Đề thi cuối học kì 2 môn Vật lý lớp 8 có đáp án năm 2023

Đề thi cuối học kì 2 môn Vật lý lớp 8 có đáp án dưới đây giúp cho các bạn học sinh củng cố lại kiến thức cơ bản và làm quen với các dạng bài tập để đạt kết quả cao trong kì thi cuối học kì 2. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Nội dung ôn tập môn Vật lý lớp 8:

Trong chương trình Vật lý 8 nội dung phải học sẽ gồm 2 chương đó là: cơ học và nhiệt học.

a, Cơ học

– Chuyển động cơ học.

– Vận tốc: vận tốc trung bình, vận tốc tương đối,…

– Lực và biểu diễn lực.

– Lực quán tính và sự cân bằng lực quán tính.

– Lực ma sát.

– Áp suất: định nghĩa, đơn vị, công thức tính,…

– Áp suất chất lỏng bình thông nhau.

– Áp suất khí quyển: nguyên nhân, công thức tính,…

– Lực đẩy Acsimet: định luật, công thức tính,…

– Công cơ học: công thức,…

– Công suất: công thức tính, đơn vị đo,…

– Cơ năng vật lý: công thức, định luật bảo toàn cơ năng,…

b, Nhiệt học

– Nhiệt năng: cách dẫn nhiệt, thay đổi,…

– Chất dẫn nhiệt, đối lưu bức xạ nhiệt,…

– Công thức tính nhiệt lượng,…

– Cân bằng nhiệt: công thức tính,…

Xem thêm: Đề thi cuối học kì 2 môn GDCD lớp 8 có đáp án năm 2023

2. Đề cương ôn tập học kì 2 Vật lí 8:

Lí thuyết ôn thi học kì 2 Vật lí 8

1. Công cơ học

Khi một vật chịu tác dụng của một lực và làm vật đó chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực tác dụng thì lực thực hiện công.

Công thức: A = F. S hoặc A = P. h

Trong đó:

A là công cơ học, đơn vị Jun (J)

F và P là lực tác dụng lên vật, đơn vị N

S và h là quãng đường dịch chuyển của vật, đơn vị mét (m)

2. Công suất

Công suất được xác định bằng công của vật thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

Công thức: P = A/t => A = P.t và t = A/P

Trong đó: 

P là công suất, đơn vị W

A là công thực hiện, đơn vị Jun (J)

t là thời gian thực hiện công, đơn vị giây (s).

3. Cơ năng

– Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì vật đó có cơ năng. Đơn vị của cơ năng là Jun (J).

– Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của vật đó.

4. Nội dung của thuyết cấu tạo chất

– Cấu tạo của các chất là từ các hạt riêng biệt được gọi là nguyên tử, phân tử.

– Giữa các hạt nguyên tử và phân tử có khoảng cách.

– Các nguyên tử và phân tử đều chuyển động không ngừng.

– Khi nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử và phân tử cấu tạo nên vật đó chuyển động càng nhanh.

5. Nhiệt năng Nhiệt năng của một vật là tổng các động năng của phân tử cấu tạo nên vật đó. Có 2 cách để nhiệt năng của một vật thay đổi đó là: Truyền nhiệt hoặc thực hiện công.

6. Nhiệt lượng

– Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hoặc mất đi trong quá trình truyền nhiệt, đơn vị là Jun (J).

7. Dẫn nhiệt

– Nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, truyền từ phần này sang phần khác của vật bằng hình thức dẫn nhiệt.

– Chất dẫn nhiệt tốt là chất rắn, nhất là kim loại.

– Chất dẫn nhiệt kém là chất khí và chất lỏng.

8. Đối lưu

– Đối lưu là hình thức truyền nhiệt của chất lỏng và chất khí, sự truyền nhiệt ấy bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.

9. Bức xạ nhiệt

– Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường thẳng và có thể xảy ra cả ở trong môi trường chân không.

10. Công thức tính nhiệt lượng

Nhiệt lượng của một vật thu vào phụ thuộc vào những yếu tố

– Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hoặc mất đi trong quá trình truyền nhiệt.

– Nhiệt lượng của một vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật đó và nhiệt dung riêng của chất tạo nên vật.

Công thức tính nhiệt lượng thu vào: Q = m. c. Δt

Trong đó: 

+ Q là nhiệt lượng thu vào của vật đơn vị Jun (J) + m là khối lượng của vật đơn vị kilogam (kg)

+ c là nhiệt dung riêng của chất làm nên vật đơn vị J/kg. K

+ Δt = t2 – t1 là độ tăng nhiệt độ của vật, t1 là nhiệt độ của vật ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối cùng của vật, đơn vị °C, °K … B.

Bài tập ôn thi học kì 2 Vật lí 8

Câu 1. Phát biểu về định luật bảo toàn cơ năng. Lấy ví dụ về sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác.

Câu 2. Phát biểu về định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Lấy ví dụ tương ứng về biểu hiện của định luật trên.

Câu 3. Khái niệm của công suất? Công thức tính công suất? Cho biết tên và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức?

Câu 4. Khái niệm của nhiệt lượng. Viết công thức và đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức?

Câu 5. Viết công thức tính nhiệt lượng của các nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra? Cho biết tên và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức.

Câu 6. Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg. K có nghĩa là gì? Nhiệt độ của nước tăng thêm bao nhiêu nếu cung cấp một lượng nhiệt 21000J cho 1kg nước?

Câu 12. Liệt kê những cách truyền nhiệt mà em biết? Kể tên những hình thức truyển nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và trong chân không.

Câu 13. Hãy giải thích tại sao về mùa đông khi mặc nhiều áo mỏng ta lại có cảm giác ấm hơn khi mặc một chiếc áo dày?

Câu 14. Hãy giải thích tại sao dây đun nước trong lại được đặt ở dưới và gần sát đáy ấm mà không phải đặt ở trên?

Câu 15. Hãy giải thích tại sao phích được chế tạo bởi hai lớp vỏ thủy tinh?

Câu 16. Vào mùa nào trong năm chim thường hay đứng xù lông? Giải thích?

Câu 17. Hãy giải thích hiện tượng cả lớp ngửi thấy mùi nước hoa sau khi mở lọ nước hoa được vài giây.

Câu 18. Tại sao nồi hoặc xoong thường được làm bằng kim loại còn bát đĩa thì được làm từ sứ?

Câu 19. Vào ngày trời lạnh, lấy tay sờ vào hai vật bằng kim loại và gỗ. Tay có cảm giác lạnh khi sờ vào vâht nào? Giải thích.

Xem thêm: Đề thi cuối học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 có đáp án 2023

3. Đề thi cuối học kì 2 môn Vật lý lớp 8:

3.1. Đề số 1:

I. Trắc nghiệm

Chọn đáp án đúng

Câu 1. Đại lượng nào dưới đây của vật không tăng khi chuyển động nhiệt các phân tử cấu tạo nên vật nhanh hơn?

A. Khối lượng.

B. Nhiệt năng.

C. Thể tích.

D. Nhiệt độ.

Câu 2. Để làm bát ăn cơm người ta thường làm bằng chất liệu sứ, bởi vì:

A. Sứ lâu hỏng

B. Sứ dẫn nhiệt tốt

C. Sứ cách nhiệt tốt

D. Sứ giá tiền rẻ

Câu 3. Tại sao nước biển mặn lại mặn?

A. Do các phân tử trong nước biển đã có sẵn vị mặn.

B. Do các phân tử muối xen kẽ với phân tử nước bởi vì giữa chúng có khoảng cách.

C. Do các nguyên tử muối xen kẽ với nguyên tử nước bởi vì giữa chúng có khoảng cách.

D. Do các phân tử nước liên kết với các phân tử muối.

Câu 4. Khi không khí được nén ở trong chiếc bơm xe đạp thì:

A. Số phân tử không khí có trong bơm xe đạp sẽ giảm.

B. Khoảng cách các phân tử có trong không khí sẽ giảm.

C. Khối lượng các phân tử có trong không khí sẽ giảm.

D. Kích thước của các phân tử có trong không khí sẽ giảm.

Câu 5. Thế năng vật nào lớn nhất trong các vật dưới đây: Vật A nặng 0,5kg ở độ cao là 2m; vật B nặng 1kg ở độ cao là 1,5m; vật C nặng 1,5kg ở độ cao là 3m.

A. Vật C.

B. Vật A.

C. Không có vật nào

D. Vật B.

Câu 6. Một người kéo đều gàu nước có trọng lượng là 60N từ giếng có độ sâu là 6m trong thời gian là 1/2 phút. Lực kéo có công suất là:

A. 650W.

B. 120W.

C. 310W.

D. 180W.

Câu 7. Những dạng năng lượng của một viên đạn đang bay?

A. Thế năng, nhiệt năng và động năng

B. Nhiệt năng, thế năng

C. Động năng

D. Động năng, nhiệt năng

Câu 8. Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị của công suất:

A. W

B. J/s

C. N.m

D. kW

Câu 9. Tại sao cánh máy bay thường được dùng để quét ánh bạc?

A. Để hấp thụ ít bức xạ nhiệt mặt trời.

B. Làm giảm ma sát với không khí.

C. Làm giảm sự dẫn nhiệt.

D. Liên lạc với các đài ra đa thuận lợi hơn.

Câu 10. Khi bỏ 1 chiếc thìa vào trong một cốc nước nóng thì nhiệt năng của chiếc thìa và của nước có trong cốc lúc này sẽ thay đổi như thế nào?

A. Nhiệt năng của chiếc thìa và của nước có trong cốc đều tăng lên.

B. Nhiệt năng của chiếc thìa sẽ giảm xuống còn của nước có trong cốc tăng lên.

C. Nhiệt năng của chiếc thìa sẽ tăng lên còn của nước có trong cốc giảm xuống.

D. Nhiệt năng của chiếc thìa và của nước có trong cốc đều giảm xuống.

Câu 11. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt môi trường nào là chủ yếu?

A. Lỏng và rắn

B. Khí và rắn

C. Lỏng, rắn và khí

D. Khí và lỏng

Câu 12. Tại sao khi bỏ vài hạt thuốc tím vào trong một cốc nước thì nước màu tím lại di chuyển thành dòng theo chiều từ dưới lên trên?

A. Do hiện tượng dẫn nhiệt

B. Do hiện tượng truyền nhiệt

C. Do hiện tượng đối lưu

D. Do hiện tượng bức xạ nhiệt

II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Câu 1. Hai yếu tố mà công cơ học phụ thuộc đó là: ….. và lực tác dụng vào vật

Câu 2. Vật có cơ năng khi vật đó có khả năng ……

Câu 3. Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu hoàn toàn bị đốt cháy: ……

Câu 4. Tổng …. các phân tử cấu tạo nên vật được gọi là nhiệt năng của một vật

III. Tự luận

Câu 1 (1 điểm): Tại sao bồn chứa xăng dầu, cánh máy bay người ta lại sơn màu nhũ trắng sáng mà lại không sơn màu khác?

Câu 2 (2 điểm): Một cần cẩu nhỏ có công suất hoạt động là 2000W nâng được một vật có khối lượng là 200kg lên đều đến độ cao là 15 mét trong thời gian là 20 giây.

a, Hãy tính công mà cần cẩu đó đã thực hiện trong thời gian đã nâng vật đó?

b, Hãy tính hiệu suất của cần cẩu trong quá trình làm việc?

Câu 3 (3 điểm):

a, Một ấm nhôm có khối lượng là 240g có đựng 1,75lít nước. Hãy tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi ấm nước đó ở 240 độ C. Biết rằng nhiệt dung riêng nhôm: c1 = 880J/kg.K, nước: c2 = 4200J/kg.K.

b, Tính nhiệt độ của nước cân bằng nhiệt khi bỏ 100g đồng ở 1200C vào trong 500g nước ở 250C ? Biết 380J/kg.K là nhiệt dung riêng của đồng.

Đáp án:

I. Trắc nghiệm

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

Câu 1: A

Câu 2: C

Câu 3: C

Câu 4: B

Câu 5: A

Câu 6: D

Câu 7: A

Câu 8: C

Câu 9: A

Câu 10: C

Câu 11: D

Câu 12: C

II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau

Câu 1. quãng đường mà vật di chuyển

Câu 2. sinh công

Câu 3. Q = q . m

Câu 4. động năng

III. Tự luận

Câu 1:

Giải thích:

– Để hạn chế sự hấp thụ của tia nhiệt có thể làm cho chúng nóng lên. (0,75 điểm)

– Tránh xảy ra tình trạng cháy nổ, hỏa hoạn. (0,25 điểm)

Câu 2:

Tóm tắt đề bài (0,25 điểm)

a, Công mà cần cẩu đã thực hiện trong thời gian đã nâng vật đó là:

Atp = P.t = 2000 . 20 = 40000J (0,5 điểm)

b, Lực nâng vật đó lên đều là: F = P = 2000N (0,25 điểm)

Công ích mà nâng vật lên trực tiếp là: Ai = P.h = 30000J (0,5đ)

Hiệu suất làm việc của cần cẩu là: H = Ai /Atp = 75% (0,5 điểm)

Câu 3:

Tóm tắt đề bài (0,25 điểm)

Nhiệt lượng cần phải cung cấp cho ấm nhôm là: Q1 = m1 . c1 . ∆t = 0,24 . 880 . 76 = 16051,2J (0,5 điểm)

Nhiệt lượng cần phải cung cấp cho nước là: Q2 = m2 . c2 . ∆t = 1,75 . 4200 . 76 = 558600J (0,5 điểm)

Nhiệt lượng cần phải cung cấp cho cả ấm nước nhôm là: Q = Q1 + Q2 = 574651 (J) (0,5 điểm)

Qtỏa= 0,1.380 . (120 – t) (0,25 điểm)

Qthu = 0,5.4200 . (t – 25) (0,25 điểm)

Dựa vào phương trình cân bằng nhiệt ta có: Qtỏa = Qthu (0,25 điểm)

Suy ra: 0,1 . 380 . (120 – t)= 0,5 . 4200.(t – 25) (0,25 điểm)

Suy ra: t = 26,68 (0,25 điểm)

3.2. Đề số 2:

I. Trắc nghiệm

Chọn đáp án đúng

Câu 1. Những dạng năng lượng của thác nước đang chảy từ trên cao xuống:

A. Nhiệt năng

B. Thế năng và động năng

C. Nhiệt năng và động năng

D. Động năng

Câu 2. Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị của công suất:

A. W

B. J/s

C. N.m

D. kW

Câu 3. Khi dùng tấm ván có độ dài là 6m để đưa một vật lên cùng một độ cao sẽ được lợi về lực khi dùng tấm ván có chiều dài là 2m, vậy lúc này lực sẽ được lợi hơn bao nhiêu lần?

A. 5 lần

B. 6 lần

C. 4 lần

D. 3 lần

Câu 4. Có hai cái cần cẩu cùng nâng một vật nặng 2000N lên độ cao là 2m. Cần cẩu thứ nhất thực hiện trong 180 giây, cần cẩu thứ hai thực hiện trong vòng 2 phút. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu trên:

A. P1>P2

B. Không đủ dữ kiện để so sánh

C. P1

D. Không có đáp án đúng

Câu 5. Quá trình khuyếch tán xảy ra nhanh hay chậm dựa vào yếu tố nào quyết định?

A. Nhiệt độ

B. Trọng lượng

C. Thể tích

D. Môi trường

Câu 6. Khi nào vật có cơ năng:

A. Khối lượng lớn.

B. Tính ì lớn.

C. Có khả năng sinh ra công.

D. Vật đó đứng yên.

Câu 7. Cơ năng có đơn vị là:

A. J

B. W

C. J/s

D. kW

Câu 8. So với mặt đất vật nào dưới đây không có thế năng?

A. Chiếc lá cây đang rơi xuống.

B. Chiếc bàn trên sàn nhà đứng yên.

C. Quả bóng bay đang bay trên cao.

D. Một người trên toà nhà đứng trên tầng bốn.

II. Tự luận

Câu 1 (2 điểm): Hãy phát biểu định luật về công? Viết công thức tính công và nêu tên đơn vị, đại lượng?

Câu 2 (1 điểm): Nhỏ một giọt mực vào trong cốc nước. Tại sao trong thời gian ngắn mà toàn bộ nước trong cốc có màu mực mặc dù không khuấy? Nếu nhiệt độ của nước tăng lên thì hiện tượng xảy ra sẽ nhanh lên hay chậm đi? Giải thích tại sao?

Câu 3 (2 điểm): Để mang gạch lên tầng trên một công nhân đã dùng ròng rọc cố định. Biết rằng người công nhân đó đã phải dùng lực kéo là 2500N mới mang được bao gạch lên độ cao là 6m trong vòng 1/2 phút. Hãy tính:

a, Công lực kéo người công nhân?

b, Công suất của người công nhân?

Câu 4 (1 điểm): Một vật có khối lượng là 24kg, người ta kéo vật đó lên cao bằng một mặt phẳng nghiêng có độ cao là 1,8 mét và chiều dài là 15 mét. Do ma sát trên đường có lực cản là 36N. Hãy coi vật chuyển động thẳng đều và tính công của người kéo?

Đáp án:

I. Trắc nghiệm

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: B

Câu 2: C

Câu 3: D

Câu 4: C

Câu 5: A

Câu 6: C

Câu 7: A

Câu 8: B

II. Tự luận

Câu 1:

– Định luật về công: Không có một máy cơ đơn giản nào cho ta được lợi về công. Lợi về lực được bao nhiêu lần thì thiệt về đường đi bấy nhiêu lần và ngược lại.

– Công được tính theo công thức: A = F.s

Trong đó:

A: công của lực F (ký hiệu: J)

F: lực tác dụng vào vật (ký hiệu: N)

S: quãng đường vật dịch chuyển (ký hiệu: m)

Câu 2:

– Do sự chuyển động không ngừng về mọi phía của các phân tử mực chuyển và có khoảng cách giữa chúng.

– Khi nhiệt độ tăng thì hiện tượng trên xảy ra nhanh hơn bởi vì khi nhiệt độ tăng thì các phân tử sẽ chuyển động nhanh hơn.

Câu 3:

Tóm tắt đề bài.

a, Công của lực kéo người công nhân A = F.S = 2500.6 = 15000 (J)

b, Công suất của người công nhân đó là: P = A : t = 15000 : 30 = 500 (W)

Câu 4:

Tóm tắt đề bài.

Công của người kéo sinh ra là: A = P.h + Fms.S = 240.1,8 + 36.15 = 972 (J)

=> Công của người kéo là 972 J

Xem thêm: Đề thi cuối học kì 2 môn Tin học lớp 8 có đáp án năm 2023

4. Ma trận đề thi cuối học kì 2 môn Vật lý lớp 8:

Tên chủ đề

 

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao  
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL  
Định luật về công.

Công suất.

Cơ năng.

– Nhận biết được các yêu tố mà công cơ học phụ thuộc.

– Nhận biết được các dạng năng lượng.

– Biết được cơ năng là gì.

– Biết được công thức tính công suất.

– So sánh giữa thế năng và các vật.

 

– Vận dụng công thức tính công và công thức tính công suất để giải các bài tập.

– Vận dụng công thức tính công có ích và công thức tính công toàn phần.

   

 

Số câu

Số điểm

4

1 điểm

  1

0.25 điểm

  1

0,25 điểm

1

2 điểm

    7

3,5 điểm

Cấu tạo của các chất.

Nhiệt năng.

– Giữa các phân tử và các nguyên tử có khoảng cách.

– Biết được nhiệt năng là gì.

 

– Nêu được khi ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử sẽ càng chuyển động nhanh.

– Giải thích hiện tượng khuếch tán.

– Nhận biết được sự thay đổi của nhiệt năng.

     
Số câu

Số điểm

2

0,5 điểm

  4

1 điểm

   

 

      6

1,5 điểm

Các hình thức truyền nhiệt.

– Nhận biết được các chất dẫn nhiệt tốt, chất dẫn nhiệt kém.

– Nhận biết được đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra ở chất khí và chất lỏng.

– Giải thích được các hiện tượng liên quan tới đối lưu, bức xạ nhiệt.

     
Số câu

Số điểm

2

0.5 điểm

  1

0.25 điểm

1

1 điểm

        4

1,75 điểm

Công thức tính nhiệt lượng.

Phương trình cân bằng nhiệt.

 

– Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu hoàn toàn bị đốt cháy.

  Vận dụng được công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt để các giải bài tập.  
Số câu

Số điểm

    1

0.25 điểm

        1

3 điểm

2

3,25 điểm

Tổng số câu

Tổng số điểm

8

2 điểm

8

2,75 điểm

3

5,25 điểm

19

10 điểm

Xem thêm: Đề thi cuối học kì 2 môn Toán lớp 8 có đáp án năm 2023

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com