị hiện tại,… 

+ Biên bản bàn giao tài sản phải có đầy đủ chữ ký hoặc con dấu xác nhận của hai bên, có thể có cả chữ ký của người làm chứng (bên thứ ba) nếu cần,… 

– Một biên bản bàn giao tài sản chi tiết và phải được viết một cách rõ ràng cho phép cả người nhận và người lập có thể dễ dàng điều chỉnh với vai trò lưu trữ, bảo quản tài sản mới và theo dõi được tài sản còn lại.

5. Mục đích lập biên bản bàn giao tài sản:

– Hoàn thành việc xây dựng và mua sắm, bán hàng, thanh lý, cung ứng dịch vụ và tài sản,… 

– Được người khác biếu hoặc tặng, hay nhận góp vốn, viện trợ, thuê,… và được đưa vào sử dụng, bảo quản và quản lý tại đơn vị khác. 

– Bàn giao lại tài sản khi nghỉ việc hoặc chuyển công tác đến nơi khác,… 

– Khi thế chấp tài sản thế chấp.

– Bảo vệ tài sản của nhà nước, bệnh viện, trường học, hay các đơn vị hành chính sự nghiệp,… 

Vì vậy, biên bản bàn giao tài sản phải được lưu trữ lại bởi việc bàn giao tài sản có liên quan đến cả công tác quản lý tài sản. Để đề phòng các trường hợp khi xảy ra các vấn đề về sai lệch sổ sách hay các chứng từ kế toán thì khi đó cần phải kiểm tra lại, hoặc trường hợp khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia.


Tải văn bản tại đây

.btn-download-file {
padding: 16px 20px 16px 10px;
background-image: linear-gradient(to bottom, #e6a437, #fc6300);
color: white !important;
border-radius: 24px;
text-transform: uppercase;
transition: all ease 0.4s;
font-size: 15px;
font-weight: 500;
}

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com