Mức xử phạt đối với xe chở hành khách không gắn phù hiệu?

Thực trạng xe khách không có treo hay dán phù hiệu khá phổ biến hành vi này là vi phạm pháp luật về luật giao thông đường bộ. Vậy hạnh vi này sẽ có mức xử phạt vi phạm là bao nhiêu đối với từng cá nhân và tổ chức vi phạm. Dưới đây là một số thông tin cần thiết bạn cần biết về mức xử phạt nghị định 100/2019 đã qui định. 

1. Mục đích gắn phù hiệu trên xe:

Cấp phù hiệu xe là một thủ tục bắt buộc đối với các trường hợp kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Đến ngày 01/7 /2018, hầu như tất cả các xe ô tô đang hoạt động kinh doanh vận tải đều phải hoàn thành thủ tục gắn phù hiệu cho xe của họ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan mà có nhiều chủ xe chưa thực hiện thủ tục này, dẫn tới việc bị lực lượng chức năng xử phạt vì lỗi xe không có phù hiệu. Việc gắn phù hiệu trên một số dòng xe nhằm mục đích giúp cho lực lượng chức năng dễ đi vào quản lý hoạt động kinh doanh của những cá nhân, doanh nghiệp cũng như điều tiếtsắp xếp giao thông theo địa bàn.

Xem thêm: Xe biển vàng là gì? Xe biển vàng có cần cấp phù hiệu không?

2. Phù hiệu xe ô tô là như thế nào?

Phù hiệu ô tô hoặc cũng hay được hiểu là đăng ký xe là một loại giấy tờ cần thiết tất cả những xe tham gia kinh doanh vận tải phải có. Đây là một mẫu chứng nhận được Sở Giao thông Vận tải cấp  có giá trị cố định.

Mỗi loại xe kinh doanh vận tải sẽ có phù hiệu và thời gian khác nhau. Ví dụ: XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH “,”XE TẢI”, “XE TAXI “,XE HỢP ĐỒNG”,”XE BUÝT “,  “XE CÔNG – TEN – NƠ”, “XE TRUNG CHUYỂN. Phù hiệu ô tô được gắn ở trên cửa kính chắn gió phía trước phải lái xe, là nơi dễ dàng nhìn. Phù hiệu xe phải được lưu giữ cẩn thận, không được tự ý xoá hay chỉnh sửa những chữ trên phù hiệu hoặc biển hiệu khác với nội dung sai với lúc đăng ký phù hiệu.

Xem thêm: Cấp phù hiệu xe tải cho xe dưới 3,5 tấn

3. Các loại xe sau phải gắn phù hiệu ô tô:

Quy định gắn phù hiệu ô tô áp dụng với nhóm phương tiện là xe kinh doanh vận tải, cụ thể như sau:

Xe vận tải hành khách: Xe buýt, xe taxi, xe khách chạy tuyến cố định, xe chạy hợp đồng và xe du lịch;

Xe vận tải hàng hóa: xe tải các loại, xe container, xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơmi rơ moóc, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá, …

Xem thêm: Tước phù hiệu là gì? Xe tước phù hiệu được lưu thông không?

4. Mức xử phạt hành chính đối với xe chở hành khách không gắn phù hiệu:

Ô tô chở hành khách  ô tô chở người là một trong các phương tiện buộc phải được gắn phù hiệu.

4.1.Chủ điều khiển phương tiện:

 Căn cứ tại điểm e Khoản 6 Điều 23 và điểm b khoản 7 điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định cụ thể việc xử phạt đối với xe khách không có phù hiệu của người điều khiển phương tiện như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và những dạng xe giống xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với một trong những hành vi vi phạm hành chính như sau:

+ Điều khiển xe chở hành khách du lịch nước ngoài không có hoặc không gắn biểu tượng nhận dạng quốc gia  phù hiệu nhập cảnh theo quy định hoặc có nhưng đã quá hạn hoặc dùng phù hiệu không được cơ quan có thẩm quyền cấp.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng với một trong những hành vi vi phạm hành chính sau đây:

+ Điều khiển xe chở hành khách không gắn phù hiệu (biển hiệu) hoặc không có phù hiệu ( biển hiệu) theo quy định hoặc có nhưng đã quá thời hạn phải sử dụng phù hiệu (biển hiệu) không được cơ quan có thẩm quyền cấp.

4.2. Đối với chủ xe, hành vi này còn bổ sung thêm một mức xử phạt đối với chủ xe:

Căn cứ theo quy định tại Điểm h Khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cụ thể như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe máy kéo, ô tô, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm như sau:

– Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định 100/2019. 

Tóm lại, nếu không gắn phù hiệu đối với xe ô tô chở hành khách  ô tô chở người thì sẽ bị xử phạt xe không có phù hiệu như sau:

Với người điều khiển phương tiện:

+ Điều khiển xe chở hành khách du lịch nước ngoài bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

+ Điều khiển xe chở hành khách: bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

Đối với chủ phương tiện:

+ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân chủ phương tiện;

+ Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức doanh nghiệp.

5. Hồ sơ và trình tự đề nghị cấp phù hiệu:

Vì những mức phạt hành chính trên bạn nên đi đăng ký cấp phù hiệu ngay trước khi đưa xe của mình vào sử dụng.

5.1. Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu phải có đầy đủ những giấy tờ quy định sau:

– Đơn đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định pháp luật tại Phụ lục V của Nghị định 10/2020;

– Bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký hoặc bản sao giấy đăng ký xe ô tô. Trường hợp phương tiện không phải sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình bổ sung bản sao một trong những giấy tờ sau: hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã hoặc hợp đồng sử dụng phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng liên kết kinh doanh.

5.2. Trình tự, thủ tục cấp phù hiệu:

Bước 1:  Đơn vị kinh doanh vận tải cần gửi 01 bộ hồ sơ để đề nghị cấp phù hiệu đến cơ quan có thẩm quyền là Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh đối với đơn vị. Trường hợp hồ sơ phải điều chỉnh hoặc bổ sung, cơ quan có thẩm quyền cấp phù hiệu thông báo trực tiếp hoặc gửi văn bản hoặc trả lời trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến các mục đã bổ sung hoặc sửa đổi cho đơn vị kinh doanh vận tải biết trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đủ quy định, cơ quan có thẩm quyền là Sở Giao thông vận tải sẽ phải cấp phù hiệu đến từng xe theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải. Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc trả lời bằng văn bản và giải thích và nêu rõ nguyên nhân trả hồ sơ về.

Sở Giao thông vận tải có nhiệm vụ là theo dõi thông tin trên hệ thống dữ liệu và giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để thực hiện hoạt động kiểm tra và chỉ cấp phù hiệu khi thiết bị giám sát hành trình của xe đảm bảo đủ điều kiện quy định về lưu trữ và truyền dữ liệu.

Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe thông qua dịch vụ bưu chính hoặc là phương thức hợp lý khác theo quy định pháp luật. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe qua hình thức bưu chính thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần cập nhật thông tin của từng hồ sơ đầy đủ theo quy định vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của cơ quan có thẩm quyền là Bộ Giao thông vận tải.

Cơ quan cấp thực hiện quy trình tiếp nhận hồ sơ và cấp phù hiệu trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải;

c) Cơ quan cấp kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường của từng xe ô tô nhằm đảm bảo rằng phương tiện đáp ứng đầy đủ và chính xác điều kiện kinh doanh vận tải trên hệ thống Đăng kiểm Việt Nam;

d) Cơ quan cấp kiểm tra thông tin về hoạt động của phương tiện trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải và hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để thực hiện theo từng trường hợp sau:

Trường hợp phương tiện không có trên hệ thống sẽ thực hiện cấp phù hiệu mới

Trường hợp phương tiện đã có trên hệ thống thì Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ thực hiện chuyển thông tin từ hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Giao thông vận tải đang quản lý phương tiện đó đề nghị xác minh và gỡ toàn bộ thông tin phương tiện trong hệ thống dịch vụ công. Trong thời gian 02 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải nhận hồ sơ đề nghị phải trả lời, trường hợp không thống nhất gỡ thông tin của phương tiện phải nói rõ nguyên nhân. Sở Giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền nơi tiếp nhận hồ sơ thực hiện cấp phù hiệu và biển hiệu sau khi phương tiện đã gỡ ra ngoài hệ thống dịch vụ công.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

–  Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;

– Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.


Tải văn bản tại đây

.btn-download-file {
padding: 16px 20px 16px 10px;
background-image: linear-gradient(to bottom, #e6a437, #fc6300);
color: white !important;
border-radius: 24px;
text-transform: uppercase;
transition: all ease 0.4s;
font-size: 15px;
font-weight: 500;
}

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com