Nghỉ phép năm là quyền lợi của người lao động được hưởng khi tham gia vào quan hệ lao động. Vậy ngày nghỉ phép năm có được cộng dồn, chuyển sang năm sau không?
1. Ngày nghỉ phép năm có được cộng dồn, chuyển sang năm sau không?
Khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 quy địnhngười sử dụng lao động phảicó trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho nhữngngười lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để đượcnghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Theo đó, việc nghỉ phép hằng năm của người lao động sẽ được thực hiện theo quyđịnh về lịch nghỉ hằng năm mà người sử dụng lao động đã banhành. Mặc dù do người sử dụng lao động quy định nhưng trước khi thựchiện ban hành lịch nghỉ phép năm, người sử dụng lao động vẫnphải tham khảo ý kiến của người lao động.
Tuy nhiên để người lao động có thể thực hiện linh hoạt quyền nghỉ phép hằng năm của mình, quy định phápluật cũng đãcho phép các bên thỏa thuận để nghỉ phép năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Điều này đồng nghĩa rằng, người lao động nếu có nhu cầu thì có thể thựchiện thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc dồn phép củanăm trước chuyển sang năm sau nhưng chỉ được phép dồn ngày phép tối đa 03 năm một lần.
Tuy nhiên, việc có giải quyết cho người lao động cộng dồnphép năm chuyển sang năm sau hay không sẽcòn phải còn phụ thuộc vào người sử dụng lao động. Nếu người sử dụng lao động đồng ýthì người lao động có thể dồnphép năm chuyển sang năm sau mà vẫn được trả đủ lương trong những ngày nghỉphép năm đó. Còntrong trường hợp người sử dụng lao động không đồng ý thì người lao động chỉ có thể thực hiện theo lịch nghỉ đã quy định.
Xem thêm: Nghỉ phép năm bao nhiêu ngày? Tính thứ bảy chủ nhật không?
2. Người lao động nghỉ phép năm cộng dồn được hưởng bao nhiêu tiền:
Như đã phân tích ở mục trên, người lao động có thể được dồn phépchuyển sang năm sau, khi này người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
– Thứ nhất, người lao động được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ hằng năm mà người lao động và người sử dụng lao động đã ký kết với nhau theo đúng quy định pháp luật tại khoản 1Điều 113 Bộ Luật Lao động 2019;
– Thứ hai, người lao động được hưởng tiền tàu xe. Tại khoản 1 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động có quy định khi người lao động nghỉ phép năm (kể cả phép năm cộng dồn) thì họ có quyền được hưởng tiền tàu xe nếu như người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy, tuy nhiên số tiền tàu xe mà người lao động được hưởng là bao nhiêu thì sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên;
– Thứ ba, người lao động được hưởng tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm. Tại khoản 6 Điều 113 có quy định khi người lao động nghỉ phéphằng năm, phương tiện người lao động đi là các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường tínhcả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi sẽđược tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm. Người lao động cũng sẽ được hưởng tiền lương số ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Số tiền lương của những ngày này cũng sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên;
– Ngoài ra, người lao động khi nghỉ phép năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động sẽđược tạm ứng tiền lương theo đúng quy định của pháp luật về tiền lương.
Xem thêm: Chế độ chi trả tiền lương, tiền bồi dưỡng đối với những ngày được nghỉ phép hàng năm
3. Điều kiện để người lao động được nghỉ phép năm cộng dồn, chuyển sang năm sau:
Khoản 1 Điều 113 đã quy định rõ người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm. Có nghĩa là điều kiện tiên quyết để người lao động được nghỉ phép hằng năm đó chính là người lao động đó sẽ phải làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động. “Đủ 12 tháng” ở đây được hiểu là bao gồm cả các thời gian sau:
– Thời gian học nghề, tập nghề theo đúngquy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động vẫntiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động;
– Thời gian thử việc nếu người lao động vẫntiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc;
– Thời gian nghỉ việc riêngnhưng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động;
– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu nhưđược người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm;
– Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không đượcquá 6 tháng;
– Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn khôngđược quá 02 tháng trong một năm;
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo đúngquy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo cácquy định của pháp luật;
– Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
– Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó lạiđược kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Tuân thủ đúng theo điều kiện trên thì người lao động hoàn toàn có quyền được nghỉ phép năm theo số ngày mà pháp luật quy định, cụ thể:
– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc ởtrong điều kiện bình thường;
– 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, ngườilao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì tínhsố ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc;
– Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động đóđược tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Còn đối với trường hợp người lao động muốn dồn phép của mình và chuyển sang năm sau thì như đã phân tích ở mục trên người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động, nếu được người sử dụng lao động đồng ý thì người lao động mới được cộng dồn phép năm của mình sang năm kế tiếp.
Ví dụ, anh Nguyễn Văn A đã làm việc cho công ty B được đủ 15 tháng, tuy nhiên phép năm của anh A thì chưa sử dụng thế nên anh A đã thỏa thuận với bên phía người sử dụng lao động dồn phép năm của mình sang năm kế tiếp và người sử dụng lao động đã đồng ý với thỏa thuận đó. Anh A làm việc trong điều kiện bình thường thế nên theo quy định của pháp luật anh A sẽ được nghỉ phép năm 12 ngày làm việc/năm. Như vậy, tính ra nếu năm kế tiếp anh A vẫn làm việc tại doanh nghiệp thì anh A sẽ được tổng là 24 ngày phép năm.
Xem thêm: LVN Group tư vấn chế độ nghỉ phép hàng năm của người lao động
4. Nghỉ việc sau khi được cộng dồn phép có được người sử dụng thanh toán tiền số ngày chưa nghỉ:
Khoản 3 Điều 113 Bộ Luật Lao động 2019 quy định trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà ngườilao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì sẽđược người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Điều đó có nghĩa là pháp luật chỉ đưara quy định người sử dụng lao động sẽ phải thanh toán tiền cho những ngày phép năm màngười lao động chưa nghỉ hết cho người lao động đónếu họ bị thôi việc hoặc bị mất việc làm mà chưa nghỉ phéphằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày phép năm, còn nếu như người lao động vẫn tiếp tục làm việc tại doanhnghiệp mà chưa nghỉ hết ngày phép năm thì doanhnghiệp không bắt buộc phải thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ hết này cho họ.
Như vậy, nếu như người sử dụng lao động đã đồng ý để cho người lao động dồn phép năm của họ sang năm kế tiếp, nhưng sang năm kế tiếp người lao động lại nghỉ việc nhưng chưa sử dụng những ngày phép năm đó thì người lao động vẫn được quyền hưởng số tiền lương của những ngày phép năm cộng dồn và cả những ngày phép năm tại năm người lao động nghỉ.
Tiền nghỉ phép năm còn thừa = Tiền lương theo hợp đồng lao động tại tháng trước liền kề vớitháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm :những ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề vớitháng màngười lao động thôi việc, bị mất việc làm x Số ngày phép còn thừa.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật Lao động 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.