Dưới đây là tổng hợp đề thi giữa học kì 1 GDCD 11 năm 2023 – 2024 có đáp án dành cho các bạn học sinh tham khảo chuẩn bị cho kỳ thi giữa kỳ 1 môn GDCD 11.
1. Đề cương ôn tập giữa học kỳ 1 GDCD 11 năm 2023 – 2024:
1.1. Công dân với sự phát triển kinh tế:
Phần 1.Sản xuất của cải vật chất
a.Thế nào là sản xuất của cải vật chất ?
Sản xất của cải vật chất là sự tác động vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất.
– Là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội, xét đến cùng quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội
Phần 2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
a – Sức lao động.
– Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.
– Sức lao động = thể lực + trí lực.
b – Đối tượng lao động:
– Đối tượng lao động là yếu tố của tự nhiên mà lao động con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
Đối tượng lao động có thể chia thành 2 loại:
+ Loại có sẵn trong tự nhiên.
+ Loại đã trải qua tác động của lao động.
c – Tư liệu lao động:
– Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người.
– Tư liệu lao động được chia thành 3 loại.
+ Công cụ lao động.
+ Hệ thống bình chứa.
+ Kết cấu hạ tầng sản xuất
Phần 3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
a) Phát triển kinh tế
* Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội.
b) ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. (HD HS tự học)
– Đối với cá nhân: PTKT đảm bảo cho mọi người có việc làm, thu nhập ổn định, cuộc sống ấm no, có điều kiện chăm sóc sức khoẻ, học tập, tham gia các hoạt động xã hội.
– Đối với gia đình: PTKT là tiền đề, là cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng gia đình.
– Đối với xã hội:
+ Tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội.
+ Giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp và tệ nạn xã hội.
+ Phát triển VH, GD, YT; ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
+ Củng cố an ninh quốc phòng tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước; củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
+ Khắc phục sự tụt hậu xa về kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế.
1.2. Hàng hóa – Tiền tệ – Thị Trường:
Phần 1 .Hàng hoá
a. Hàng hoá là gì?
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán.
b. Hai thuộc tính của hàng hoá
– Giá trị sử dụng của hàng hoá: là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
-Giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. Giá trị hàng hoá là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi.
Phần 2. Tiền tệ
b. Chức năng của tiền tệ
5 chức năng cơ bản của tiền tệ:
– Thước đo giá trị
– Phương tiện lưu thông: H-T-H
– Phương tiện cất trữ:
– Phương tiện thanh toán
– Tiền tệ thế giới: Tỷ số hối đoái
Phần 3. Thị trường
a. Thị trường là gì?
Khái niệm: Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
– Chủ thể: người bán, người mua, cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước tham gia mua, bán, trao đổi trên thị trường.
– Thị trường tồn tại 2 dạng: hữu hình và vô hình.
– Các yếu tố cơ bản của thị trường: hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán. Từ đó hình thành nên các quan hệ: hàng hoá – tiền tệ, mua – bán, cung – cầu, giá cả hàng hoá
b. Các chức năng cơ bản của thị trường: Thị trường có 3 chức năng
– Chức năng thực hiện hay thừa nhận giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.
– Chức năng thông tin.
– Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
1.3. Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa:
Phần 1. Nội dung của quy luật giá trị
– Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở Thời gian lao động xã hội cần thiết (TGLĐXHCT) để sản xuất ra hàng hoá.
Nội dung quy luật được biểu hiện trong sản xuất và lưu thông hàng hoá:
+ Trong lĩnh vực sản xuất:
* Đối với từng hàng hoá: thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng hàng hoá phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất từng hàng hoá
* Đối với tổng số hàng hoá: thời gian lao động cá biệt để sản xuất tổng hàng hoá phải phù hợp với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất tổng hàng hoá.
+ Trong lĩnh vực lưu thông:
* Đối với từng hàng hoá: Giá cả hàng hóa vận động xoay quanh trục giá trị hàng hóa hay xoay quanh trục thời gian lao động xã hội cần thiết
* Đối với tổng số hàng hoá: Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán = tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
Phần 2. Tác động của quy luật giá trị
– Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
– Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên
– Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa
Phần 3. Vận dụng quy luật giá trị
b. Về phía công dân:
– Phấn đấu giảm chi phí, nâng cao chất lượng hàng hoá.
– Thông qua sự biến động của giá cả, điều tiết, chuyển dịch cơ cấu sản xuất…
– Cải tiến kỹ thuật, hợp lí hoá sản xuất
1.4. Cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa:
Phần 1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
a) Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sx, kinh doanh HH nhằm giành những đk thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
* Nội dung khái niệm cạnh tranh thể hiện ở 3 khía cạnh:
+ Tính chất của cạnh tranh: là sự ganh đua;
+ Các chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh;
+ Mục đích của cạnh tranh: Thu được nhiều lợi nhuận.
* Có 2 loại cạnh tranh
+ Lành mạnh : Cạnh tranh đúng pháp luật, mang tính nhân văn, có tác dụng lích thích kinh tế thị trường phát triển đúng hướng.
+ Không lành mạnh: Cạnh tranh vi phạm pháp luật, vi phạm chuẩn mực đạo đức, làm rối loạn và kìm hãm sự phát triển kinh tế thị trường.
b) Nguyên nhân đẫn đến cạnh tranh
+ NN1: Trong nền sx HH, do tồn tại nhiều chủ sở hữu khác nhau, tồn tại với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập trong quá trình sx, kinh doanh nên phải cạnh tranh với nhau.
+ NN2: Do đk sx của mỗi chủ thể kinh tế lại khác nhau, nên chất lượng HH và chi phí sx khác nhau, kết quả sx, kinh doanh giữa họ không giống nhau…,
Để giành lấy các đk thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sx và lưu thông HH, dịch vụ, tất yếu giữa họ có cạnh tranh với nhau.
Phần 2. Mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh tranh
a) Mục đích của cạnh tranh
Mục đích nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi, để thu nhiều lợi nhuận
– Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sx khác;
– Giành ưu thế về khoa học và công nghệ;
– Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng;
– Giành ưu thế về chất lượng, giá cả HH và phương thức thanh toán…
Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 Tin học 11 năm 2023 – 2024 có đáp án
2. Đề thi giữa học kì 1 GDCD 11 năm 2023 – 2024 có đáp án:
Câu 1 (2 điểm): Dựa vào kiến thức đã được học ở bài: “Công dân với sự phát triển kinh tế”. Em hãy trả lời những câu hỏi sau:
a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất? Hãy nêu một ví dụ minh họa.
b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất.
Câu 2 ( 2 điểm):
a. Sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ những điều kiện nào? Từ đó hãy nêu một ví dụ để minh họa.
b. Hàng hóa có mấy thuộc tính và hãy kể tên những thuộc tính đó. Thuộc tính nào của hàng hóa thể hiện ra bên ngoài, dễ dàng nhận biết được, vì sao?
Câu 3 ( 2 điểm):
Em hãy xác định và điền các yếu tố sau tương ứng vào nội dung bảng ở bên dưới: Người lao động, sữa của con bò sữa, đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây, cá biển, máy nấu thanh trùng sữa bò, nhà xưởng, sân bay, bến cảng.
Sức lao động |
Đối tượng lao động |
Tư liệu lao động |
Học sinh kẻ bảng (vào giấy làm bài thi.
Câu 4 (1.5 điểm): Có trường hợp như sau: Vào cuối năm anh A nhận được 10.000.000 tiền thưởng. Sau vài ngày suy nghĩ, anh A quyết định lấy 5.000.000 đầu tư vào chứng khoán để tạo thêm thu nhập, số tiền 5.000.000 còn lại anh mua vàng để cất trữ cho mình.
Trong trường hợp này, em hãy cho biết:
a. Tiền tệ đang thực hiện những chức năng nào?
b. Sự khác nhau giữa 2 chức năng trên là gì?
Câu 5 ( 1 điểm): Theo em, để tạo nên thị trường thì cần có những nhân tố cơ bản nào?
Câu 6 (1 điểm): Thông tin: “Giá cà phê trong nước ngày 2/5/2021 đã tăng 1,2 triệu đồng/tấn, dao động khoảng 38 triệu đồng/tấn. Cụ thể, giá cà phê thu mua tại tình Lâm Đồng là 37,7 triệu đồng/tấn; Đắk Nông là 37,9 triệu đồng/tấn; Gia Lai, Kon Tum 38 là triệu đồng/tấn.” (Trích Báo Đắk Lắk, ngày 2/5/2021)
Dựa vào thông tin trên:
a. Em hãy xác định thị trường đang thực hiện chức năng gì?
b. Nếu là người nông dân trồng cà phê em sẽ làm gì trước thông tin trên.
Câu 7 (0.5 điểm):
Trong thời đại công nghiệp 4.0, thế hệ GenZ đang là vị trí trung tâm trong sự phát triển kinh tế, là mục tiêu phát triển của các công ty công nghệ và truyền thông, dịch vụ… Với các sản phẩm công nghệ AI như máy phát hiện gian lận trong thi cử của Hugging team trường Đại học Bách Khoa (Hà Nội), đã dần khẳng định vị trí vai trò quan trọng trong nền công nghệ tiên tiến hiện nay. Đứng trước sự phát triển của công nghệ và khoa học, bản thân là thế hệ GenZ, em sẽ làm gì để phát triển bản thân góp phần phát triển kinh tế đất nước.
—–Hết—–
ĐÁP ÁN CHẤM BÀI GDCD 11
Câu hỏi |
Đáp án |
Thang điểm |
|||||||||
Câu 1 (2 điểm): Dựa vào kiến thức đã được học ở bài: “Công dân với sự phát triển kinh tế”. Em hãy trả lời những câu hỏi sau: a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất? Hãy nêu một ví dụ minh họa. b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất. |
a. Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. – Ví dụ: Sản xuất áo quần, khẩu trang… b. Có 2 vai trò: + Là cơ sở tồn tại của xã hội. + Quyết định mọi hoạt động của xã hội. |
0.75 điểm
0.25 điểm
0.5 điểm 0.5 điểm |
|||||||||
Câu 2 ( 2 điểm): a. Sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ những điều kiện nào? Từ đó hãy nêu một ví dụ để minh họa. b. Hàng hóa có mấy thuộc tính và hãy kể tên những thuộc tính đó. Thuộc tính nào của hàng hóa thể hiện ra bên ngoài, dễ dàng nhận biết được, vì sao? |
a. Để SP trở thành hàng hóa cần có 3 điều kiện: + Do lao động tạo nên. + Có công dụng nhất định. + Trước khi tiêu dùng phải thông qua mua bán – trao đổi. – Ví dụ: Cây viết do con người sản xuất, có công dụng là viết và được mua ở cửa hàng. b. Hàng hóa có 2 thuộc tính + Giá trị. + Giá trị sử dụng. – Thuộc tính thể hiện ra bên ngoài, dễ dàng nhận biết là giá trị sử dụng. |
0.75 điểm (mỗi ý 0,25 điểm)
0.25 điểm
0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm |
|||||||||
Câu 3 ( 2 điểm): Em hãy xác định và điền các yếu tố sau tương ứng vào nội dung bảng ở bên dưới: Người lao động, sữa của con bò sữa, đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây, cá biển, máy nấu thanh trùng sữa bò, nhà xưởng, sân bay, bến cảng.
Học sinh kẻ bảng vào giấy làm bài. (2 điểm) |
|
Mỗi yếu tố đúng được 0.25 điểm |
|||||||||
Câu 4 (1.5 điểm): Có trường hợp như sau: Vào cuối năm anh A nhận được 10.000.000 tiền thưởng. Sau vài ngày suy nghĩ, anh A quyết định lấy 5.000.000 đầu tư vào chứng khoán để tạo thêm thu nhập, số tiền 5.000.000 còn lại anh mua vàng để cất trữ cho mình. Trong trường hợp này, em hãy cho biết: a. Tiền tệ đang thực hiện những chức năng nào? b. Sự khác nhau giữa 2 chức năng trên là gì? |
a. Tiền tệ đang thực 2 chức năng: + Lưu thông. + Cất trữ. b. Sự khác nhau giữa 2 chức năng là: + Lưu thông là tiền tệ di chuyển từ tay người này sang người khác. + Cất trữ là tiền tệ rút khỏi lưu thông nên nằm im một chỗ. |
0.5 điểm 0.5 điểm
0.5 điểm ( HS chỉ cần nêu được trạng thái di chuyển của tiền tệ ) |
|||||||||
Câu 5 ( 1 điểm): Theo em, để tạo nên thị trường thì cần có những nhân tố cơ bản nào?
|
Các nhân tố cơ bản của thị trường là: hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán. |
Mỗi yếu tố 0,25 điểm. |
|||||||||
Câu 6 (1 điểm): Thông tin: “Giá cà phê trong nước ngày 2/5/2021 đã tăng 1,2 triệu đồng/tấn, dao động khoảng 38 triệu đồng/tấn. Cụ thể, giá cà phê thu mua tại tình Lâm Đồng là 37,7 triệu đồng/tấn; Đắk Nông là 37,9 triệu đồng/tấn; Gia Lai, Kon Tum 38 là triệu đồng/tấn.” (Trích Báo Đắk Lắk, ngày 2/5/2021) Dựa vào thông tin trên: a. Em hãy xác định thị trường đang thực hiện chức năng gì? b. Nếu là người nông dân trồng cà phê em sẽ làm gì trước thông tin trên. |
– Thị trường đang thực hiện chức năng thông tin. – Nếu là người nông dân trồng cà phê em sẽ mở rộng quy mô canh tác cà phê, đồng thời nâng cao chất lượng giống cà phê đang trồng. |
0.5 điểm 0.5 điểm ( HS nêu suy nghĩ cá nhân, chỉ cần nêu được mở rộng quy mô canh tác) |
|||||||||
Câu 7 (0.5 điểm): Trong thời đại công nghiệp 4.0, thế hệ GenZ đang là vị trí trung tâm trong sự phát triển kinh tế, là mục tiêu phát triển của các công ty công nghệ và truyền thông, dịch vụ… Với các sản phẩm công nghệ AI như máy phát hiện gian lận trong thi cử của Hugging team trường Đại học Bách Khoa (Hà Nội), đã dần khẳng định vị trí vai trò quan trọng trong nền công nghệ tiên tiến hiện nay. Đứng trước sự phát triển của công nghệ và khoa học, bản thân là thế hệ GenZ, em sẽ làm gì để phát triển bản thân góp phần phát triển kinh tế đất nước. |
Là giới trẻ thuộc thế hệ GenZ, cần phải nâng cao trình độ học tập, tự học và nắm bắt công nghệ thông tin để phục vụ cho việc học và cuộc sống. |
0.5 điểm (HS nêu được suy nghĩ phát triển bản thân trong thời đại công nghệ) |
Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 tiếng Anh 11 năm 2023 – 2024 có đáp án
3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 GDCD 11 năm 2023 – 2024 có đáp án:
Hình thức: 30% tự luận, 70% trắc nghiệm.
Thời gian: 45 phút.
Theo chương trình chuẩn.
Cấp độ
Tên Chủ đề/ Bài học |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Cộng |
||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||
Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế. |
Biết được vai trò của sản xuất. của cải vật chất đối với đời sống xã hội. -Nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. |
Phân biệt được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất |
– Phân tích và lí giải được các yếu tố của quá trình sản xuất cũng như yếu tố quan trọng nhất – Nhận thức được ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội |
||||||
Số câu: 5 Số điểm:3,33 Tỉ lệ 33,3% |
Số câu :3 Số điểm: 1đ |
Số câu :1 Số điểm: 0,33đ |
Số câu: 1 Số điểm: 2 |
Số câu:TN:4 TL: 1 Điểm:3,33đ |
|||||
Bài 2: Hàng hóa, tiền tệ, thị trường. |
– Khái niệm hàng hóa, thị trường. – Biết được hai thuộc tính của hàng hóa. -Biết được các chức năng của tiền tệ, thị trường. |
-Phân biệt được giá trị và giá cả của hàng hóa – Phân biệt được các chức năng của. tiền tệ, thị trường |
Vận dụng được các khái niệm và thuộc tính vào trong cuộc sống |
. |
Liên hệ thực tế và vận dụng cho bản thân. |
||||
Số câu:11 Số điểm: 3,67 Tỉ lệ 36,7 % |
Số câu: 6 Số điểm: 2đ |
Số câu: 3 Số điểm:1đ |
Số câu: 1 Số điểm:0,33đ |
Số câu: 1 Số điểm:0,33đ |
Số câu: TN: 11;TL:0 Số điểm: 3,67 |
||||
Chủ đề: Quy luật kinh tế: Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
|
. Biết được nội dung và tác động của quy luật giá trị
|
Hiểu được nội dung và các tác động của quy luật giá trị. Hiểu được nội dung của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. |
Biết vận dụng qui luật giá trị trong tiêu dùng để bản thân có lợi nhất |
|
Liên hệ thực tế và vận dụng quy luật |
|
|||
Số câu: 7 Số điểm: 3 Tỉ lệ 30 % |
Số câu:3 Số điểm: 1đ |
Số câu:2 Số điểm: 0,67đ |
Số câu: 1 Số điểm:0,33đ |
|
Số câu:1 Số điểm: 1đ |
Số câu: TN: 6;TL:1 Số điểm: 3đ
|
|||
Số câu:21 Số điểm: 7 Tỉ lệ 70% |
Số câu:12 Số điểm: 4 Tỉ lệ 40% |
Số câu: 6 Số điểm: 2 Tỉ lệ 20% |
Số câu: 2 Số điểm: 0,67 Tỉ lệ 0,67% |
Số câu:1 Số điểm:2 Tỉ lệ 20% |
Số câu:1 Số điểm:0,33 Tỉ lệ 0,33% |
Số câu:1 Số điểm:1 Tỉ lệ 10% |
Số câu: TN:21;TL:2 Số điểm: 10 Tỉ lệ 100% |
Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 11 năm 2023 – 2024 có đáp án