Đề thi giữa học kì 1 Hoá học 12 năm 2023 – 2024 có đáp án

Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết Đề thi giữa học kì 1 Hoá học 12 năm 2023 – 2024 có đáp án. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.

1. Mẹo làm bài thi môn Hóa đạt điểm cao:

– Chuẩn bị trước kỳ thi

Tâm lý đóng vai trò quan trọng để thí sinh đạt điểm cao, vì vậy hãy thư giãn, đừng căng thẳng và tạo áp lực cho bản thân. Khi đi thi, hãy tập trung làm hết sức mình cho bài thi, thi xong môn nào thì tạm gác lại để tập trung cho môn khác.

Từ nay đến ngày thi, các em chú ý ngủ và dậy đúng giờ, ăn uống khoa học, trong những ngày thi không nên ăn đồ lạ.

Nên đọc lại những lý thuyết khó nhất trong sách giáo khoa dưới dạng xem lại chứ không phải bổ sung.

Ngoài ra, các bạn cũng nên xem lại các đề thi đại học gần đây, đề thi minh họa. Tuy nhiên, đọc lại để định hướng cách làm, rèn luyện tư duy chứ không phải ngồi làm hết.

– Trong giờ thi

Thí sinh nên làm bài kiểm tra theo kỹ năng làm bài tổng hợp như làm câu dễ trước, câu khó sau; Phân bổ thời gian làm bài…, đồng thời chú ý bổ sung các kỹ năng cụ thể cho môn Hóa học như sau:

Làm trước các câu lý thuyết vì đa số dễ, nếu không làm được thì bỏ qua.

So sánh với phần bài tập: Hãy chắc chắn với phần trước. Trong đề thi, các bài tập cơ và vô cơ thường xen kẽ nhau. Bạn nên chọn làm phần vô cơ hay hữu cơ trước để tập trung kiến thức.

Quy tắc làm bài: Nếu quá 3 phút/1 câu thì không tiếp tục làm câu đó nữa để đảm bảo thời gian làm lại các câu còn lại. Quay trở lại làm những câu hỏi khó hoặc cực khó khi bạn đã hoàn thành bài kiểm tra.

Thao tác cũng cần có kỹ năng: Giấy nháp là công cụ hỗ trợ đắc lực cho học sinh trong quá trình làm bài thi. Bạn nên chỉnh sửa nó, rõ ràng, không lộn ngược.

Bài thi trắc nghiệm có rất nhiều bài tập, nếu tổng kết lại để cuối năm kiểm tra lại sẽ rất khó. Tốt nhất là bạn soạn thảo xong bài nào thì gạch chéo ra giấy để tách các bài còn lại

Lưu trữ những ý tưởng quan trọng cho những câu hỏi chưa được trả lời. Hãy ghi lại những ý đã phân tích như sơ đồ phản ứng, cách tính để khi làm lại có thể tiết kiệm thời gian điện năng.

Với những bài tập đã cố gắng hết sức mà không có kết quả, bạn cũng đừng vội nản lòng. Các phương pháp có thể rủi ro cũng cần phải tính toán. Cố gắng kết hợp tất cả các thông tin có thể tìm thấy câu trả lời.

Bổ sung thời gian hợp lý cho bài kiểm tra. Ví dụ, nếu mục tiêu chỉ là 7 điểm, hãy ưu tiên phân bổ nhiều thời gian hơn cho 35 câu hỏi đầu tiên (nếu đề thi sắp xếp theo cấu trúc từ dễ đến khó).

Chú ý tận dụng thời gian làm bài, không về sớm, cho phép 5-10 phút kiểm tra lại bài làm trước khi hoàn thành.

– Sau khi kết thúc bài thi

Như một phản xạ tự nhiên, sau mỗi lần thi xong, hầu như tất cả thí sinh trong phòng thi đều tràn ngập kết quả. Nếu kết quả giống ai đó trong phòng thi, các sĩ tử sẽ thở phào nhẹ nhõm, ngược lại, nếu kết quả không giống, thí sinh sẽ mang nặng tâm lý lo lắng trong người.

Hiểu rằng chỉ vì những người khác trong phòng không nhất thiết có nghĩa là bạn đang trả lời sai. Tốt nhất, sau mỗi môn thi, hãy giữ cho mình tâm lý thoải mái nhất có thể, tránh những tiêu cực ảnh hưởng đến các môn thi còn lại.

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 12 năm 2023 – 2024 có đáp án

2. Đề thi giữa học kì 1 Hoá học 12 năm 2023 – 2024 có đáp án:

2.1. Đề thi giữa học kì 1 Hoá học 12 năm 2023 – 2024 có đáp án – đề 1:

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố

H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, Cl = 35,5, Ca = 40, Cr – 52, De = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137

Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Theo Areniut, axit là chất

A. có chứa hiđro trong phân tử.
B. khi tan trong nước, có khả năng phân li ra anion OH-
C. khi tan trong nước, có khả năng phân li ra cation H+
D. khi tan trong nước, vừa có khả năng phân li ra cation H+, vừa có khả năng phân li anion OH-

Câu 2. Chọn phát biểu đúng về sự điện li

A. là sự điện phân các chất thành ion dương và ion âm
B. là phản ứng oxi – khử
C. là sự phân li các chất điện li thành ion dương và ion âm.
D. là phản ứng trao đổi ion

Câu 3. Muối axit là:

A. KHCO3.
B. K2CO3.
C. FeCl3.
D. CaSO4.

Câu 4. Phương trình: OH– + H+ → H2O là phương trình ion rút gọn của phản ứng:

A. KOH + HCl → KCl + H2O.
B. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O.
C. Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O.
D. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.

Câu 5. Dung dịch có nồng độ mol [H+]= 10-8 M cho môi trường:

A. Axit.
B. Kiềm.
C. Trung tính.
D. Không xác định được.

Câu 6. Dãy các ion sau cùng tồn tại trong một dung dịch là:

A. Na+, Ca2+, Cl–, CO32-
B. Cu2+, SO42-, Ba2+, NO3–
C. Mg2+, NO3–, SO42-, Al3+
D. Zn2+, S2-, Fe3+, Cl–.

Câu 7. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu ?

A. H2S, H2SO3, H2SO4, NH3.
B. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2.
C. H2S, CH3COOH, HClO, NH3.
D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.

Câu 8. Trong công nghiệp, N2 được tạo ra bằng cách nào sau đây.

A. Nhiệt phân muối NH4NO3 đến khối lượng không đổi .
B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng .
C. Đun dung dịch NaNO2 và dung dịch NH4Cl bão hòa.
D. Đun nóng kim loại Mg với dung dịch HNO3 loãng.

Câu 9. Đánh giá độ dinh dưỡng của phân đạm bằng hàm lượng %

A. N.
B. N2O.
C. P2O5.
D. K2O.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thành phần chính của supephotphat kép gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
B. Supephotphat đơn chỉ có Ca(H2PO4)2.
C. Urê có công thức là (NH2)2CO.
D. Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng.

Câu 11. Phát biểu nào dưới đây không đúng ?

A. Dung dịch amoniac là một bazơ yếu.
B. Phản ứng tổng hợp amoniac là phản ứng thuận nghịch.
C. Đốt cháy amoniac không có xúc tác thu được N2 và H2O.
D. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước.

Câu 12. Chất nào sau đây làm khô khí NH3

A. P2O5
B. H2SO4 đ
C. CuSO4 khan
D. NaOH

Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn 6,48 gam hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, S, Cu, CuS, FeCu2S2 thì cần 2,52 lít ôxi và thấy thoát ra 1,568 lít (đktc) SO2, mặt khác cho 6,48 gam X tác dụng với dung dịch HNO3 nóng dư thu được V lít khí màu nâu duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị của V và m lần lượt là:

A. 14,44 lít và 23,44 gam
B. 13,216 lít và 23,44 gam
C. 8,96 lít và 15,6 gam
D. 16,8 lít và 18,64 gam

Câu 14. Để phòng bị nhiễm độc người ta sử dụng mặt nạ phòng độc chứa những hóa chất nào:

A. CuO và MnO2
B. CuO và Mg
C. CuO và CaO
D. Than hoạt tính

Câu 15. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính ?

A. H2.
B. N2.
C. CO2.
D. O2.

Câu 16. Kim cương và than chì là các dạng:

A. đồng hình của cacbon
B. đồng vị của cacbon
C. thù hình của cacbon
D. đồng phân của cacbon

Câu 17. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp Al2O3, FeO, CuO nóng đỏ. Phản ứng hoàn toàn chất rắn thu được gồm:

A. Al , Fe, CuO, Ag2O
B. Al2O3, Fe, Cu, Ag2O.
C. Al, Fe, Cu, Ag.
D. Al2O3, Fe, Cu.

Câu 18. Tính chất hóa học của silic là:

A. Tính oxi hóa.
B. Tính khử.
C. Cả tính oxi hóa và tính khử.
D. Tính chất của oxit axit.

Câu 19. Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau :

A. 2C + Ca  

CaC2
B. C + 2H2  

CH4
C. C + CO2  

2CO
D. 3C + 4Al  

Al4C3

Câu 20. Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng nào sau đây:

A. SiO2 + Mg → 2MgO + Si
B. SiO2 + 2MaOH → Na2SiO3 + CO2
C. SiO2 + HF → SiF4 + 2H2O
D. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2

Câu 21. Hấp thụ 0,224 lít CO2 ở đktc vào dung dịch có chứa 0,02 mol NaOH thu được dung dịch A. Chất tan có trong dung dịch A.

A. NaHCO3
B. Na2CO3
C. NaHCO3 và Na2CO3
D. Na2CO3 và NaOH

Câu 22. Dung dịch A có chứa 004 mol Al3+; 0,02 mol K+; 0,04 mol Cl– và x mol NO3–. Giá trị của x

A. 0,1
B. 0,15
C. 0,11
D. 0,06

Câu 23. Dãy khí nào có thể bị hấp thụ bởi dung dịch NaOH?

A. CO2, SO2, CH4, HCl, NH3, NO
B. CO2, SO2, NH3, CH4, H2S, NO2
C. CO2, SO2, CO, H2S, H2O, NO
D. CO2, SO2, H2S, HCl, H2O, NO2

Câu 24. Chất nào sau đây không phản ứng được với HNO3?

A. FeCl3
B. FeSO4
C. S
D. C

Câu 25. Chọn câu phát biểu sau:

A. Nhận biết các dung dịch: K3PO4, KCl, KNO3 ta có thể dùng AgNO3
B. Nhận biết các dung dịch Al2(SO4)3; K3PO4; NaNO3 ta có thể dùng quỳ tím.
C. Nhận biết các dung dịch HNO3, H2SO4, H3PO4 bằng dung dịch quỳ tím.
D. Nhận biết N2, NH3, H2 bằng CuO nung nóng.

Câu 26. Nhóm nào sau đây gồm các muối không bị nhiệt phân?

A. CaCO3, Na2CO3, KHCO3
B. Na2CO3, K2CO3, Li2CO3
C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, KHCO3
D. K2CO3, KHCO3, Li2CO3

Câu 27. Thành phần chính của quặng apatit là

A. CaP2O7
B. Ca(PO3)2
C. 3Ca(PO4)2.CaFe2
D. Ca3(PO4)2

Câu 28. Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2, NH3 trong công nghiệp người ta đã

A. Cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư.
B. Cho hỗn hợp qua bột CuO nung nóng.
C. nén và làm lạnh hỗn hợp để hòa lỏng NH3.
D. Cho hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc.

Câu 29. Nhiệt phân hoàn toàn 25,5 gam AgNO3 thu được a gam kim loại. Giá trị của a là

A. 2,7 gam
B. 10,8 gam
C. 5,4 gam
D. 16,2 gam

Câu 30. Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng, khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và 2,4g kim loại. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 137,1.
B. 108,9.1
C. 97,5.
D. 151,5.

Đáp án

1C 2C 3A 4A 5B 6C 7C 8B 9A 10C
11D 12D 13B 14D 15C 16C 17D 18C 19C 20C
21B 22A 23D 24A 25C 26B 27C 28C 29D 30D

Câu13. Quy đổi hỗn hợp X về Fe (a mol), Cu (b mol) và S (c mol)

Bảo toàn nguyên tố S: nS = nSO2 => c = 0,07 mol

mX = 56a + 64b + 0,07.32 = 6,48

Bảo toàn electron:

3.nFe + 2.nCu + 6.nS = 4.nO23.nFe + 2.nCu+ 6.nS = 4.nO2=> 3a + 2b + 0,07.4 = 0,1125.4

=> a = 0,03 và b = 0,04

Bảo toàn electron: 3.nFe + 2.nCu+ 6.nS= nNO2

=> nNO2 = 3a + 2b + 0,07.6 = 0,59 mol => V = 13,216 lít

mkết tủa = 107a + 98b + 233.0,07 = 23,44 gam

Câu 30.

Kim loại còn lại là Cu => phản ứng tạo muối Fe2+

Cu → Cu2+ + 2e

x → 2x

N5+ + 3e → N2+ (NO)

0,45 ← 0,15

3Fe+8/3 + 2e → 3 Fe2+

3y → 2y → 3y

Suy ra : 64x + 232y = 61,32 – 2,4

2x = 2y + 0,45

Suy ra: x = 0,375, y = 0,15

=> m = 0,375. 188 + 0,15. 3. 180 = 151,5 gam

2.2. Đề thi giữa học kì 1 Hoá học 12 năm 2023 – 2024 có đáp án – đề 2:

Câu 1: Benzyl axetat là một este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là:

A. C6H5 – COO – CH3.

B. CH3– COO– CH2–C6H5.

C. CH3– COO– C6H5.

D. C6H5– CH2– COO– CH3.

Câu 2: Cho dãy biến hoá: X là

X   Y   Z → K → cao su buna

A. Tinh bột.

B. Etylen.

C. Etyl clorua.

D. Butan.

Câu 3: Este nào sau đây thủy phân cho hỗn hợp 2 chất hữu cơ đều tham gia phản ứng tráng bạc?

A. CH3COOC2H5.

B. CH3COOCH=CH2.

C. HCOOCH2CH=CH2.

D. HCOOCH=CH– CH3.

Câu 4: Cho 360 gam glucozơ lên men tạo thành ancol etylic, khí sinh ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80 %. Vậy giá trị của m là

A. 200 gam.     B. 320 gam.

C. 400 gam.     D. 160 gam.

Câu 5: Hợp chất X có CTPT C4H6O2. Khi thủy phân X thu được 1 axit Y và 1 anđehit Z. Oxi hóa Z thu được Y. Trùng hợp X cho ra 1 polime. CTCT của X là

A. HCOOC3H5.

B. C2H3COOCH3.

C. CH3COOC2H3.

D. C3H5COOH.

 Câu 6: Tại một nhà máy rượu, cứ 10 tấn tinh bột sẽ sản xuất được 1,5 tấn rượu etylic. Hiệu suất cả quá trình điều chế là

A. 26,4%     B. 15%

C. 85%     D. 32,7%

Câu 7: Lần lượt cho các chất: phenol, axit acrylic, axit fomic, metyl axetat phản ứng với Na, dung dịch NaOH đun nóng. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là

A. 5.     B. 6.

C. 7.     D. 8.

Câu 8: Có 3 chất saccarozơ, mantozơ, anđehit axetic. Dùng thuốc thử nào để phân biệt?

A. AgNO3/NH3

B. Cu(OH)2/NaOH.

C. Dung dịch Br2

D. Na.

Câu 9: Este X có CTPT C4H8O2. Tên gọi của X là

Biết: X   Y1 + Y2 ; Y1   Y2

A. isopropyl fomat.

B. etyl axetat.

C. metyl propionat.

D. n– propyl fomat.

 Câu 10: Phản ứng nào sau đây không tạo ra glucozơ?

A. Lục hợp HCHO xúc tác Ca(OH)2.

B. Tam hợp CH3CHO.

C. Thủy phân mantozơ.

D. Thủy phân saccarozơ.

Câu 11: Chất hữu cơ X có CTPT là C4H6O2Cl2. Khi cho X phản ứng với dung dịch NaOH thu được HO– CH2– COONa, etylenglicol và NaCl. CTCT của X là

A. CH2Cl– COO– CHCl– CH3.

B. CH3– COO– CHCl– CH2Cl.

C. CHCl2– COO– CH2CH3.

D. CH2Cl– COO– CH2– CH2Cl.

Câu 12: Cho 360 gam glucozơ lên men thành ancol etylic (giả sử chỉ có phản ứng tạo thành ancol etylic). Cho tất cả khí CO2 hấp thụ vào dung dịch NaOH thì thu được 212 gam Na2CO3 và 84 gam NaHCO3. Hiệu suất của phản ứng lên men rượu là

A. 50%     B. 62,5%

C. 75%     D. 80%

Câu 13: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là

A. 4     B. 5.

C. 8.     D. 9.

Câu 14: Phát biểu không đúng là

A. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2.

B. Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit

C. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương

D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.

Câu 15: Cho các phản ứng:

Công thức phân tử của X là

A. C12H20O6.

B. C12H14O4

C. C11H10O4.

D. C11H12O4.

Câu 16: Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4860000 đvC. Vậy số gốc glucozơ có trong xenlulozơ nêu trên là

A. 28000.     B. 30000.

C. 35000.     D. 25000.

Câu 17: Cho công thức chất X là C3H5Br3. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra một hợp chất tạp chức của ancol bậc I và anđehit. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3– CHBr– CHBr2.

B. CH2Br– CH2– CHBr2.

C. CH2Br– CHBr– CH2Br.

D. CH3– CBr2– CH2Br.

Câu 18: Cho 3 chất: Glucozơ, axit axetic, glixerol. Để phân biệt 3 chất trên chỉ cần dùng 2 hoá chất là

A. Dung dịch Na2CO3 và Na

B. Quỳ tím và Ag2O/dd NH3.

C. Dung dịch NaHCO3 và dung dịch AgNO3

D. Quỳ tím và Na

Câu 19: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Este X + NaOH → CH3COONa + Chất hữu cơ Y

Y + O2 -xt→ Y1

Y1 + NaOH → CH3COONa + H2O

Có tất cả bao nhiêu chất X thỏa mãn sơ đồ trên?

A. 1.     B. 4.

C. 2.     D. 3.

Câu 20: Để sản xuất 1 tấn thuốc nổ proxilin (xem như là trinitrat xenlulozơ nguyên chất) thì cần dùng một lượng xenlulozơ là

A. 1000kg     B. 611,3kg

C. 545,4kg     D. 450,5kg

Câu 21: Cho 10 gam chất X (chỉ chứa nhóm chức este có phân tử khối là 100 đvC) tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 11,6 gam chất rắn khan và một chất hữu cơ Y. Công thức của Y là

A. CH3OH.     B. C2H5OH.

C. CH3CHO.     D. CH3COCH3.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Mantozơ là đồng phân của saccarozơ.

B. Hợp chất saccarozơ thuộc loại đisaccarit, phân tử này được cấu tạo bởi 2 gốc glucozơ.

C. Phân tử saccarozơ có nhiều nhóm hyđroxyl nhưng không có nhóm chức anđehit.

D. Xenlulozơ là hợp chất cao phân tử thiên nhiên, mạch không phân nhánh và do các mắt xích glucozơ tạo nên.

Câu 23: Cho 0,1 mol phenyl axetat tác dụng với 250ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Cô cạn X được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 21,8.     B. 8,2.

C. 19,8.     D. 14,2.

Câu 24: Để phân biệt dung dịch mất nhãn gồm glucozơ, saccarozơ, CH3CHO, ancol etylic, hồ tinh bột ta dùng thuốc thử

A. I2, Cu(OH)2 to

B. I2, HNO3

C. I2, AgNO3/NH3

D. AgNO3/NH3, HNO3 to

Câu 25: Hỗn hợp M gồm hai chất hữu cơ X và Y. Cho M tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, thu được 14,1 gam một muối và 2,3 gam một ancol no, mạch hở. Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng M trên thì thu được 0,55 mol CO2. Công thức của X và Y lần lượt là

A. CH2=CHCOOH và CH2=CH–COO– CH3.

B. CH≡C–COOH và CH≡C–COO–CH3.

C. CH≡C–COOH và CH≡C–COO–C2H5.

D. CH2=CHCOOH và CH2=CH–COO–C2H5.

Câu 26: Hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ cần phải dùng 4,48lít khí H2 ở đktc. Mặt khác, cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam Br2 trong dung dịch. Số mol của glucozơ và fructozơ trong m gam hỗn hợp này lần lượt là

A. 0,05 mol và 0,15 mol

B. 0,05 mol và 0,35 mol

C. 0,1 mol và 0,15 mol

D. 0,2 mol và 0,2 mol

Câu 27: Cho a gam chất hữu cơ X chứa C, H, O tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó chưng khô thì phần bay hơi chỉ có 1,8 gam nước, phần chất rắn khan còn lại chứa hai muối của natri có khối lượng 11,8 gam. Nung hai muối này trong oxi dư, sau khi phản ứng hoàn toàn, ta thu được 7,95 gam Na2CO3; 7,28 lít khí CO2 (đktc) và 3,15 gam nước. Công thức đơn giản nhất của X là

A. C8H8O3.     B. C8H8O2.

C. C6H6O2.     D. C7H8O3.

Câu 28: Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là

A. 10%     B. 90%

C. 80%     D. 20%

Câu 29: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ. X phản ứng với dung dịch KOH vừa đủ, cần dùng 100ml dung dịch KOH 5M. Sản phẩm phản ứng gồm 2 muối của một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức. Cho toàn bộ lượng ancol tác dụng hết với Na thu được 3,36 lít H2 (đktc). X gồm

A. 1 axit và 1 ancol

B. 1 este và 1 axit

C. 2 este

D. 1 este và 1 ancol

Câu 30: Trong chế tạo ruột phích người ta thường dùng phương pháp nào sau đây:

A. Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3

B. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3

C. Cho axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3

D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

Đáp án & Thang điểm

Câu 1: Đáp án B

Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài.

CTCT: CH3– COO– CH2– C6H5.

* Thêm một số mùi este thông dụng khác:

isoamyl axetat: mùi chuối chín

etyl butirat và etyl propionat: mùi dứa.

geranyl axetat: mùi hoa hồng.

Câu 2: Đáp án A

X là tinh bột. Sơ đồ chuyển hóa như sau:

C6H10O5   C6H12O6   C2H5OH   C4H6   Cao su buna

Câu 3: Đáp án D

CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH

CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO

HCOOCH2CH=CH2 + NaOH → HCOONa + CH2=CHCH2OH

HCOOCH=CH– CH3 + NaOH → HCOONa + CH3– CH2CHO

→ Este thủy phân cho hỗn hợp hai chất hữu cơ đều tham gia phản ứng tráng bạc là HCOOCH=CH– CH3

Câu 4: Đáp án B

C6H12O6   2C2H5OH + 2CO2 ↑

CO2 + Ca(OH)2 dư → CaCO3 ↓ + H2O

Ta có: H = 80%

⇒ nCO2 = 1,6.2 = 3,2 mol = n↓

mCaCO3 = 3,2.100 = 320g.

Câu 5: Đáp án C

HCOOC3H5 + H2O   HCOOH + C3H5OH

Oxi hóa C3H5OH không thu được HCOOH → không thỏa mãn.

• C2H3COOCH3 + H2O   C2H3COOH + CH3OH

Oxi hóa CH3OH không thu được C2H3COOH → không thỏa mãn.

• CH3COOC2H3 + H2O   CH3COOH + CH3CHO

2CH3CHO + O2

2CH3COOH

nCH3COOCH=CH2   – (– CH(OCOCH3)– CH2– )n–

→ thỏa mãn.

• C3H5COOH không bị thủy phân → không thỏa mãn.

Câu 6: Đáp án A

Ta có: (C6H10O5)n   2nC2H5OH

Hiệu suất của phản ứng là:

Câu 7: Đáp án C

Có 3 chất phản ứng với Na là phenol, axit acrylic, axit fomic.

Có 4 chất phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng là phenol, axit acrylic, axit fomic, metyl axetat.

⇒ Có 7 trường hợp có phản ứng xảy ra.

Câu 8: Đáp án B

Dùng Cu(OH)2/NaOH phân biệt saccarozơ, mantozơ, anđehit axetic.

Ở nhiệt độ thường saccarozơ, mantozơ hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch phức đồng màu xanh lam, anđehit axetic không hiện tượng → nhận ra anđehit axetic.

Sau đó đun nóng hai ống nghiệm có phức xanh → xuất hiện chất kết tủa màu đỏ gạch Cu2O → mantozơ.

Câu 9: Đáp án B

X là etyl axetat.

CH3COOC2H5 + H2O ⇆ CH3COOH + C2H5OH

CH3CH2OH + O2   CH3COOH + H2O

Câu 10: Đáp án B

Tam hợp CH3CHO được chất có CTPT: C6H12O3, không phải là glucozơ.

Câu 11: Đáp án D

CH2Cl– COO– CHCl– CH3 + 3NaOH → HO– CH2– COONa + CH3CHO + 2NaCl + H2O

CH3– COO– CHCl– CHCl + 3NaOH → CH3COONa + CH2OH– CHO + 2NaCl + H2O

CHCl2– COO– CH2– CH3 + 3NaOH → CHO– COONa + 2NaCl + CH3CH2OH

CH2Cl– COO– CH2– CH2Cl + 3NaOH → HO– CH2– COONa + CH2OH– CH2OH + 2NaCl

⇒ X là CH2Cl– COO– CH2– CH2Cl.

Câu 12: Đáp án C

Bảo toàn C có: nCO2(tt) = nNa2CO3 + nNaHCO3 = 2 + 1 = 3 mol.

C6H12O6   2C2H5OH + 2CO2 ↑

nGlucozo = 2 ⇒ nCO2 (lt) = 2.2 = 4 mol

H% = (3/4).100% = 75%

Câu 13: Đáp án D

C5H10O2 có k = 1 , phản ứng với dung dịch NaOH ⇒ este hoặc axit no, đơn chức, mạch hở.

Không có phản ứng tráng bạc ⇒ không phải là este của axir fomic

⇒ Có 9 hợp chất hữu cơ thỏa mãn là

1. CH3- CH2– CH2– CH2– COOH.

2.

3.

4.

5. CH3COOCH2CH2CH3

6.

7. CH3CH2COOCH2CH3

8. CH3CH2CH2COOCH3

9. (CH3)2CHCOOCH3

Câu 14: Đáp án B

Thủy phân (xúc tác H+, toC) saccarozơ cho 1 phân tử glucozơ và 1 phân tử fructozơ; mantozơ thủy phân tạo 2 phân tử glucozơ.

Câu 15: Đáp án C

Y + 2NaOH   T + Na2CO3

⇒ Y là muối natri của axit hai chức.

CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH   Z + …

Z là CH3COONa

Z + NaOH   CH4 + Na2CO3

Vậy Y là NaOCO– CH2– COONa.

X + 3NaOH   C6H5ONa + NaOCO– CH2– COONa + CH3CHO + H2O

X có CTCT là C6H5OCO– CH2– COOCH=CH2 ⇒ X có CTPT là C11H10O4

Câu 16: Đáp án B

Số gốc glucozơ trong xenlulozơ = 4860000 / 162 = 30000.

Câu 17: Đáp án B

Muốn tạo ra anđehit cần có 2 nhóm Br đính vào C bậc I ⇒ loại C, D

Vì X khi X tạo ancol bậc I nên 1 nhóm Br còn lại đính với C bậc I ⇒ loại A

 CH2Br– CH2– CHBr2 + 3NaOH → CH2(OH)– CH2– CHO + H2O + 3NaBr.

Câu 18: Đáp án B

Dùng quỳ tím phân biệt được axit axetic làm quỳ hóa đỏ

Dùng Ag2O/NH3: có kết tủa bạc là glucozơ

C sai vì AgNO3 thiếu môi trường NH3.

Câu 19: Đáp án C

Y1 là CH3COOH; X có dạng là CH3COOR

Y + O2 → Y1 nên Y có thể là CH3CHO.

Có 2 chất X thỏa mãn là CH3COOCH=CH2 và CH3COOCH(OH)CH3

Câu 20: Đáp án C

[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

Ta có:

nxenlulozo = ntrinitrat xenlulozo =

mxenlulozo =   . 162n = 54545g = 545,45kg

Câu 21: Đáp án C

Ta có MX = 100 ⇒ X có công thức phân tử C5H8O2

Ta có nX = 10 : 100 = 0,1 mol < nNaOH = 0,15 mol ⇒ chất rắn khan chứa muối RCOONa : 0,1 mol và NaOH dư: 0,05 mol

⇒ 0,1. (R + 67) + 0,05. 40 = 11,6 ⇒ R = 29 (C2H5)

Vậy X có công thức C2H5COOCH=CH2. Khi thủy phân X thu được C2H5COONa và CH3CHO

Câu 22: Đáp án B

Hợp chất saccarozơ thuộc loại đisaccarit, phân tử này được cấu tạo bởi 1 gốc α– glucozo, 1 gốc β– fructozo

Câu 23: Đáp án A

nCH3COOC6H5 = 0,1 mol; nNaOH = 0,25 mol

CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O

nNaOH dư = 0,25 – 0,1 x 2 = 0,05 mol

Sau phản ứng thu được chất rắn gồm 0,1 mol CH3COONa; 0,1 mol C6H5ONa và 0,05 mol NaOH dư.

Vậy m = 0,1. 82 + 0,1.116 + 0,05.40 = 21,8 gam

Câu 24: Đáp án A

Khi nhỏ I2 vào các dung dịch glucozơ, saccarozơ, CH3CHO, ancol etylic, hồ tinh bột. Dịch xuất hiện xanh tím là hồ tinh bột.

Khi cho các dung dịch saccarozơ, CH3CHO, ancol etylic vào Cu(OH)2. Ở nhiệt độ thường dung dịch saccarozơ hòa tan kết tủa tạo dung dịch màu xanh lam, hai ống nghiệm còn lại không hiện tượng.

Đun nóng hai ống nghiệm còn lại, có kết tủa đỏ gạch → CH3CHO.

Không hiện tượng → C2H5OH.

Câu 25: Đáp án D

Từ 4 đáp án, ta xác định được ngay X là axit và Y là este.

Este Y được tạo thành từ axit X và 1 ancol no đơn chức (CnH2n+1OH)

Gọi x và n lần lượt là số mol và số nguyên tử C của ancol.

Ta có:

Vậy công thức của X là CH2=CHCOOH, công thức của Y: CH2=CHCOOC2H5

Câu 26: Đáp án A

Nhận thấy cho hỗn hợp glucozơ và fructozơ vào Br2 chỉ có glucozơ tham gia phản ứng

nglucozơ = nBr2 = 0,05 mol

Cho hỗn hợp glucozơ và fructozơ phản ứng H2 thì nglucozơ + nfructozơ = 0,2 mol

⇒ nfructozơ = 0,15 mol.

Câu 27: Đáp án A

nH2O bay hơi = 0,1 mol

Nung muối trong oxi dư thu được:

nNa2CO3 = 0,075 mol; nCO2 = 0,325 mol; nH2O = 0,175 mol.

nNaOH = 2.nNa2CO3 = 2.0,075 = 0,15 mol.

nC trong X = nNa2CO3 + nCO2 = 0,075 + 0,325 = 0,4 mol.

Bảo toàn H trong X: nH trong X = 0,1.2 + 0,175.2 – 0,15 = 0,4.

Theo BTKL: a = 11,8 + 1,8 – 0,15.40 = 7,6 gam

Giả sử X là CxHyOz

Vậy x : y : z = 0,4 : 0,4 : 0,15 = 8 : 8 : 3

Vậy CTĐGN của X là C8H8O3

Câu 28: Đáp án B

C6H12O6   2C2H5OH + 2CO2 ↑

CH3CH2OH + O2   CH3COOH + H2O

nglucozơ = 1 ⇒ nC2H5OH = 1.2.0,8 = 1,6 mol

nCH3COOH (lt) = 0,1.0,16 = 0,16 mol

nCH3COOH (tt) = 0,72.0,2 = 0,144 mol

Câu 29: Đáp án B

Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức.

X + 0,5 mol KOH → muối của hai axit cacboxylic đơn chức và 1 ancol đơn chức

ancol + Na dư → 0,15 mol H2.

• nKOH = 0,5 mol

nancol = 2nH2 = 2.0,15 = 0,3 mol < nKOH

Chỉ có 1 chất phản ứng sinh ra rượu.

Mà thu được 2 muối ⇒ Có một chất là este và 1 chất là axit

Câu 30: Đáp án D

Trong công nghiệp người ta dùng glucozơ để chế tạo ruột phích

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 môn Toán 12 năm 2023 – 2024 có đáp án

3. Ma trận Đề thi giữa học kì 1 Hoá học 12:

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% tổng

điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

TN

TL

1

Chương 1:

Este

4

3

2

2

1*

1**

6

6

1

11

20%

2

Lipit

2

1,5

2

2

1*

1**

4

3,5

10%

3

Chương 2:

Glucozơ

2

1,5

1

1

1*

3

1,5

7,5%

4

Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ

3

2,25

1

1

1*

4

2,25

10%

5

Chương 3:

Amin

3

2,25

2

2

1*

5

4,25

12,5%

6

Amino axit

2

1,5

2

2

1*

4,5

4

1

8

20%

7

Tổng hợp kiến thức

2

2

1*

4,5

1**

6

2

2

12,5

20%

Tổng

16

12

12

12

2

9

2

12

28

4

45

100%

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

Tỉ lệ chung

70%

30%

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý 12 năm 2023 – 2024 có đáp án

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com