Cải cách hành chính tư pháp tại tòa án

1. Cải cách hành chính như đi “đường tắt”…

Phát biểu tại tọa đàm, Phó Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính (Bộ Nội vụ) Đỗ Quý Tiến kiến nghị Bộ Tư pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả, thực chất các nội dung CCHC thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Tư pháp và Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2021 – 2030.

Bộ Tư pháp tiếp tục tham gia với Bộ Nội vụ trong thành phần ban soạn thảo, tổ biên tập xây dựng Đề án xác định chỉ số CCHC; tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tham gia tích cực với các bộ liên quan trong việc chấm điểm chỉ số CCHC hằng năm của các bộ, ngành, địa phương.

Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Nguyễn Thị Mai cho biết, Cục Bổ trợ tư pháp luôn hoàn thành công tác CCHC, không bị người dân khiếu nại, nhất là liên quan đến các thủ tục cấp phép chứng chỉ hành nghề như công chứng, luật sư, đấu giá…

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Mai cho biết việc thẩm định hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề cũng còn gặp một số khó khăn khi người khai hồ sơ không trung thực.

“Ngay như việc nguyên điều tra viên vụ án “vườn điều” ở Bình Thuận gây oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén trước đây là ông Cao Văn Hùng trong quá trình làm hồ sơ đã không khai báo trung thực là ông này từng bị kỷ luật. Tuy nhiên, sau khi nhận được phản ánh, Bộ Tư pháp đã thu hồi thẻ hành nghề luật sư của ông Hùng”, bà Mai cho biết.

Ông Nguyễn Quang Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) ví von CCHC như việc đi “đường tắt” thay vì “đường vòng” để công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn. Muốn vậy, cần quy định rõ các TTHC ngay trong luật để thuận tiện cho người dân, cho đơn vị Nhà nước và cán bộ xử lý công việc. Mọi người cứ “soi” vào đó mà làm.

Trong lĩnh vực này, Tổng cục THADS đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia tại Tổng cục với 5 quy trình quản lý, vận hành theo tiêu chuẩn và 3 quy trình giải quyết TTHC.

Thực hiện quyết định của Bộ Tư pháp về công bố Mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO cho đơn vị THADS, đã có 63/63 Cục THADS ban hành Hệ thống quản lý chất lượng tại Cục và tiếp tục triển khai tại các Chi cục.

Việc ban hành và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng trong giải quyết TTHC đã góp phần đẩy mạnh công khai, minh bạch thực hiện các quy trình, thủ tục về THADS hiện nay.

2. Tiếp tục xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ thường xuyên

Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết để thực hiện hiệu quả công tác CCHC của Bộ và ngành tư pháp, các đơn vị, nhất là các đơn vị xây dựng pháp luật chủ động thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; thường xuyên kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời phát hiện quy định có nội dung chồng chéo, mâu thuẫn, không phù hợp với thực tiễn gây khó khăn, vướng mắc cho đầu tư, kinh doanh và đời sống xã hội.

Trước mắt, các đơn vị phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu Chính phủ, đề xuất Quốc hội ban hành các văn bản tháo gỡ “điểm nghẽn” đang là rào cản đối với phát triển kinh tế  – xã hội như: Giải ngân vốn đầu tư công; thể chế trong thúc đẩy chuyển đổi số gắn với cải cách, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; tham gia hiệu quả vào cải cách thể chế pháp luật trong lĩnh vực đất đai…

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh lưu ý các đơn vị thuộc Bộ cần tiếp tục xác định thực hiện cải cách hành chính là nhiệm vụ thường xuyên. Hằng năm cần xây dựng kế hoạch thực hiện và tổng kết, đánh giá, đề xuất các giải pháp cụ thể theo phương châm: Sáng tạo, đổi mới, hiệu quả; gắn công tác đánh giá, xếp hạng thi đua, khen thưởng với kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC của đơn vị, đơn vị; coi đây là nhiệm vụ kép có ý nghĩa nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng yêu cầu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ; khai thác tối đa lợi ích của văn bản điện tử, chữ ký số và tổ chức cuộc họp, hội nghị bằng cách thức trực tuyến; nâng cao chất lượng các dịch vụ công của Bộ Tư pháp; hoàn thành việc kết nối 100% dịch vụ công của Bộ Tư pháp với Cổng Dịch vụ công quốc gia theo kế hoạch của Chính phủ.

3. Cải cách tư pháp tại Tòa án nhân dân đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Tổng kết công tác cải cách tư pháp thời gian qua cho thấy, thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW, các Kết luận số 79-KL/TW, số 92-KL/TW, số 84-KL/TW của Bộ Chính trị, nhiều chủ trương, nhiệm vụ lớn của cải cách tư pháp đã được Tòa án nhân dân đề xuất thể chế hóa trong Hiến pháp, pháp luật và được triển khai thực hiện nghiêm túc, nhất là trong lĩnh vực hình sự, dân sự, tố tụng tư pháp, tổ chức và hoạt động của đơn vị tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân tiếp tục được kiện toàn và có nhiều đổi mới theo hướng tiếp cận dần với mô hình tổ chức, hoạt động của một nền tư pháp hiện đại…

Tuy nhiên, việc thực hiện cải cách tư pháp tại Tòa án nhân dân theo Nghị quyết số 49-NQ/TW vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc; một số vấn đề còn có nhận thức không thống nhất.

Phát biểu tại phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh cải cách tư pháp trong Tòa án nhân dân là con đường tất yếu, lâu dài để đạt được các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đặt ra và đáp ứng sự mong đợi của nhân dân vào một nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Ban Chỉ đạo Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” và Chương trình số 01-CTr/BCSĐ ngày 15/01/2021 về công tác toàn khóa của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2021-2026; ngày 09/6/2021, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 909/TANDTC-TCCB về việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ biên tập xây dựng Đề án “Cải cách tư pháp tại Tòa án nhân dân đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com