Đề thi giữa học kì 1 GDCD 6 năm 2023 – 2024 có đáp án

Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2023 – 2024 sách có đáp án, nội dung ôn tập và ma trận đề thi giữa kì 1 môn GDCD 6 theo chương trình mới. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề thi giữa học kì 1 môn GDCD 6 cho học sinh của mình. Đồng thời, cũng giúp các em luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa học kì 1 năm 2023 – 2024. Xin mời đón xem.

1. Đề cương ôn tập thi giữa học kì 1 GDCD 6 năm 2023 – 2024:

Để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 1 môn giáo dục công dân lớp 6 năm 2023, các em cần ôn tập lại các nội dung sau:

– Bài 1: Truyền thống của gia đình, dòng họ. Các em cần hiểu được khái niệm, ý nghĩa và biểu hiện của truyền thống gia đình, dòng họ; nhận biết được những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam; biết cách giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ trong cuộc sống.

– Bài 2: Siêng năng, kiên trì. Cần nắm được khái niệm, ý nghĩa và biểu hiện của siêng năng và kiên trì; nhận biết được những lợi ích của siêng năng và kiên trì trong học tập và làm việc; biết cách rèn luyện và phát huy siêng năng và kiên trì trong cuộc sống.

– Bài 3: Yêu thương con người. Ôn tập về khái niệm, ý nghĩa và biểu hiện của yêu thương con người; nhận biết được những hành vi yêu thương con người trong gia đình, bạn bè và xã hội; biết cách thể hiện yêu thương con người trong cuộc sống.

– Bài 4: Tôn trọng quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Các em cần hiểu được khái niệm, ý nghĩa và biểu hiện của quyền bình đẳng giữa nam và nữ; nhận biết được những vi phạm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong cuộc sống; biết cách tôn trọng quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong cuộc sống.

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6

2. Đề thi giữa học kì 1 GDCD 6 năm 2023 – 2024 có đáp án:

2.1. Đề thi giữa học kì 1 GDCD 6 năm 2023 – 2024 có đáp án – Đề 1:

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng (mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây là phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

A. Tìm hiểu và phát huy những nét đẹp truyền thống của gia đình.

B. Chỉ tập trung cho việc học không quan tâm tới việc khác của gia đình.

C. Tổ chức cúng bái linh đình vào ngày giỗ của ông bà tổ tiên

D. Không quan tâm đến mọi người trong gia đình, dòng họ.

Câu 2: Hành vi nào trái với giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

A. Quảng bá ngành nghề truyền thống của gia đình dòng họ.

B. Xấu hổ vì gia đình dòng họ không có người thành đạt.

C. Tiếp nối các nghề truyền thống của gia đình, dòng họ.

D. Cần cù lao động, chăm học chăm làm.

Câu 3: Việc làm nào sau đây không phải là truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

A. Luôn giúp đỡ những người khó khăn hoạn nạn.

B. Hiếu thảo, hiếu học.

C. Trân trọng và luôn gìn giữ nghề truyền thống.

D. Ham chơi, lười học.

Câu 4: Việc làm nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

A. Hiếu thảo, hiếu học.

B. Tổ chức đám cưới linh đình, tốn kém.

C. Tảo hôn

D. Mê tín dị đoan

Câu 5: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của yêu thương con người?

A. Thờ ơ, lảng tránh trước nỗi đau khổ của người khác.

B. Tăng giá khẩu trang trong mùa dịch Covid-19.

C. Không hỏi thăm giúp đỡ khi bạn trong lớp ốm đau.

D. Quyên góp ủng hộ nhu yếu phẩm cho bà con vùng dịch.

Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây trái với yêu thương con người?

A. Không để các bạn khuyết tật tham gia các hoạt động tập thể.

B. Ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

C. Quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt.

D. Tha thứ cho những bạn mắc lỗi.

Câu 7: Yêu thương con người sẽ được

A. mọi người kính nể và sợ hãi.

B. mọi người coi thường.

C. mọi người yêu quý và kính trọng.

D. mọi người xa lánh.

Câu 8: Yêu thương con người là

A. quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác.

B. sự ban ơn của bản thân đối với người khác.

C. lòng thương hại với những người có hoàn cảnh không may mắn.

D. sự trả ơn cho những người đã từng giúp đỡ mình lúc khó khăn hoạn nạn.

Câu 9: Câu tục ngữ nào sau đây nói về yêu thương con người?

A. Có cứng mới đứng đầu gió.

B. Thương người như thể thương thân.

C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

D. Cây ngay không sợ chết đứng.

Câu 10: Em hãy chọn đáp án chứa từ hoặc cụm từ để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp

Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người …. trong công việc và cuộc sống.

A. thành công

B. tin tưởng

C. yêu quý

D. yêu thương

Câu 11: Hành vi nào thể hiện sự siêng năng kiên trì?

A. Gặp bài tập khó thì bỏ qua.

B. Sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

C. Đi học chuyên cần

D. Cố tình đi học muộn khi đến phiên trực nhật

Câu 12: Biểu hiện nào sau đây là không siêng năng kiên trì?

A. Cần cù, chăm chỉ trong học tập và lao động.

B. Gặp bài tập khó thử bằng nhiều cách để tìm ra lời giải.

C. Học bài và soạn bài trước khi đến lớp đều đặn, thường xuyên.

D. Lười biếng, nản lòng khi gặp khó khăn.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Truyền thống gia đình dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân?

Câu 2 (2,5 điểm): Vì sao phải yêu thương con người? Kể 4 việc em đã làm thể hiện lòng yêu thương con người?

Câu 3 (3,0 điểm) Tình huống:

Lớp 6A có phong trào thi đua giải các bài toán khó. Mặc dù là thành viên trong lớp nhưng Hòa thường xuyên bỏ qua, không làm những bài toán khó vì ngại suy nghĩ.

a. Việc làm của Hòa trong tình huống trên thể hiện bạn thiếu đức tính gì? Nếu là bạn của Hòa, em sẽ khuyên bạn điều gì?

b. Bản thân em đã làm như thế nào để rèn luyện đức tính đó?

Đáp án:

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

B

D

A

D

A

C

A

B

A

C

D

II.PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

Tầm quan trọng, ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng tộc:

– Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh cho cuộc sống

– Phát huy truyền thống Việt Nam giàu đẹp và bản sắc dân tộc

(HS nào có cách diễn đạt khác nhưng vẫn khẳng định được các ý trên vẫn được điểm tối đa)

Câu 2:

Vì sao phải yêu thương con người:

– Mang lại niềm vui, sự tự tin và sức sống.

– Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách.

– Mang mọi người lại gần nhau hơn, tạo nên một cộng đồng an toàn và lành mạnh.

HS kể được những việc làm thể hiện lòng yêu thương con người

(Học ​​sinh nói được 4 ví dụ đạt điểm tối đa)

(Học ​​sinh có cách giải khác nhưng vẫn khẳng định được các ý trên vẫn được điểm tối đa).

Câu 3:

a.Học sinh trả lời các câu hỏi sau:

– Hành động của Hoa trong tình huống trên chứng tỏ bạn thiếu siêng năng, thiếu quyết tâm.

‐ HS đưa ra lời khuyên hợp lý, thuyết phục, ví dụ: Khuyên, giúp đỡ, động viên, khuyến khích, khuyên nhủ, gợi ý tổ chức hoạt động học tập để các em tích cực tham gia…

b. Học sinh biết liên hệ với bản thân. Ví dụ: Để có được đức tính cần cù, quyết tâm thì phải luôn tự giác lao động, học tập, lao động, không ngại khó, ngại khổ, cố gắng thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao…

(Giáo viên linh hoạt trong việc đánh giá, điều này khuyến khích học sinh đưa ra các giải pháp sáng tạo)

2.2. Đề thi giữa học kì 1 GDCD 6 năm 2023 – 2024 có đáp án – Đề 2:

I. Trắc nghiệm khách quan (3,0đ)

Em hãy chọn đáp án đúng với mỗi câu trả lời dưới đây:

Câu 1: Truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là:

A. Là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

B. Là của cải vật chất được truyền từ đời này sang đời khác.

C. Là những câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác.

D. Là những bài học được truyền từ đời này sang đời khác.

Câu 2: Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?

A. Gia đình đoàn kết.

B. Gia đình hạnh phúc.

C. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp.

D. Gia đình văn hóa.

Câu 3: Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú bản sắc dân tộc Việt Nam.

B. Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực vượt qua khó khăn, thử thách và có động lực vươn lên để thành công;

C. Có ý nghĩa tích cực đối với gia đình và xã hội góp phần làm phong phú bản sắc dân tộc Việt Nam.

D. Giúp chúng ta có động lực vượt qua khó khăn, thử thách có ý nghĩa tích cực đối với gia đình và xã hội.

Câu 4: Hành vi nào sau đây không thể hiện việc tự hào và giữ gìn truyền thống gia đình dòng họ?

A. Tìm hiểu về truyền thống gia đình, dòng họ mình.

B. Có những việc làm phù hợp để phát huy truyền thống gia đình dòng họ.

C. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của GĐ, dòng họ

D. Chê bai truyền thống của gia đình dòng họ.

Câu 5: Biểu hiện yêu thương con người?

A. Thờ ơ trước nỗi đau của người khác.

B. Đồng cảm chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.

C. Giúp đỡ bố mẹ làm công việc gia đình

D. Có nghị lực vượt qua khó khăn

Câu 6: Ý nghĩa của tình yêu thương con người?

A. Mọi người yêu quý và kính trọng.

B. Mọi người chê bai

C. Mọi người coi thường.

D. Mọi người xa lánh.

Câu 7: Yêu thương con người là:

A. quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác. Nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

B. quan tâm, giúp đỡ họ có được nhiều tiền bạc..

C. giúp đỡ mọi người thường xuyên.

D. giúp đỡ những người thân thiết.

cao trong học tập, em cần phải làm gì?

Câu 8: biểu hiện nào sau đây không thể hiện tình yêu thương con người:

A. Chăm sóc ông bà cha mẹ khi ốm đau.

B. Giúp đỡ bạn nghèo trong lớp, trong trường.

C. Quyên góp ủng hộ đồng bào Miền Trung bị lũ lụt.

D. Thờ ơ, không quan tâm tới những người bạn nghèo đang gặp khó khăn.

Câu 9: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì là:

A. Học thuộc bài và soạn bài trước khi đến lớp.

B. Không học bài cũ.

C. Bỏ học chơi game.

D. Không giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà

Câu 10: Kiên trì là:

A. Bơ dở công việc

B. Thường xuyên làm việc.

C. Quyết tâm làm đến cùng.

D. Tự giác làm việc.

Câu 11: Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì?

A. Giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống, được mọi người tin tưởng và yêu quý.

B. Giúp con người có nghị lực vượt qua những khó khăn

C. Được mọi người kính trọng

D. Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Câu 12: Để đạt kết quả cao trong học tập, em cần phải làm gì?

A. Chăm chỉ và tự giác học tập.

B. Chép bài của bạn để đạt điểm cao.

C. Học thuộc lòng trong quyển sách học tốt.

D. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không chuẩn bị bài mới.

II. Tự luận: (7,0 điểm)

Câu 1: (1.5 điểm): Thầy tặng Nam tập vở mong bạn khắc phục hoàn cảnh khó khăn để tiếp tục đến lớp học tập. Theo em đây có phải là việc làm thể hiện tình yêu thương con người không? Vì sao?

Câu 2 (1.5 đ): Gia đình Lan có truyền thống làm nghề mây tre đan. Ngoài giờ học Lan rất chăm chỉ giúp đỡ bố mẹ những công việc trong gia đình, chăm sóc ông bà khi ốm đau để bố mẹ chuyên tâm làm việc….

Theo em những việc làm của Lan có giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình dòng họ không? Em hãy cho biết ý nghĩa của việc giữ gìn truyền thống gia đình dòng họ.

Câu 3: (4,0 điểm): An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 7 giờ tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: “À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh.”

a. Nhận xét việc làm của bạn An? Nếu em là bạn thân của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào?

b. Em hãy xác định những việc em có thể làm để rèn luyện tính siêng năng kiên trì.

Đáp án:

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

C

A

D

B

A

A

D

A

C

A

A

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

‐ Đây là hành vi thể hiện tình yêu với mọi người.

– Vì: thầy giáo đã quan tâm, giúp đỡ và tặng Nam cuốn sổ giúp em vượt qua hoàn cảnh khó khăn.

Câu 2:

‐ Việc làm của Lan đã góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình.

– Ý nghĩa: giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, làm giàu thêm truyền thống và bản sắc dân tộc Việt Nam.

Câu 3:

‐ An thể hiện sự siêng năng trong học tập và làm bài tập về nhà. Nhưng An thiếu sự nhẫn nhịn, kiên trì vì cô ấy không quyết tâm làm bài tập khi khó.

‐ Đưa ra lời khuyên cho An: Là một học sinh, không chỉ cần chăm chỉ mà còn phải kiên trì nữa mới đạt được thành tích học tập tốt. Để đạt được sự kiên trì, cần phải rèn rũa dục thường xuyên ngay từ khi còn nhỏ. Nếu cứ lệ thuộc vào sách giải thì sẽ không nắm được thông tin, cứ lệ thuộc và kết quả học tập sẽ không cao.

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 Toán 6 năm 2023 – 2024 có đáp án

3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 GDCD 6 năm 2023 – 2024:

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

TN

TL

1

Giáo dục đạo đức

Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

1

0,5

15

10

1

0,5

2,5

Yêu thương con người

1

0,5

1

1

0,5

2,5

Siêng năng kiên trì

1

0,5

1

1

1

1

2

1,5

5

Tổng

16

8

12

12

1

15

1

10

28

2

45

70

Tỉ lệ % từng mức độ nhận thức

40

30

20

10

28

2

45

100

Tỉ lệ chung

70

30

30

45

100

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 Mĩ thuật 6 năm 2023 – 2024 có đáp án

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 6 năm 2023 – 2024 có đáp án

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com