Cải cách hành chính Thành phố Hồ Chí Minh

1. TP. Hồ Chí Minh tiếp tục nỗ lực cải cách hành chính

“CCHC là vấn đề trọng tâm, trong đó hiệu quả hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là trọng điểm” – ông Võ Văn Hoan nhấn mạnh. Từ đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố lưu ý trách nhiệm của người đứng đầu như nêu gương, quyết liệt, năng động, sáng tạo… Bên cạnh đó là trách nhiệm của cán bộ, công chức. Phải rõ người, rõ việc; việc gì đúng phải làm ngay, việc gì chưa rõ thì báo cáo và đề xuất, việc gì không rõ thì mạnh dạn có kiến nghị.

Tại hội nghị, UBND TP HCM đã công bố Chỉ số CCHC của sở, ban, ngành, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện năm 2023. Theo đó, các đơn vị này đều xếp loại tốt nhưng thứ hạng có sự khác nhau. Căn cứ, khối sở, ban, ngành: Sở Tư pháp đứng đầu với 97,57 điểm, đứng cuối là Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM với 85,18 điểm. Khối UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện: UBND quận Bình Tân đứng đầu với 96,53 điểm, UBND quận 5 đứng cuối với 86,22 điểm.

Khối đơn vị ngành dọc đều được xếp loại tốt về CCHC. Các đơn vị này được xếp loại nhưng không xếp hạng.

2. Cải cách hành chính tại TPHCM: ‘Tìm giải pháp, đừng tìm giải thích’

Sáng 12/8, UBND TPHCM tổ chức Hội nghị sơ kết công tác cải cách hành chính (CCHC) 6 tháng đầu năm 2023 và phân tích, đánh giá các chỉ số liên quan đến công tác CCHC năm 2021 của Thành phố.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Duy Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ cho rằng, để triển khai CCHC tốt hơn trong thời gian tới, Thành phố cần sớm hoàn thiện việc xây dựng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở hợp nhất giữa Cổng Dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử tập trung của Thành phố.

“Hiện nay, Thành phố triển khai việc này hơi chậm và manh mún. Theo Nghị định 61 năm 2018 của Chính phủ thì việc xây dựng hệ thống thông tin một cửa điện tử phải triển khai xong từ năm 2018, 2019”, ông Hoàng cho biết.

Theo Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, 6 tháng đầu năm, Thành phố tiếp nhận và giải quyết khoảng 5,3 triệu hồ sơ, nhưng hiện trên hệ thống mà Thủ tướng theo dõi chỉ có 11.000 hồ sơ. Vì vậy, các hồ sơ còn lại là báo cáo giấy.

Theo báo cáo của Sở Nội vụ, tỉ lệ giải quyết đúng hạn các hồ sơ của Thành phố là 99,9%. Tuy nhiên, với con số 11.000 hồ sơ được nhập vào phần mềm một cửa điện tử của Cổng Dịch vụ công quốc gia thì tỉ lệ này chỉ đạt 63%, còn lại là trễ hẹn.

Mặt khác, ông Nguyễn Duy Hoàng cũng đề nghị Thành phố tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính để làm cơ sở xây dựng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4.

Theo ông, Chính phủ yêu cầu toàn bộ 800 dịch vụ công trực tuyến phải được kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tuy nhiên, hiện tại TPHCM mới có 22 dịch vụ được kết nối. Số lượng này là là quá ít và không có sự liên thông, liên kết giữa các đơn vị, khiến thời gian giải quyết thủ tục hành chính chưa được rút ngắn.

Lấy ví dụ, ông Hoàng cho hay, hầu hết các tỉnh, thành phố đã xây dựng dịch vụ công trực tuyến liên thông trong thanh toán dịch vụ về đất đai, thuế nhưng TPHCM vẫn chưa làm được. Vì vậy là quá chậm so với các địa phương khác.

“Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, TPHCM mất trung bình 28 ngày để thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, trong khi các địa phương đã liên thông thủ tục này chỉ mất 30 phút tới một giờ”, ông Hoàng nhấn mạnh.

Mặt khác, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính đề xuất TPHCM nghiên cứu phân cấp việc tiếp nhận đối với loại thủ tục hành chính có nhu cầu lớn để tạo thuận lợi cho người dân.

Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị Thành phố cần số hóa 1.764 thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử để đảm bao bao nhiêu hồ sơ được tiếp nhận thì từng đấy hồ sơ được cập nhật trên hệ thống một cửa điện tử, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp có thể theo dõi, kiểm soát được từng hồ sơ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com