Môn Mĩ thuật 6 giúp học sinh rèn luyện được khả năng hội họa của mình. Dưới đây là tổng hợp đề thi học kì 1 Mĩ thuật 6 năm học 2023 – 2024 có đáp án giúp học sinh tự rèn luyện được ở nhà!
1. Hướng dẫn ôn tập học kỳ 1 Mỹ thuật 6 năm học 2023 – 2024:
Mục tiêu:
– Chỉ ra được bố cục hình, màu tạo không gian, nhịp điệu trong tranh để tạo nên một bức tranh có điểm nhấn trong mắt người xem.
– Vẽ được bức tranh theo đề tài lễ hội quê hương, cần vẽ các chi tiết có liên quan đến lễ hội quê hương, các hình ảnh gần gũi với quê hương như con người đang làm gì trong lễ hội, khung cảnh ra sao,…
– Phân tích được nhịp điệu của nét, hình, màu và không gian trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật để tạo nên tổng thể bài vẽ rõ ràng.
– Nhận biết được cách diễn tả không gian trong tranh dân gian giúp bài vẽ được sinh động hơn.
Cần chuẩn bị:
– Giấy A4 ( khoảng 2-3 tờ) dự phòng cho trường hợp vẽ sai.
– Bút chì, cục tẩy.
– Màu (màu nước, màu chì, màu sáp,…)
Định hướng:
– Giáo viên đưa ra yêu cầu của mình rồi định hướng học sinh đến những chủ đề để giúp học sinh lựa chọn viết chúng.
– Học sinh lựa chọn một đề tài để thể hiện khả năng vẽ cũng như phối hợp màu sắc của mình.
Hình thức:
– Thực hành theo yêu cầu giáo viên đưa ra
Xem thêm: Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lý 6 2023 – 2024 có đáp án
2. Ma trận đề thi cuối học kỳ 1 Mỹ thuật 6 năm học 2023 – 2024:
Nội dung kiểm tra | Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá |
Mĩ thuật tạo hình | Yếu tố và nguyên lí tạo hình Lựa chọn, kết hợp:
Yếu tố tạo hình: – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian. Nguyên lí tạo hình: – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu Thể loại: Lựa chọn, kết hợp: – Lí luận và lịch sử mĩ thuật – Hội họa Hoạt động thực hành và thảo luận Thực hành – Thực hành sáng tạo sản phẩm thiết kế 2D. Thảo luận – Sản phẩm thực hành của học sinh Định hướng chủ đề: Lựa chọn, kết hợp: – Văn hoá, xã hội. |
Nhận biết:
– Xác định được nội dung chủ đề Thông hiểu: – Biết cách sử dụng một số chất liệu trong thực hành, sáng tạo. Vận dụng: – Vận dụng được nguyên lí cân bằng, tương phản và một số yếu tố tạo hình vào thực hành sáng tạo. – Hiểu được mối liên hệ giữa mĩ thuật với một số môn học, hoạt động giáo dục khác. Vận dụng cao: – Biết ứng dụng sản phẩm vào thực tế cuộc sống. |
Xem thêm: Đề thi học kì 1 Âm nhạc 6 năm học 2023 – 2024 có đáp án
3. Nội dung ôn tập cuối kỳ môn Mỹ thuật 6 năm học 2023 – 2024:
Nội dung:
– Vẽ tranh đề tài bộ đội
– Vẽ tranh đề tài học tập
Hướng dẫn đánh giá: Bài làm của học sinh thể hiện được các tiêu chí sau:
– Thể hiện được nội dung theo yêu cầu
– Có bố cục tương đối hợp lý
– Hình vẽ sinh động, sáng tạo đáp ứng được nội dung chủ đề
– Màu sắc hài hòa, có đậm có nhạt
– Nét vẽ tự nhiên thể hiện được cảm xúc người vẽ
Đánh giá:
– Loại Đạt: bài làm của học sinh phải đạt được 3 trong 5 tiêu chí trở nên ( trong đó tiêu chí 1 và tiêu chí 5 bắt buộc phải đạt)
– Loại không đạt: bài làm của học sinh không đạt được 3 trong 5 tiêu chí trở nên ( trong đó tiêu chí 1 và tiêu chí 5 bắt buộc học sinh phải đạt).
Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 Sinh học 6 năm 2023 – 2024 có đáp án
4. Đề thi học kì 1 Mĩ thuật 6 năm học 2023 – 2024 có đáp án:
4.1. Đề số 1:
Đề bài: Em hãy vẽ một bức tranh đề tài “Cuộc sống quanh em”.
I. Mục tiêu :
1- Kiến thức: Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về nội dung và cách vẽ tranh đề tài “Cuộc sống quanh em”.
2- Kĩ năng : Đánh giá kĩ năng vẽ hình và sử dụng màu sắc của học sinh trong bài vẽ tranh đề tài “Cuộc sống quanh em”.
3- Thái độ : Học sinh thể hiện thái độ nghiêm túc trong bài làm.
4- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ, năng lực tự chủ trong học tập, năng lực tư duy, sáng tạo.
II. Hướng dẫn đánh giá:
1- Đạt yêu cầu (Đ)
– Hoàn thành bài vẽ tranh đề tài “Cuộc sống quanh em” với yêu cầu cơ bản về:
+ Nội dung
+ Bố cục
+ Màu sắc
2- Chưa đạt yêu cầu (CĐ)
– Chưa hoàn thành bài vẽ ở mức cơ bản.
4.2. Đề số 2:
I- Mục tiêu :
1- Kiến thức: Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về nội dung và cách vẽ tranh chủ đề “Đình làng em”.
2- Kĩ năng : Đánh giá kĩ năng vẽ hình và sử dụng màu sắc của học sinh trong bài vẽ tranh chủ đề “Đình làng em”.
3- Thái độ : Học sinh thể hiện thái độ nghiêm túc trong bài làm.
4- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ, năng lực tự chủ trong học tập, năng lực tư duy, sáng tạo.
II- Nội dung:
Em hãy vẽ một bức tranh chủ đề “ Đình làng em
III- Hướng dẫn đánh giá
1- Đạt yêu cầu (Đ)
– Hoàn thành bài vẽ tranh chủ đề “Đình làng em” với yêu cầu cơ bản về:
+ Nội dung
+ Bố cục
+ Màu sắc
2- Chưa đạt yêu cầu (CĐ)
– Chưa hoàn thành bài ở mức cơ bản.
4.3. Đề số 3:
I. Mục tiêu :
1- Kiến thức: Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về đường diềm và cách trang trí đường diềm trên đồ vật.
2- Kĩ năng : Đánh giá kĩ năng vẽ đồ vật và trang trí đường diềm trên đồ vật.
3- Thái độ : Học sinh thể hiện thái độ nghiêm túc trong bài làm.
4- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ, năng lực tự chủ trong học tập, năng lực tư duy, sáng tạo.
II- Nội dung: Trang trí đường diềm trên đồ vật.
III- Hướng dẫn đánh giá
1- Đạt yêu cầu (Đ)
– Hoàn thành bài trang trí đường diềm trên đồ vật ở mức cơ bản về:
+ Tạo hình đồ vật
+ Cách sắp xếp họa tiết
+ Màu sắc
2- Chưa đạt yêu cầu (CĐ)
– Chưa hoàn thành bài ở mức cơ bản.
4.4. Đề số 4:
Đề bài: VẼ THEO MẪU VẼ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
1. Yêu cầu
* Kiến thức
- Nhận biết được đặc điểm, hình dạng, tỉ lệ của mẫu.
- Biết cách vẽ và so sánh để tìm ra tỉ lệ đúng của mẫu.
* Kĩ năng
- Vẽ được hình có tỉ lệ gần giống mẫu, bài vẽ có bố cục đẹp phù hợp với trang giấy.
- Nét vẽ đậm, nhạt… khác nhau.
- Diễn tả được 3 sắc độ đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu.
* Thái độ: Nhận ra vẻ đẹp của mẫu và tương quan bài vẽ, về: hình, đậm nhạt, bố cục,…
2. Hình thức kiểm tra
- Làm bài thực hành: Khổ giấy A4.
- Vẽ hình và đậm nhạt bằng bút chì đen.
3. Biểu điểm
* Loại giỏi: (9 – 10 điểm)
- Biết sắp xếp bố cục hình vẽ phù hợp với trang giấy.
- Xác định đúng tỉ lệ khung hình, nhóm mẫu, vật mẫu và tỉ lệ bộ phận.
- Mô phỏng được đặc điểm riêng của mẫu.
- Nét vẽ có đậm, nhạt, bước đầu diễn tả đậm nhạt chính của mẫu.
* Loại khá (7 – 8 điểm)
- Bố cục bài vẽ tương đối hợp lí.
- Hình tỉ lệ gần với mẫu.
- Nét vẽ có đậm nhạt.
* Loại trung bình ( 5-6 điểm)
- Bố cục hình vẽ chưa cân đối với trang giấy.
- Tỉ lệ còn chưa sát với mẫu.
- Nét vẽ chưa có đậm nhạt.
- Loại yếu kém (dưới 5 điểm) Không đạt những yêu cầu trên
Xem thêm: Đề thi học kì 1 Vật lý 6 năm học 2023 – 2024 có đáp án
5. Các bước vẽ tranh:
Để vẽ một bức tranh mỹ thuật, bạn có thể thực hiện các bước sau:
– Tìm ý tưởng và chủ đề: Trước khi bắt đầu vẽ, bạn cần tìm ra ý tưởng và chủ đề cho bức tranh của mình. Nếu bạn không có ý tưởng cụ thể, hãy tìm hiểu thêm về các chủ đề thường được vẽ trong mỹ thuật, ví dụ như thiên nhiên, con người, phong cảnh, động vật, v.v.
– Chọn bề mặt và vật liệu: Bạn cần chọn bề mặt và vật liệu phù hợp để vẽ bức tranh. Bề mặt có thể là giấy vẽ, vải, gỗ hoặc các vật liệu khác. Vật liệu có thể bao gồm bút chì, màu nước, sáp màu, sơn dầu, v.v.
– Vẽ phác thảo: Bạn cần vẽ phác thảo để lên ý tưởng và cấu trúc bức tranh. Vẽ những đường cơ bản của bức tranh như hình dáng, chi tiết, ánh sáng, bóng tối, v.v.
– Sắp xếp màu sắc: Bạn cần sắp xếp màu sắc phù hợp cho bức tranh của mình. Hãy chọn màu sắc phù hợp với chủ đề và tạo ra một tổng thể màu sắc hài hòa.
– Thực hiện chi tiết: Bạn có thể tiến hành thực hiện chi tiết nhỏ hơn của bức tranh, sử dụng các kỹ thuật vẽ khác nhau để tạo ra các chi tiết như nếp vải, chấm nổi, nước rãnh, v.v.
– Hoàn thiện: Sau khi hoàn thành các chi tiết của bức tranh, bạn có thể tiến hành hoàn thiện bức tranh. Hãy chú ý tới việc làm cho các chi tiết hài hòa với tổng thể bức tranh và tạo ra sự cân đối cho nó.
– Ký tên và trưng bày: Khi hoàn thành, hãy ký tên của mình lên bức tranh và trưng bày nó tùy vào nhu cầu, như treo tường hoặc để trên giá sách.
Những bước trên sẽ giúp bạn vẽ một bức tranh mỹ thuật lớp 6 một cách hiệu quả. Hãy cố gắng tập trung và thực hiện từng bước một để có được một bức tranh đẹp.
Xem thêm: Đề thi học kì 1 Tin học 6 năm học 2023 – 2024 có đáp án