Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 4 năm 2023 – 2024 có đáp án

Với 4 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4, các em học sinh dễ dàng luyện tập giải và nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kì thi giữa học kì 1 năm 2023 – 2024. Cùng chúng tôi tham khảo nhé!

1. Kĩ năng làm bài đọc hiểu:

Bước 1: Đọc kỹ đề, nhẩm rồi làm từng câu, dễ trước, khó sau.

Đề văn theo định hướng đổi mới có hai phần: đọc hiểu và làm văn. Phần đọc hiểu thường xoay quanh nhiều vấn đề, thí sinh cần nắm vững những kiến thức cơ bản sau:

Nhận biết 6 phong cách ngôn ngữ văn bản. Căn cứ vào nguồn ghi bên dưới đoạn trích của bài viết để xác định các phong cách như: Báo chí, Văn học, Nghệ thuật, Khoa học, Chính trị, Ngôn luận hay Hành chính công.

Nhận biết 5 cách thể hiện văn bản dựa vào từ ngữ hoặc cách diễn đạt. Đoạn trích có diễn biến (tự sự), nhiều từ bộc lộ cảm xúc (Biểu cảm), nhiều từ khen, chê, bày tỏ thái độ (Nghị luận), nhiều từ trình bày, giới thiệu đối tượng (đối thoại) và có nhiều từ lóng, từ để miêu tả sự vật, sự việc (Miêu tả).

Nhận biết các phép tu từ từ vựng (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, lặp, nói quá, nói giảm, chơi chữ…); tu từ cú pháp (cấu trúc câu lặp, tương tự câu trước; đảo ngữ; câu hỏi tu từ; liệt kê).

Các biện pháp tu từ có tác dụng làm rõ đối tượng được nói đến, tăng sức gợi cảm, gợi được hình ảnh, âm thanh, màu sắc làm cho đối tượng được nói đến hấp dẫn, sâu sắc.

Đối với những đoạn trong đề chưa từng xem, học sinh cần đọc nhiều lần để hiểu từng câu, từng chữ, hiểu ý nghĩa, tính hình tượng qua cách trình bày văn bản, liên kết câu, ngắt dòng trả lời câu hỏi: Nội dung chính của văn bản, suy nghĩ của tác giả trong văn bản., thông điệp rút ra từ văn bản…

Bước 2: Đọc yêu cầu, gạch chân các từ quan trọng, câu quan trọng. Điều này giúp các em nắm được yêu cầu của đề và xác định đúng hướng làm bài, tránh lan man, lạc đề.

Bước 3: Luôn đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời: Ai? Cái gì? Đó là gì? Làm sao? Kiến thức gì? Để bài làm được đầy đủ hơn, khoa học hơn tránh trường hợp bỏ sót đáp án.

Bước 4: Trả lời riêng từng câu hỏi, từng ý. Chọn từ của bạn, đặt câu và viết chúng cẩn thận.

Bước 5: Đọc lại và sửa từng câu trả lời. Không để trống bất kỳ câu hoặc dòng nào.

Một số lưu ý khi làm bài

Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, viết đúng chính tả, dấu câu, không viết dài dòng.

Chỉ sử dụng khoảng 30 phút cho câu hỏi đọc hiểu. Trả lời đúng câu hỏi.

Hoàn thành từng câu, không bỏ dở, không viết vội để giành cho chắc mỗi 0,25 điểm.

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 Công nghệ 4 năm 2023 – 2024 có đáp án

2. Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 4 năm 2023 – 2024:

2.1. Bộ đề số 1:

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Phần đọc tiếng: (3 điểm)

Giáo viên cho học sinh bốc thăm và đọc diễn cảm đoạn 1 của bài tập đọc.

1. Người ăn xin (SGK TV4 tập 1, Tr 30)

2. Một người chính trực (SGK TV4 tập 1, Tr 36)

3. Những Hạt thóc giống (SGK TV4 tập 1, Tr46)

4. Nỗi dằn vặt của An – dray – ca (SGK TV4 tập 1, Tr 55)

II. Phần đọc thầm: (7 điểm)

Câu 1. An-đrây-ca sống với ai?

A. Sống với cha mẹ.
B. Sống với ông bà
C. Sống với mẹ và ông
D. Sống một mình

Câu 2. Mẹ bảo An-đrây-ca làm gì?

A. Nấu thuốc.
B. Đi mua thuốc
C. Uống thuốc
D. Đi thăm ông

Câu 3. Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?

A. Mẹ An-đrây-ca mừng rỡ
B. Ông của An-đrây-ca đã qua đời
C. Ông của An-đrây-ca đã hết bệnh
D. Mẹ An-đray-ca la mắng em.

Câu 4: Câu chuyện cho thấy cậu bé An-đrây-ca là người như thế nào?

A. Là cậu bé thiếu trách nhiệm
B. Là cậu bé hết lòng vì bạn bè
C. Là cậu bé luôn có trách nhiệm
D. Là cậu bé ham chơi

Câu 5. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ nhân hậu ?

A. bất hòa
B. hiền hậu
C. lừa dối
D. che chở

Câu 6. Từ nào sau đây là từ láy?

A. lặng im.
B. truyện cổ.
C. ông cha.
D. cheo leo

Câu 7: Tìm từ đơn và từ phức trong câu sau:

Cậu là học sinh chăm chỉ và giỏi nhất lớp.

Từ đơn:…

Từ phức:…

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả nghe viết: (3 điểm) 15 phút

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”. Trang 55 TV 4 tập 1. Đoạn viết: “Từ đầu …. về nhà”.

II. Tập làm văn: (7 điểm) từ 30-35 phút

Em hãy viết thư cho một người bạn ở xa để thăm hỏi và kể cho bạn nghe về tình hình của lớp và trường em hiện nay.

Đáp án

A. KIỂM TRA ĐỌC

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

Giáo viên cho điểm trên cơ sở đánh giá trình độ đọc thành tiếng theo những yêu cầu cơ bản về kĩ năng đọc ở học sinh lớp 4 theo 3 mức độ:

I. Phần đọc thầm (7 điểm)

Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6
Đáp án C B B C B D
Điểm 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0

Câu 7: 1 điểm

Cậu là học sinh chăm chỉ và giỏi nhất lớp.

Từ đơn: Cậu/ là/ và/ giỏi/ nhất/ lớp/.

Từ phức: / học sinh/ chăm chỉ/

B. KIỂM TRA VIẾT

I. Chính tả (3 điểm)

  • Bài viết chính tả (nghe đọc): 3 điểm (không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp).
  • Viết sai 4 lỗi chính tả thông thường trừ 1 điểm (sai 2 lỗi trừ 0,5 điểm).
  • Trừ không quá 3 điểm.
  • Bài viết không rõ ràng, sạch sẽ.. trừ 1 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn (7 điểm)

– Mở bài: 1 điểm

Viết được đầu thư

– Thân bài: 4 điểm.

Yêu cầu học sinh viết được:

Hỏi thăm về bạn.

Kể về bản thân cho bạn biết.

– Kết luận: 2 điểm.

Yêu cầu học sinh:

Lời chúc, lời hứa hẹn và kí tên

Giáo viên có thể cho điểm tùy theo mức độ bài làm của học sinh (Có thể cho điểm từ 0,5 – 1 – 1,5 …. đến 5 điểm)

2.2. Bộ đề số 2:

A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) (40 phút)

Tình bạn

Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, hương rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng :

– Ôi chùm quả chín vàng mọng kìa, ngon quá !

Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn :

– Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm.

Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được một cành cây nhỏ nên cả hai bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cái cành cây cong gập hẳn lại.

Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây càng kêu to hơn.

– Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy.

Thỏ nói với Sóc rồi khóc òa.

– Tớ không bỏ cậu đâu.

Sóc cương quyết.

Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác vươn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen :

– Các cháu có một tình bạn thật đẹp.

Theo Hà Mạnh Hùng

Đọc thầm bài Tình bạn sau đó khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng làm gì? (M1)

A. rủ nhau vào rừng hái hoa.
B. rủ nhau vào rừng hái quả.
C. rủ nhau vào rừng tìm bạn.

Câu 2. Khi Thỏ bị trượt chân ngã, Sóc đã làm gì? (M1)

A. vội vàng ngăn Thỏ.
B. túm lấy áo Thỏ và cương quyết không bỏ rơi bạn.
C. cùng với Thỏ túm lấy cành cây.

Câu 3. Khi Thỏ bị ngã nhào, Thỏ nói với Sóc câu gì? Hãy ghi lại câu nói đó: (M1)

Câu 4. Việc làm của Sóc nói lên điều gì? (M2)

A. Sóc là người bạn rất khỏe.
B. Sóc là người bạn chăm chỉ.
C. Sóc là người sẵn sàng quên bản thân mình để cứu bạn.

Câu 5. Câu chuyện Tình bạn có nội dung là gì? (M4)

Câu 6. Bài Tình bạn có mấy danh từ riêng chỉ các loài vật? (M2)

A. 2 danh từ riêng. Đó là……………………………………………………………………..

B. 3 danh từ riêng. Đó là……………………………………………………………………..

C. 4 danh từ riêng. Đó là……………………………………………………………………..

Câu 7. Dòng nào dưới đây đều là các từ láy ? (M3)

A. thân thiết, chót vót, cành cây, răng rắc.
B. sung sướng, vắt vẻo, cành cây, răng rắc.
C. nhanh nhẹn, vắt vẻo, lơ lửng, răng rắc.

Câu 8. Dấu hai chấm trong câu “Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn:

– Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm.” có tác dụng gì? (M3)

Câu 9. Dòng nào sau đây là các từ ghép có nghĩa tổng hợp. (M2)

A. xe cộ, phố phường, ruộng vườn, bãi bờ, bạn bè, xóm làng.
B. xe máy, phố phường, ruộng vườn, bãi bờ, bạn bè, xóm làng.
C. xe cộ, phố phường, đường làng, bãi bờ, bạn bè, xóm làng.

Câu 10. Bộ phận gạch chân trong câu Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả trả lời cho câu hỏi nào? (M1)

A. thế nào?
B. làm gì?
C. là gì?

II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm – 20 phút):

Trung thu độc lập

Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.

2. Tập làm văn: (8 điểm) – 30 phút:

Đề bài: Nhân dịp sinh nhật, em hãy viết thư cho một người thân ở xa (ông bà, thầy cô giáo cũ, bạn cũ,…) để thăm hỏi và chúc mừng.

Đáp án

I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

  • Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 1 đến Tuần 8 (Sgk Tiếng Việt 4 – Tập 1) do HS bốc thăm. (2 điểm)
  • Trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn đã đọc theo yêu cầu của giáo viên. (1 điểm)

2. Kiểm tra đọc – hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B B   C Ca ngợi một tình bạn đẹp giữa Sóc và Thỏ … B (Thỏ, Sóc, Voi) B Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật A B
Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1 0,5 1 1 1 0,5

II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả (2 điểm)

Bài viết: (Nghe- viết) trong thời gian 15 phút bài Trung thu độc lập (SGK Tiếng Việt 4 tập 1- Trang 66 ).Viết từ “ngày mai ….. nông trường to lớn vui tươi ”.

Yêu cầu:

  • Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
  • Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

2. Tập làm văn: (8 điểm)

– Yêu cầu: Thể loại: Văn viết thư

Nội dung: Nhân dịp sinh nhật, em hãy viết thư cho một người thân ở xa (ông bà, thầy cô giáo cũ, bạn cũ,…) để thăm hỏi và chúc mừng.

– Bài có đủ 3 phần:

  • Phần đầu thư (1 điểm)
  • Phần chính (4 điểm)

* Nội dung: 1.5 điểm

* Kĩ năng: 1.5 điểm

* Cảm xúc: 1 điểm

  • Phần cuối thư (1 điểm)
  • Chữ viết, chính tả: 0.5 điểm
  • Dùng từ, đặt câu: 0.5 điểm
  • Sáng tạo: 1 điểm

– Cụ thể:

  • Viết được bài văn viết thư theo đúng yêu cầu đề bài. Bài làm có đủ bố cục 3 phần: phần đầu thư, phần chính, phần cuối thư. Viết đúng kiểu bài văn viết thư, lời văn mạch lạc, trong sáng, bộc lộ được cảm xúc, tình cảm trong khi viết,…
  • Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng sạch sẽ.
  • Bài viết sáng tạo, giàu hình ảnh, câu văn hay đặc sắc,…

—> HS viết được bài văn theo yêu cầu trên đạt: 8 điểm

Cũng với yêu cầu bố cục trên, nếu HS viết câu văn không sai ngữ pháp, dùng từ đúng, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ : tùy theo mức độ sai sót về ý, cách diễn đạt và chữ viết, có thể cho mức điểm: 7 – 7.5; 6 – 6.5; 5 – 5.5; 4; …

Lưu ý: Điểm toàn bài = (Điểm đọc + điểm viết ): 2.

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 môn Toán 4 năm 2023 – 2024 có đáp án

3. Ma trận đề thi học kì 1 Tiếng Việt 4:

Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu

Câu số

Số điểm

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng
TN TL TN TL TN TL TN TL
1. Đọc hiểu văn bản. Số câu 2       2       4
Câu số 1,2       3,4        
Số điểm 2       2       4
2. Kiến thức Tiếng Việt. Số câu     2         1 3
Câu số     5,6         7  
Số điểm     2         1 3
Tổng Số câu 2   2   2     1 7
Số điểm 2   2   2     1 7

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 Đạo đức 4 năm 2023 – 2024 có đáp án

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com