Đề thi cuối học kì 2 môn Vật lý lớp 9 có đáp án năm 2023

Đề thi cuối học kì 2 môn Vật lý lớp 9 có đáp án năm 2023 gồm những mẫu đề mới được sưu tầm trên toàn quốc. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo.

1. Những bước cần thiết để làm bài tập Vật lý hiệu quả:

Để thành công trong việc học vật lý, học sinh cần tuân thủ một số nguyên tắc và phương pháp học tập hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích để giúp học sinh học tập vật lý tốt hơn:

– Tóm tắt đề bài: Sau khi đọc đề bài, học sinh cần tóm tắt lại nội dung bài toán để hiểu rõ đại lượng cần tính toán và đại lượng còn thiếu. Việc này giúp học sinh hướng giải quyết bài toán một cách chính xác và hiệu quả.

– Vẽ hình minh họa: Trước khi tính toán, học sinh nên vẽ hình minh họa để hiểu rõ hơn về hiện tượng cần giải quyết. Việc vẽ hình giúp học sinh hình dung được hiện tượng và tránh sai sót trong quá trình tính toán.

– Vẽ hình đủ lớn: Với các bài toán phức tạp, học sinh nên vẽ hình đủ lớn để có thể minh họa đầy đủ các dữ kiện trong đề bài và giúp tính toán chính xác hơn.

– Làm đầy đủ bài tập: Học sinh nên làm đầy đủ các bài tập từ dễ đến khó trong sách giáo khoa và sách bài tập vật lý do Bộ GD-ĐT phát hành. Việc này giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập và nâng cao kỹ năng tính toán.

– Làm bài tập khó sau khi làm các bài tập dễ và trung bình: Học sinh nên làm các bài tập khó sau khi làm các bài tập dễ và trung bình để rèn luyện kỹ năng và nâng cao trình độ.

– Không nên tập trung làm các bài tập quá dài và khó: Học sinh nên ưu tiên làm các bài tập cơ bản do giáo viên hướng dẫn tại lớp và trong sách giáo khoa và sách bài tập do Bộ GD-ĐT ban hành. Sau khi thuần thục, học sinh có thể làm thêm các bài tập phù hợp và giải thử các đề trắc nghiệm để rèn luyện kỹ năng.

Xem thêm: Đề thi cuối học kì 2 môn Toán lớp 9 có đáp án năm 2023

2. Đề thi cuối học kì 2 môn Vật lý lớp 9 có đáp án năm 2023:

2.1. Đề thi cuối kì 2 Lý 9:

I. Phần trắc nghiệm ( 4 điểm):

Câu 1: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng thì đường pháp tuyến có đặc điểm nào sau đây:

A. Là đường thẳng bất kỳ đi qua điểm tới.
B. Đi qua điểm tới mà không vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường.
C. Vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường và đi qua điểm tới.
D. Là đường thẳng trùng với mặt phân cách giữa hai môi trường.

Câu 2: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc tới là góc nào sau đây?

A. Là góc tạo bởi tia khúc xạ và đường pháp tuyến.
B. Là góc tạo bởi tia tới và đường pháp tuyến.
C. Là góc tạo bởi tia tới và mặt phân cách giữa hai môi trường.
D. Là góc tạo bởi tia khúc xạ và mặt phân cách giữa hai môi trường.

Câu 3: Thấu kính hội tụ không có đặc điểm nào sau đây?

A. Tia sáng tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló tiếp tục truyền thằng theo hướng của tia tới.
B. Thấu kính hội tụ có phần giữa dày hơn phần rìa.
C. Chùm tia sáng tới song song với trục chính qua thấu kính hội tụ cho chùm tia ló loe rộng ra. D. Thấu kính hội tụ có khả năng hội tụ ánh sáng.

Câu 4: Mắt người mắc tật cận thị là mắt có đặc điểm nào sau đây?

A. Không nhìn rõ được các vật ở gần mắt.
B. Không nhìn rõ được các vật ở xa mắt.
C. Chỉ nhìn rõ được các vật ở xa mắt.
D. Chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 50cm trở ra.

Câu 5: Với cùng một công suất điện được truyền tải đi trên cùng một đường dây tải điện. Nếu hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tăng 4 lần thì:

A. Công suất hao phí trên đường dây tải điện đó tăng 16 lần.
B. Công suất hao phí trên đường dây tải điện đó giảm 4 lần.
C. Công suất hao phí trên đường dây tải điện đó giảm 16 lần.
D. Công suất hao phí trên đường dây tải điện đó tăng 4 lần.

Câu 6: Khi một tia sáng truyền từ nước ra ngoài không khí với góc tới bằng 300 thì góc khúc xạ có đặc điểm nào sau đây?

A. Góc khúc xạ lớn hơn hoặc bằng 300.
B. Góc khúc xạ nhỏ hơn 300.
C. Góc khúc xạ nhỏ hơn hoặc bằng 300.
D. Góc khúc xạ lớn hơn 300.

Câu 7: Trên vành đỡ của một kính lúp có ghi con số 2,5X( số bội giác của kính lúp); kính lúp này có tiêu cự là:

A. 25cm.
B. 5cm.
C. 2,5cm.
D. 10cm.

Câu 8: Một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 40cm thì thấu kính đó có tiêu cự bằng:

A. 30cm.
B. 40cm.
C. 10cm.
D. 20cm.

II. Phần tự luận ( 6 điểm):

Bài 1( 2 điểm): Moät thấu kính phân kỳ có tiêu cự 10 cm, một vật thật AB cao 30cm ở cách thấu kính 30cm.

a. Vẽ ảnh, nêu tính chất ảnh.

b. Biết ảnh ở cách thấu kính 7,5cm. Hãy tính chiều cao của ảnh.

Bài 2 ( 3 điểm): Một máy biến thế có cuộn sơ cấp gồm 500 vòng dây, cuộn thứ cấp gồm
40 000 vòng dây. Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp là 400V.

a. Máy biến thế này là máy tăng thế hay hạ thế? Vì sao?

b. Hãy tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp.

c. Nếu muốn thu được hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là 35 000V thì phải thay đổi số vòng dây của cuộn thứ cấp như thế nào?

Bài 3 (1 điểm): Nếu trong tay em có một thấu kính thì em làm thế nào để biết được thấu kính đó là thấu kính hội tụ hay phân kỳ?( nêu ít nhất hai cách nhận biết)

2.2. Đáp án đề thi cuối kì 2 Lý 9:

1- Phần trắc nghiệm( 4 điểm): Mỗi câu đúng được 0,5 điểm :

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C B C B C D D D

III.2- Phần tự luận:

Bài Nội dung Điểm
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 1:

2 điểm

a. Vẽ ảnh:

– Tính chất ảnh: ảnh ảo, cùng chiều với vật, nhỏ hơn vật, ở gần thấu kính hơn vật.

1 điểm

 

 

0,5 điểm

 
b. Từ hình vẽ ta thấy

Delta mathrm{A}^{prime} mathrm{B}^{prime} mathrm{O} đồng dạng với Delta mathrm{ABO} nên ta có: frac{O A}{O A^{prime}}=frac{A B}{A^{prime} B^{prime}}

Rightarrow mathrm{A}^{prime} mathrm{B}^{prime}=frac{A B cdot O A^{prime}}{O A}=frac{30.7,5}{30}=7,5 mathrm{~cm}

Vậy ảnh cao 7,5 cm

 

 

0,5 điểm

Bài 2:

3 điểm

a. Máy biến thế này là máy tăng thế vì số vòng dây của cuộn thứ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn sơ cấp. 1 điểm
b. Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thư cấp là:

ADCT: text { ADCT: } frac{U_1}{U_2}=frac{n_1}{n_2}

Rightarrow mathrm{U}_2=frac{U_1 cdot n_2}{n_1}=frac{400.40000}{500}=32000(mathrm{~V})

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

c. Nếu U2=35 000V thì số vòng dây của cuộn thứ cấp là:

mathrm{n}_2=frac{U_2 cdot n_1}{U_1}=43750 text { vòng. }

n2== 43 750 vòng.

Vậy phải quấn thêm vào cuộn thứ cấp 43 750 vòng dây

 

 

0,5 điểm

 

Bài 3:

1 điểm

– Dùng tay kiểm tra nếu thấy thấu kính có phần giữa dày hơn phần rìa thì đó là THHT, nếu thấy thấu kính có phần giữa mỏng hơn phần rìa thì đó là THPK

– Quan sát dòng chữ qua thấu kính nếu thấy ảnh của dòng chữ to hơn dòng chữ thật thì đó là TKHT, nếu thấy ảnh của dòng chữ nhỏ hơn dòng chữ thật thì đó là TKPK.

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

Xem thêm: Đề thi cuối học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án năm 2023

3. Đề thi cuối học kì 2 môn Vật lý lớp 9 có đáp án năm 2023:

3.1. Đề thi cuối học kì 2 môn Vật lý lớp 9: 

Câu 1: Hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?
A. Một cuộn dây dẫn kín nằm cạnh một thanh nam châm.
B. Nối hai cực của một thanh nam châm với hai đầu của một dây dẫn.
C. Đưa một cực của pin từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
D. Cho thanh nam châm rơi từ ngoài vào trong lòng một cuộn dây dẫn kín.

Câu 2: Trong thí nghiệm bố trí như hình vẽ, biết rằng khi đưa nam châm từ ngoài vào trong lòng cuộn dây thì đèn LED màu đỏ sáng, đèn LED màu vàng không sáng. Khi kéo nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn LED màu đỏ không sáng, đèn LED màu vàng sáng. Hỏi khi đưa cuộn dây lại gần nam châm thì điều gì xảy ra?

A. Đèn LED màu đỏ sáng, đèn LED màu vàng không sáng.
B. Đèn LED màu đỏ không sáng, đèn LED màu vàng sáng.
C. Cả hai đèn không sáng.
D. Cả hai đèn sáng.

Câu 3: Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở R thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,4kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu tải điện là 50kV. Điện trở dây dẫn bằng
A. 50Ω    B. 500Ω    C. 100Ω    D. 5000Ω

Câu 4: Trong hình 4, xy là mặt phân cách giữa hai môi trường không khí (ở trên) và nước (ở dưới). Hình nào biểu diễn không đúng sự khúc xạ của tia sáng khi truyền qua mặt phận cách xy?

Câu 5: Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước với góc tới là 60°. Kết quả nào sau đây là hợp lý?
A. Góc khúc xạ r = 60°
B. Góc khúc xạ r = 40°30’
C. Góc khúc xạ r = 0°
D. Góc khúc xạ r = 70°

Câu 6: Một vật đặt trong khoảng tiêu cự cảu thấu kính hội tụ. Đặc điểm của ảnh của vật tạo bởi thấu kính là
A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
C. ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
D. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.

Câu 7: Chiếu một chùm tia sáng song song vào một thấu kính hội tụ, chùm tia ló thu được
A. cũng là chùm song song.
B. là chùm hội tụ.
C. là chùm phân kì.
D. là chùm sáng hội tụ tại quang tâm của thấu kính.

Câu 8: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cựu f = 16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này này khi đặt vật cách thấu kính là
A. 8cm    B. 16cm    C. 32cm    D. 48cm

Câu 9: Điều nào sau đây là đúng khi nói về ảnh cho bởi một thấu kính phân kì?
A. Vật đặt trong khoảng OF cho ảnh thật ngược chiều với vật.
B. Vật đặt trong khoảng OF cho ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.
C. Vật đặt ngoài khoảng OF cho ảnh thật.
D. Tất cả mọi trường hợp vật đặt trước thấu kính phân kỳ đều cho ảnh ảo, cùng chiều, bé hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự OF của thấu kính.

Câu 10: Đặt một vật sáng cách thấu kính hội tụ d = 20(cm). Thấu kính cso tiêu cự f = 15(cm) ta thu được ảnh gì và cách thấu kính bao xa?
A. Ảnh thật, cách thấu kính 90(cm).
B. Ảnh thật, cách thấu kính 60(cm).
C. Ảnh ảo, cách thấu kính 90(cm).
D. Ảnh ảo, cách thấu kính 60(cm).

Câu 11: Biết tiêu cự của kính cận thị bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt. Thấu kính nào dưới đây có thể làm kính cận thị?
A.Thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm.
B. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm.
C. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5cm.
D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm.

Câu 12: Chọn câu nói không đúng.
A. Kính lúp dùng để quan sát những vật nhỏ.
B. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
C. Dùng kính lúp để nhìn các vật nhỏ thì ảnh quan sát được là ảnh thật lớn hơn vật.
D. Độ bội giác của kính lúp càng lớn thì ảnh quan sát được càng lớn.

Câu 13: Dùng máy ảnh mà vật kính cách phim 5cm để chụp ảnh của một người cao 1,6m, đứng cách máy 4m. Chiều cao của ảnh là
A. 3cm    B. 2cm    C. 1cm    D. 4cm

Câu 14: Điều nào không đúng khi nói về mắt?
A. Hai bộ phận quan trọng của mắt là thủy tinh thể và màng lưới.
B. Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ làm bằng vật chất trong suốt và mềm.
C. Màng lưới là một màng mà khi ta nhìn thấy ảnh của vật sẽ thể hiện rõ trên đó.
D. Thủy tinh thể ở mắt đóng vai trò như buồng tối ở máy ảnh.

Câu 15: Một người cận thị, điểm xa nhất mà người đó nhìn rõ là 0,5(m), người đó muốn khắc phục tật cận thị phải lựa chọn kính như thế nào?
A. Kính hội tụ có tiêu cự f = 1(m).
B. Kính phân kì có tiêu cự f = 1(m).
C. Kính phân kì có tiêu cự f = 0,5(m).
D. Kính hội tụ có tiêu cự f = 0,5(m).

Câu 16: Khi nào ta nhìn thấy một vật có màu đỏ?
A. Khi vật đó khúc xạ ánh sáng màu đỏ.
B. Khi vật đó tán xạ tất cả các ánh sáng màu trừ màu đỏ.
C. Khi có ánh sáng màu đỏ từ vật đó truyền đến mắt ta.
D. Khi vật đó hấp thụ ánh sáng màu đỏ.

Câu 17: Trong các nguồn sáng sau, nguồn nào phát ra ánh sáng trắng?
A. Bóng đèn pin.
B. Đèn LED.
C. Bút lade.
D. Đèn ống dùng trong quảng cáo.

Câu 18: Lăng kính và đĩa CD có tác dụng gì?
A. Tổng hợp ánh sáng.
B. Nhuộm màu cho ánh sáng.
C. Phân tích ánh sáng.
D. Khúc xạ ánh sáng.

Câu 19: Vật màu đỏ có đặc điểm nào dưới đây?
A. Tán xạ kém ánh sáng màu đỏ và tán xạ mạnh ánh sáng các màu khác.
B. Tán xạ mạnh ánh sáng màu đỏ và tán xạ kém ánh sáng màu khác.
C. Tán xạ mạnh tất cả các màu.
D. Tán xạ kém tất cả các màu.

Câu 20: Trường hợp nào sau đây là do tác dụng quang điện của ánh sáng?
A. Sấy, phơi khô các vật dụng.
B. Ion hóa các chất khí ở tầng cao khí quyển.
C. Tắm nắng để chữa bệnh còi xương ở trẻ em.
D. Dùng tia tử ngoại để tiệt trùng các dụng cụ y tế.

Câu 21: Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây? Chiếu một chùm sáng trắng
A. vào một gương phẳng.
B. qua một tấm thủy tinh mỏng.
C. qua một lăng kính.
D. qua một thấu kính phân kì.

Câu 22: Một vật được thả từ điểm A trên phần bên trái của mặt cong, vật trượt tới điểm cao nhất trên phần bên phải (gọi là điểm B). Biết rằng 10% cơ năng ban đầu cảu vật chuyển hóa thành nhiệt năng trong quá trình vật trượt từ A đến B. Tỉ lệ phần trăm giữa thế năng của vật tại B và thế năng cảu vật tại A là bao nhiêu?
A. 100%    B. 20%    C. 10%    D. 90%

Câu 23: T rong những biểu hiện sau đây, biểu hiện nào là biểu hiện của năng lượng?
A. Truyền được âm
B. Làm cho vật nóng lên.
C. Phản chiếu được ánh sáng.
D. Tán xạ được ánh sáng.

Câu 24: Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không?
A. Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi.
B. Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
C. Không đúng, vì động năng của xe giảm dần.
D. Không đúng, vì khi tắt máy động năng cảu xe đã chuyển hóa thành thế năng.

Câu 25: Ánh sáng Mặt Trời cung cấp một công suất 0,8kW cho mỗi mét vuông đất. Hiệu suất của pin Mặt Trời là 10%. Diện tích các mái nhà trong trường em là 2000m2, giả sử các mái nhà này đều là các tấm pin mặt trời thì sẽ cung cấp một công suất điện bao nhiêu cho trường em.
A. 200kW.    B. 180kW.    C. 160kW.    D. 140kW.

3.2. Đáp án đề thi:

Câu 1: D

Hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trong trường hợp cho thanh nam châm rơi từ ngoài vào trong lòng một cuộn dây dẫn kín.

Câu 2: A

Khi đưa cuộn dây lại gần nam châm thì tương đương việc đưa nam châm lại gần cuộn dây nên đèn LED màu đỏ sáng, đèn LED màu vàng không sáng.

Câu 3: C

Từ công thức Php = R. P2/U2 => R = Php. U2/P2 = 400.500002/1000002 = 100Ω

Câu 4:D

Hình D biểu diễn không đúng sự khúc xạ của tia sáng khi truyền qua mặt phân cách xy vì trường hợp này góc tới phải lớn hơn góc khúc xạ như B mới đúng.

Câu 5:B

Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước thì góc tới phải lớn hơn góc khúc xạ. Nếu góc tới là 60° thì kết quả góc khúc xạ r = 40°30’là hợp lý.

Câu 6:B

Một vật đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ thì ảnh của vật tạo bởi thấy kính là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.

Câu 7:B

Chiếu một chùm tia sáng song song vào một thấu kính hội tụ, chùm tia ló thu được là chùm hội tụ tại một tiêu điểm của thấu kính.

Câu 8:D

Đặt vật sáng AB một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật khi đặt vật cách thấu kính một khoảng lớn hơn 2 lần tiêu cự, tức là d > 2f = 32cm. Vậy kết quả đúng là D.

Câu 9:D

Đối với thấu kính phân kì, vật đặt ở vị trí nào trước thấu kính đều cho ta một ảnh ảo, vì vậy đáp án đúng là D.

Câu 10:B

Vật ở ngoài tiêu cự qua thấu kính hội tụ cho ảnh thật.

Từ hình vẽ ta chứng minh được: d/d’ = f/(d’-f)

=> 20/d’ = 15/(d’-15) ⇔ 15d’ = 20d’ – 300

5d’ = 300 ⇔ d’ = 60 (cm)

Vậy ảnh thật cách TK là d’ = 60 (cm)

Câu 11:A

Biết tiêu cự của kính cận thị bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt thì thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm là có thể làm kính cận thị.

Câu 12:C

Dùng kính lúp để nhìn các vật nhỏ thì ảnh quan sát được là ảnh ảo lớn hơn vật. Vậy câu C là sai.

Câu 13:B

Độ cao ảnh từ tam giác đồng dạng ta có:

h/h’ = d/d’ => h’ = h. d’/d = 1,6.5/400 = 0,02m = 2cm

Câu 14:D

Thủy tinh thể ở mắt đóng vai trò như vật kính chứ không phải buồng tối ở máy ảnh.

Câu 15:C

Tật cận thị muốn khắc phục phải đeo kính phân kì có f = OCv

=> Vậy chọn f = 0,5m.

Câu 16: C

Ta nhìn thấy một vật có màu đỏ khi có ánh sáng màu đỏ từ vật đó truyền đến mắt ta.

Câu 17:A

Trong các nguồn sáng kể trên, nguồn phát ra ánh sáng trắng là bóng đèn pin.

Câu 18:C

Lăng kính và đĩa CD có tác dụng phân tích ánh sáng.

Câu 19:B

Vật màu đỏ có đặc điểm tán xạ mạnh ánh sáng màu đỏ và tán xạ kém ánh sáng màu khác.

Câu 20:B

Tác dụng quang điện của ánh sáng thể hiện trong hiện tượng ion hóa các chất khí ở tầng cao khí quyển.

Câu 21:C

Trong thí nghiệm chiếu một chùm sáng trắng qua một lăng kính, đó là sự phân tích ánh sáng.

Câu 22:D

Ở A và B vật chỉ có thế năng, mà biết rằng 10% cơ năng ban đầu của vật chuyển hóa thành nhiệt năng. Vậy thế năng của vật tại B bằng 90% thế năng của vật tại A.

Câu 23:B

Biểu hiện làm cho vật nóng lên là biểu hiện của vật có năng lượng.

Câu 24:B

Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này vẫn đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.

Câu 25:C

Công suất ánh sáng cung cấp: Ps = 0,8kW.2000 = 1600kW

Công suất điện do ánh sáng biến thành: Pđ = Ps.H = 10%.1600 = 160kW

Xem thêm: Đề thi cuối học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 có đáp án năm 2023

3. Ma trận đề thi học kì 2 Lý 9:

Tên

chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng
  TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL  
Điện từ học – Nêu được các tác dụng của dòng điện xoay chiều.

– Biết điện năng hao phí khi truyền tải được chuyển hóa thành nhiệt năng.

Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp. – Vận dụng được công thức ,    
Số câu 1(C1)   1(C2)     1(C9)     3
Số điểm 0,5   0.5     2     3
Tỉ lệ % 5%   5%     20%     30%
Quang học – Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ.

– Biết được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ hay phân kì.

– Biết được tác dụng của tấm lọc màu.

 

– Hiểu được khi nào thì ảnh qua thấu kính là ảnh thật, ảnh ảo.

– Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.

– Tính được góc phản xạ, khúc xạ

– Giải thích được hiện tượng tán xạ ánh sáng

– Vận dụng kiến thức toán học vào tính các yếu tố liên quan đến thấu kính.

   
Số câu 2(C3,C6)   12(C5,C7) 1 3 1     11
Số điểm 0.8 1 0.4 2 1.2 2     7,4
Tỉ lệ % 8% 10% 4% 10% 12% 20%     74%

Xem thêm: Đề thi cuối học kì 2 môn GDCD lớp 9 có đáp án năm 2023


Tải văn bản tại đây

.btn-download-file {
padding: 16px 20px 16px 10px;
background-image: linear-gradient(to bottom, #e6a437, #fc6300);
color: white !important;
border-radius: 24px;
text-transform: uppercase;
transition: all ease 0.4s;
font-size: 15px;
font-weight: 500;
}

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com