Đề thi giữa học kì 2 Tin học 10 thi có lời giải chi tiết. Thông qua Đề thi giữa kì 2 Tin học 10 giúp các em học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi và ôn tập để đạt kết quả cao trong kì thi giữa kì 2 lớp 10 sắp tới. Đồng thời, đây cũng là tài liệu tham khảo để quý thầy cô soạn đề thi cho học sinh của mình.
1. Phương pháp học tốt môn Tin học:
Nắm bắt những điều cơ bản
Bạn đã bao giờ coi thường hay chủ quan về những kiến thức mà thầy cô, tài liệu tin học cung cấp cho mình, coi đó là những kiến thức đơn giản
Học đi đôi với hành
Bất kể môn học nào, nếu học xong mà không áp dụng được vào công việc, lĩnh vực của mình thì kiến thức đó sẽ mai một dần và trôi vào quên lãng. Để kiến thức tin học được nhớ lâu và trở thành kỹ năng, kỹ xảo thì khi học xong một việc gì đó, bạn phải thao tác trên máy tính để tạo “điểm nhấn”. Nếu bạn thực hành nhiều lần, kiến thức sẽ được ghi nhớ vào bộ não của bạn, dần dần trở thành kỹ năng của bạn, khi bạn gặp các vấn đề và bài tập tương tự, bạn sẽ tự động xử lý chúng một cách dễ dàng. Không cần mất thời gian đọc lại tài liệu. Vì vậy, học sinh phải trang bị tốt kiến thức, phát triển tư duy, kết hợp với rèn luyện kỹ năng thực hành mới là điều cốt lõi để học tốt môn học này.
không cần phải học? Bạn đang mắc một sai lầm mà nhiều người mắc phải. Muốn học tốt tin học thì phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, chỉ khi đó mới nắm vững bản chất của tin học, từ đó mới có thể đi sâu vào những kiến thức chuyên sâu. Tri thức của con người bắt đầu từ sơ khai đến phức tạp, từ thực tiễn đến trừu tượng, từ cơ bản đến nâng cao và chuyên sâu. Vì vậy, khi tiếp xúc với bộ môn này, bạn phải nắm được những điều cơ bản nhất như nguyên lý hoạt động của máy tính, cách thức hoạt động của các hệ điều hành, tác dụng của từng loại phần mềm, ứng dụng. Học cái dễ trước, cái khó học sau, cái sau phải dùng cái trước, không nên đốt cháy giai đoạn. Qua đó, các em sẽ học đến đâu, hiểu đến đó, sẽ phát huy tính tò mò, ham học hỏi của các em và giúp các em có niềm say mê, hứng thú cần thiết khi học tin học.
Xem thêm: Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử 10 năm 2023 – 2024 có đáp án
2. Đề thi giữa học kì 2 Tin học 10 năm học 2023 – 2024:
2.1. Bộ đề số 1:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Cho đoạn chương trình python sau:
Tong = 0
while Tong < 10:
Tong = Tong + 1
Sau khi đoạn chương trình trên được thực hiện, giá trị của tổng bằng bao nhiêu:
A. 9.
B. 10.
C. 11.
D. 12.
Câu 2. Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp chưa biết trước?
A. Ngày tắm hai lần.
B. Học bài cho tới khi thuộc bài.
C. Mỗi tuần đi nhà sách một lần.
D. Ngày đánh răng hai lần.
Câu 3. Cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước có dạng như thế nào?
A. while < điều kiện >:
Câu 4. Để khởi tạo danh sách b có 5 phần tử 1, 2, 3, 4, 5 ta dùng cú pháp:
A. b = 1, 2, 3, 4, 5
B. b = (1, 2, 3, 4, 5)
C. b = [1,5]
D. b = [1, 2, 3, 4, 5]
Câu 5. Để xóa 2 phần tử ở vị trí 1 và 2 trong danh sách a hiện tại ta dùng lệnh nào?
A. del a[1:2]
B. del a[0:2]
C. del a[0:3]
D. del a[1:3]
Câu 6. Vòng lặp nào trả về kết quả dưới đây?
A. for i in range(1,6):
print(i,i,i,i,i)
B. for i in range(1,5):
print(str(i)*5)
C. for i in range(1,6):
print(str(i)*5)
D. for i in range(0,5):
print(str(i)*5)
Câu 7. Sau khi thực hiện các câu lệnh sau, mảng A như thế nào?
>>> A = [1, 2, 3, 4, 5]
>>> A. remove(2)
>>> print(A)
A. [1, 2, 3, 4].
B. [2, 3, 4, 5].
C. [1, 2, 4, 5].
D. [1, 3, 4, 5].
Câu 8. Kết quả khi thực hiện chương trình sau?
>>> A = [1, 2, 3, 5]
>>> A.insert(2, 4)
>>> print(A)
A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 2, 4, 3, 5.
C. 1, 2, 3, 4, 5.
D. 1, 2, 4, 5.
Câu 9. Giả sử A = [2, 4, ‘5’, ‘Hà Nội’, ‘Việt Nam’, 9]. Hãy cho biết kết quả của câu lệnh 4 in A là gì?
A. True
B. False
C. true
D. false
Câu 10. Số phát biểu đúng là:
1) Sau khi thực hiện lệnh clear(), các phần tử trả về giá trị 0.
2) Lệnh remove trả về giá trị False nếu không có trong danh sách.
3) remove() có tác dụng xoá một phần tử có giá trị cho trước trong list.
4) Lệnh remove() có tác dụng xoá một phần tử ở vị trí cho trước.
A. 1.
B. 2.
C. 0.
D. 3.
Câu 11. Kết quả của chương trình sau là bao nhiêu?
>>> s = “abcdefg”
>>> print(s[2])
A. c
B. b
C. a
D. d
Câu 12. Để chuyển s về xâu kí tự ta dùng hàm gì?
A. length(s)
B. len(s)
C. str(s)
D. s.len()
Câu 13. Xâu “1234%^^%TFRESDRG” có độ dài bằng bao nhiêu?
A. 16.
B. 17.
C. 18.
D. 15.
Câu 14. Nếu S = “1234567890” thì S[0:4] là gì?
A. “123”
B. “0123”
C. “01234”
D. “1234”
Câu 15. Để tạo xâu in hoa từ toàn bộ xâu hiện tại ta dùng hàm nào?
A. lower()
B. len()
C. upper()
D. srt()
Câu 16. Để thay thế kí tự ‘a’ trong xâu s bằng một xâu mới rỗng ta dùng lệnh nào?
A. s=s.replace(‘a’, “”)
B. s=s.replace(‘a’)
C. s=replace(a, “”)
D. s=s.replace()
Câu 17. Kết quả của các câu lệnh sau là gì?
A. 2, 6
B. 1, 3
C. 0, 4
D. 1, 4
Câu 18. Kết quả của các câu lệnh sau là gì?
A. ‘Ngôn ngữ lập trình Python’
B. [‘Ngôn’, ‘ngữ’, ‘lập’, ‘trình’, ‘Python’]
C. ‘Ngôn’, ‘ngữ’, ‘lập’, ‘trình’, ‘Python’
D. [Ngôn, ngữ, lập, trình, Python]
Câu 19. Để tách một xâu thành danh sách các từ ta dùng lệnh nào?
A. Lệnh join()
B. Lệnh split()
C. Lệnh len()
D. Lệnh find()
Câu 20. Trong định nghĩa của hàm có thể có bao nhiêu từ khóa return?
A. 1
B. 2
C. 5
D. Không hạn chế
Câu 21. Mệnh đề nào dưới đây mô tả đúng quan hệ giữa hàm và thủ tục?
A. Hàm và thủ tục là hai khái niệm hoàn toán khác nhau.
B. Hàm là thủ tục nhưng thủ tục có thể không phải là hàm.
C. Trong Python, hàm và thủ tục là hai khái niệm đồng nhất.
D. Thủ tục là hàm nhưng hàm có thể không là thủ tục.
Câu 22. Kết quả của các câu lệnh sau là gì?
A. -2
B. 4
C. 2
D. 6
Câu 23. Cú pháp thiết lập hàm có trả lại giá trị là gì?
A. def < tên hàm >([tham số]):
return < dãy giá trị trả về >
B. def< tên hàm > ([tham số]):
< dãy các lệnh >
C. def < tên hàm >([tham số]):
< khối lệnh >
return < dãy giá trị trả về >
D. def < tên hàm >: [< khối lệnh >]
return < dãy giá trị trả về >
Câu 24. Hàm tự định nghĩa trong Python có thể có bao nhiêu tham số?
A. 0
B. 1
C. 2
D. Không hạn chế
Câu 25. Khi gọi hàm, dữ liệu được truyền vào hàm được gọi là gì?
A. Tham số
B. Hiệu số
C. Đối số
D. Hàm số
Câu 26. Đoạn chương trình sau sẽ in ra số nào?
>>> def f(x, y):
z = x + y
return x*y*z
>>> f(1, 4)
A. 10
B. 18
C. 20
D. 30
Câu 27. Hàm f được khai báo như sau f(a, b, c). Số lượng đối số truyền vào là:
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 28. Phát biểu nào bị sai?
A. Một hàm khi khai báo có một tham số nhưng khi gọi hàm có thể có 2 đối số.
B. Tham số được định nghĩa khi khai báo hàm.
C. Tham số và đối số có một số điểm khác nhau.
D. Khi gọi hàm, các tham số sẽ được truyền bằng giá trị thông qua đối số của hàm.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Cho A là một danh sách gồm các số nguyên. Em hãy viết các câu lệnh tạo và in ra danh sách B chỉ gồm các số chẵn có trong A.
Câu 2. (1 điểm) Viết chương trình nhập họ tên đầy đủ của người dùng, sau đó in thông báo tên và họ đệm của người đó.
Câu 3. (1 điểm) Hai số tự nhiên m, n được gọi là nguyên tố cùng nhau nếu UCLN(m, n) = 1.
Viết chương trình thực hiện công việc sau:
Nhập từ bàn phím số tự nhiên n và đếm số các số nguyên tố cùng nhau với n tính trong khoảng từ 1 đến n.
I. Trắc nghiệm (7 điểm)
– Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.
1. B | 2. B | 3. A | 4. D | 5. D | 6. C | 7. D | 8. B | 9. A | 10. A |
11. A | 12. C | 13. A | 14. D | 15. C | 16. A | 17. C | 18. B | 19. B | 20. D |
21. C | 22. C | 23. C | 24. D | 25. C | 26. C | 27. A | 28. A |
II. Tự luận (3 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1
(1 điểm) |
Các câu lệnh đó có thể viết như sau:
B = [] for k in A: if k % 2 == 0: B.append(k) print(“Danh sách các số chẵn có trong A là: “, B) |
0,25 0,5
0,25 |
Câu 2
(1 điểm) |
hoten = input(“Nhập họ tên đầy đủ: “)
A = hoten.split() ten = A[len(A) – 1] hodem = ” “.join(A[0:len(A) – 1]) print(“Tên bạn là: ” , ten) Print(“Họ đệm là: ” , hodem) |
1,0 |
Câu 3
(1 điểm) |
Chương trình có thể viết như sau:
n = int(input(“Nhập số tự nhiên n: “)) c = 0 for i in range(1, n+1): if UCLN(i, n) == 1: c = c + 1 |
2.2. Bộ đề số 2:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Cho biết kết quả của đoạn chương trình dưới đây:
a = 10
while a < 11:
print(a)
A. Trên màn hình xuất hiện một số 10.
B. Trên màn hình xuất hiện 10 chữ a.
C. Trên màn hình xuất hiện một số 11.
D. Chương trình bị lặp vô tận.
Câu 2. Mọi quá trình tính toán đều có thể mô tả và thực hiện dựa trên cấu trúc cơ bản là:
A. Cấu trúc tuần tự.
B. Cấu trúc rẽ nhánh.
C. Cấu trúc lặp.
D. Cả ba cấu trúc trên.
Câu 3. Sau khi thực hiện đoạn chương trình, giá trị của a và b lần lượt là:
A. 4 và 48
B. 4 và 4
C. 16 và 12
D. 12 và 16
Câu 4. Cho khai báo mảng sau:
A = list(“3456789”)
Để in giá trị phần tử thứ 2 của mảng một chiều A ra màn hình ta viết:
A. print(A[2]).
B. print(A[1]).
C. print(A[3]).
D. print(A[0]).
Câu 5. Danh sách A sẽ như thế nào sau các lệnh sau?
>>> A = [2, 3, 5, 6]
>>> A. append(4)
>>> del (A[2])
A. 2, 3, 4, 5, 6, 4.
B. 2, 3, 4, 5, 6.
C. 2, 4, 5, 6.
D. 2, 3, 6, 4.
Câu 6. Kết quả của chương trình sau là gì?
A = [2, 3, 5, “python”, 6]
A.append(4)
A.append(2)
A.append(“x”)
del(A[2])
print(len(A))
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 7. Toán tử nào dùng để kiểm tra một giá trị có nằm trong danh sách không?
A. in.
B. int.
C. range.
D. append.
Câu 8. Giả sử A = [‘a’, ‘b’, ‘c’, ‘d’, 2, 3, 4]. Các biểu thức sau trả về giá trị đúng hay sai?
6 in A
‘a’ in A
A. True, False.
B. True, False.
C. False, True.
D. False, False.
Câu 9. Lệnh nào sau đây xoá toàn bộ danh sách?
A. clear()
B. exit()
C. remove()
D. del()
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sau khi thực hiện lệnh clear(), danh sách gốc trở thành rỗng.
B. Lệnh remove () có chức năng xoá một phần tử có giá trị cho trước
C. Lệnh remove() xoá tất cả các phần tử có giá trị cho trước trong list.
D. Clear() có tác dụng xoá toàn bộ các danh sách.
Câu 11. Trong Python, câu lệnh nào dùng để tính độ dài của xâu s?
A. len(s).
B. length(s).
C. s.len().
D. s.length().
Câu 12. Có bao nhiêu xâu kí tự nào hợp lệ?
1) “[email protected]##” 2) “hoa hau”
3) “346h7g84jd” 4) python
5) “01028475” 6) 123456
A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 3
Câu 13. Chương trình trên giải quyết bài toán gì?
s = “”
for i in range(10):
s = s + str(i)
print(s)
A. In một chuỗi kí tự từ 0 tới 10.
B. In một chuỗi kí tự từ 0 tới 9.
C. In một chuỗi kí tự từ 1 tới 10.
D. In một chuỗi kí tự từ 1 đến 9.
Câu 14. Chuỗi sau được in ra mấy lần?
s = “abcdefghi”
for i in range(10):
if i % 4 == 0:
print(s)
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 15. Sử dụng lệnh nào để tìm vị trí của một xâu con trong xâu khác không?
A. test().
B. in().
C. find().
D. split().
Câu 16. Kết quả của các câu lệnh sau là gì?
s = “12 34 56 ab cd de “
print(s. find(” “))
print(s.find(“12”))
print(s. find(“34”))
A. 2, 0, 3.
B. 2, 1, 3.
C. 3, 5, 2.
D. 1, 4, 5.
Câu 17. Lệnh nào sau đây dùng để tách xâu:
A. split()
B. join()
C. remove()
D. copy()
Câu 18. Kết quả của chương trình sau là gì?
a = “Hello”
b = “world”
c = a + ” ” + b
print(c)
A. hello world.
B. Hello World.
C. Hello word.
D. Helloword.
Câu 19. Muốn nối danh sách gồm các từ thành một xâu ta dùng lệnh nào?
A. Lệnh join()
B. Lệnh split()
C. Lệnh len()
D. Lệnh find()
Câu 20. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Lệnh print() thực hiện việc in ra màn hình.
B. Lệnh input() thực hiện yêu cầu nhập vào một biểu thức, số hay một xâu bất kì.
C. Lệnh type() trả lại kiểu dữ liệu của biểu thức trong ngoặc.
D. Lệnh str() chuyển đối tượng đã cho thành chuỗi.
Câu 21. Phát biểu đúng trong các phát biểu sau là:
A. Lệnh float() trả về số nguyên từ số hoặc chuỗi biểu thức.
B. Có ít hàm có sẵn được xây dựng trong python.
C. Lệnh bool() chuyển một giá trị sang Boolean.
D. Lệnh input() có thể nhập vào một số nguyên mà không cần chuyển đổi kiểu.
Câu 22. Mệnh đề nào dưới đây mô tả đúng về hàm tự định nghĩa không trả lại giá trị?
A. Trong mô tả hàm không có từ khóa return.
B. Trong mô tả hàm chỉ có một từ khóa return.
C. Trong mô tả hàm phải có tối thiểu hai từ khóa return.
D. Trong mô tả hàm hoặc không có return hoặc có return nhưng không có giá trị sau từ khóa return.
Câu 23. Kết quả của các câu lệnh sau là gì?
A. 5
B. 6
C. 11
D. 12
Câu 24. Giá trị của x là bao nhiêu để kết quả là 12?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 25. Khi gọi hàm f(1, 2, 3, 4), khi định nghĩa hàm f có bao nhiêu tham số?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 26. Khi gọi hàm, dữ liệu được truyền vào hàm được gọi là gì?
A. Tham số
B. Hiệu số
C. Đối số
D. Hàm số
Câu 27. Cho đoạn chương trình sau:
Trong đoạn chương trình trên s được gọi là:
A. Tên hàm
B. Tham số hình thức
C. Tham số thực sự
D. Biến cục bộ
Câu 28. Hàm func(m, n) được định nghĩa như sau:
Kết quả sẽ in ra số nào?
A. 110
B. 11
C. 13
D. 31
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Cho dãy số [1, 2, -5, 5, 8, -8]. Em hãy viết chương trình chèn xâu “Số âm” vào sau phần tử nhỏ hơn 0 đầu tiên của dãy đã cho.
Câu 2. (1 điểm) Viết chương trình nhập nhiều số (số nguyên hoặc số thực) từ bàn phím, các số cách nhau bởi dấu cách. Sau đó in ra màn hình tổng các số đã nhập.
Câu 3. (1 điểm) Viết hàm UCLN(m, n) để tính ước chung lớn nhất của hai số nguyên âm m và n.
I. Trắc nghiệm (7 điểm)
– Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.
1. D |
2. D |
3. B |
4. B |
5. D |
6. C |
7. A |
8. C |
9. A |
10. C |
11. A |
12. C |
13. B |
14. D |
15. C |
16. A |
17. A |
18. C |
19. A |
20. B |
21. C |
22. D |
23. C |
24. D |
25. C |
26. C |
27. D |
28. C |
|
|
II. Tự luận (3 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 (1 điểm) |
Chương trình có thể viết như sau: A = [1, 2, -5, 5, 8, -8] i = 0 while i < len(A): if A[i] < 0: A.insert(i + 1,”Số âm”) break i = i + 1 print(A) |
0,25
0,25
0,25
0,25 |
Câu 2 (1 điểm) |
s = input(“Nhập các số cách nhau bởi dấu cách: “) A = s.split() for i in range(len(A)): A[i] = float(A[i]) print(“Tổng các số đã nhập: ” , sum(A)) |
1,0 |
Câu 3 (1 điểm) |
Hàm có thể viết như sau: def UCLN(m,n): while m! = n: if m > n: m = m – n else n = n – m return m |
1,0 |
Xem thêm: Đề thi giữa học kì 2 tiếng Anh 10 năm 2023 – 2024 có đáp án
3. Ma trận đề thi tin học thi giữa học kì 2 Tin học 10:
TT | Nội dung kiến thức/kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng số câu | Tổng% điểm | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu
QUẢNG CÁO
|
Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
1 | Chủ đề 1. Máy tính và xã hội tri thức
(Bài 1, 2, 7) |
2 | 2 | 4 | 10,0 %
(1,0 điểm) |
|||||||
2 | Chủ đề 2. Mạng máy tính và Internet | 4 | 3 | 7 | 17,5 %
(1,75 điểm) |
|||||||
3 | Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số | 2 | 2 | 1 | 4 | 1 | 20,0 %
(2,0 điểm) |
|||||
4 | Chủ đề 4. Ứng dụng tin học | 3 | 3 | 6 | 15,0 %
(1,5 điểm) |
|||||||
5 | Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
(Bài 16 – 20) |
4 | 3 | 1 | 1 | 7 | 2 | 37,5 %
(3,75 điểm) |
||||
Tổng | 15 | 0 | 13 | 0 | 0 | 2 | 0 | 1 | 28 | 3 | 100%
(10,0 điểm) |
|
Tỉ lệ % | 37,5% | 32,5% | 20% | 10% | 70% | 30% | ||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% |
Xem thêm: Đề thi giữa học kì 2 Hoá học 10 năm 2023 – 2024 có đáp án