Đề thi giữa học kì 2 Tin học 6 năm 2023 – 2024 có đáp án

Các đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Đồng thời, cũng giúp các em học sinh lớp 6 luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài cho hợp lý để đạt kết quả cao.

1. Bí quyết học tin hiệu quả:

Luyện gõ thành thạo

Hãy bắt đầu với việc đơn giản nhất: Đánh máy!

Trước khi làm quen với những thứ “cao siêu” hơn, bạn cần gõ nhanh bàn phím và sử dụng chuột thành thạo. Không phải ai cũng được tiếp cận máy tính từ nhỏ. Nhưng đừng nản, dù mới là người “bóp cò” lần đầu nhưng chỉ sau 1-2 tuần luyện tập, bạn có thể gõ 10 ngón nhanh và chính xác.

Nếu cảm thấy nhàm chán với việc gõ phím và sử dụng chuột hàng ngày, bạn có thể kết hợp luyện tập và giải trí với phần mềm gõ phím, chẳng hạn như Typer Shark Deluxe. Những ứng dụng này làm cho việc tập luyện của bạn trở nên thú vị và hiệu quả hơn.

Làm quen với Word và Excel là cách học Tin học nhanh nhất
Với Tin học văn phòng, Word và Excel là 2 bộ phần mềm quan trọng và được sử dụng phổ biến nhất. Hầu hết các công việc liên quan đến máy tính đều cần đến hai phần mềm này.

Cách học Tin học nhanh nhất là luyện Word và Excel

Trên thực tế, hai môn học này thường được đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường cấp 2, cấp 3 nhưng kiến thức chỉ ở mức cơ bản, chưa đủ để bạn xử lý công việc tại các doanh nghiệp. Vì vậy, sau khi thành thạo gõ và sử dụng chuột, hãy nhanh chóng tìm kiếm các tài liệu liên quan đến Word và Excel để học. Nếu cảm thấy khó khăn trong việc tự học, tự nghiên cứu tại nhà, bạn có thể tham gia các khóa đào tạo Tin học A-B tại các trung tâm uy tín.

Vào web bằng trình duyệt

Để truy cập các trang web, bạn cần học cách sử dụng các trình duyệt có sẵn. Nó sẽ giúp bạn tìm kiếm thông tin nhanh hơn, đồng thời phục vụ một số nhu cầu khác như làm việc, học tập hay giải trí, nghe nhạc, xem phim…

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lý 6 2023 – 2024 có đáp án

2. Đề thi giữa học kì 2 Tin học 6 năm học 2023 – 2024:

2.1. Bộ đề số 1:

I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)

Chọn và khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Khi sử dụng internet, những việc làm nào sau đây có thể khiến em bị hại.

A. Tải phần mềm, tệp miễn phí trên internet.
B. Mở liên kết được cung cấp trong thư điện tử không biết rõ nguồn gốc.
C. Định kì thay đổi mật khẩu của tài khoản cá nhân trên mạng xã hội và thư điện tử.
D. Cả A, B đều đúng

Câu 2: Theo em, tình huống nào sau đây giúp ích cho em khi sử dụng internet.

A. Thông tin cá nhân hoặc tập thể bị đánh cắp.
B. Bị bạn quen trên mạng lừa đảo.
C. Hoàn thành chương trình học tập trên mạng Internet
D. Nghiện mạng xã hội, nghiện trò chơi trên mạng.

Câu 3: Phần mềm nào sau đây là phần mềm Sơ đồ tư duy

A. Xmind
B. Imindmap 10
C. Word
D. Cả A, B đều đúng

Câu 4: Phát biểu nào đúng khi nói đến các cách để xác định đoạn văn bản cần định dạng

A. Đánh dấu toàn bộ đoạn văn bản.
B. Đánh dấu một phần đoạn văn bản.
C. Đặt con trỏ vào trong đoạn văn bản
D. Hoặc A hoặc B hoặc C.

Câu 5: Để định dạng trang, ta cần thực hiện lệnh:

A. Nháy chuột vào dải lệnh File → chọn Page Setup…
B. Nháy chuột vào dải lệnh Page layout → chọn Setup…
C. Nháy chuột vào dải lệnh File → chọn Print Setup…
D. Nháy chuột vào dải lệnh Insert → chọn Page Setup…

Câu 6: Để tạo bảng ta có thể chọn nút lệnh:

Câu 6

Câu 7: Để thêm cột nằm bên trái của bảng ta thực hiện lệnh nào trong các lệnh sau?

A. Table Tools/ Layout/ Insert Right
B. Table Tools/ Layout/ Delete/ Table
C. Table Tools/ Layout/ Insert Left
D. Table Tools/ Layout/ Insert Above

Câu 8: Trong khi soạn thảo văn bản, giả sử ta cần tìm kiếm chữ “Thầy giáo” thì ta thực hiện chọn:

A. Dải Home chọn lệnh Editing/Clear…
B. Dải Home chọn lệnh Editing/Goto…
C. Dải Home chọn lệnh Editing/Replace…
D. Dải Home chọn lệnh Editing/Find…

II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu 9: (3 điểm)

Sơ đồ tư duy là gì? Theo em vẽ sơ đồ tư duy có những ưu điểm và hạn chế gì?

Câu 10: (2 điểm)

Hãy nêu các bước thực hiện định dạng văn bản?

Câu 11: (1 điểm)

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, em làm thế nào để sử dụng mạng xã hội và chia sẻ thông tin trên Internet có hiệu quả?

Đáp án:

I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B C D A B C A D
 

PHẦN II: TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu Đáp án Điểm
Câu 9 – Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày thông tin một cách trực quan bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường nối.

* Ưu điểm:

+ Quan hệ tương hỗ được làm rõ

+ Các khái niệm then chốt được liên hệ ngay bằng thị giác

+ Ghi nhớ dễ dàng hơn

+ Dễ dàng thêm thông tin vào sơ đồ tư duy

+ Có thể tận dụng sự hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính

* Hạn chế:

+ Sơ đồ tư duy có thể gây khó khăn cho những người rất logic trong cách họ suy nghĩ. Khi động não thì sơ đồ tư duy khuyến khích bạn để dòng chảy ý tưởng tự do, thậm chí cần phải để trực giác làm việc. Đối với người logic trong suy nghĩ sẽ khó tin vào trực quan vì suy nghĩ của họ sẽ tự cho rằng việc đó không khả thi.

+ Sơ đồ tư duy cung cấp thông tin và cấu trúc tự giải thích có thể hiểu rõ nhất bởi người tạo ra nó. Chính vì vậy, sẽ khó khăn với những người không chứng kiến hiệu quả hoàn toàn với sơ đồ tư duy.

 

 

 

 

 

 

 

Câu 10

 

Định dạng trang văn bản thực hiện như sau:

+ B1: Nháy chuột vào dải lệnh Page layout → chọn các lệnh trong nhóm lệnh Page setup

+ B2:

* Chọn hướng trang:

– Nháy chuột vào nút mũi tên Mũi tên bên dưới lệnh Orientation:

+ Chọn Portrait : Hướng trang đứng

+ Chọn Landscape: Hướng trang nằm ngang

* Đặt lề trang:

+ B1: Nháy chuột vào nút mũi tên Mũi tênbên dưới lệnh Margins → Custom Margins.

+ B2:

• Top: Lề trên.

• Bottom: Lề dưới.

• Left: Lề trái.

• Right: Lề phải

+ B3: Nháy chuột chọn OK

* Lựa chọn khổ giấy:

Nháy chuột vào nút mũi tên bên cạnh size → chọn khổ giấy A4

 

0,5đ

 

 

0,25đ

 

0,25đ

 

 

0.5đ

 

 

 

 

 

0,5đ

 

Câu 11

 

– Có trách nhiệm trên môi trường trực tuyến (không đưa những thông tin sai lệch, không đúng sự thật mang tính phản động, dụ dỗ, lôi kéo)

– Sử dụng công nghệ thông tin để làm bạn với sự giám sát của gia đình, thầy cô giáo. (Thời gian sử dụng Internet rõ ràng hợp lý, được sự cho phép của người lớn)

– Khuyến khích, động viên bạn bè và người thân chia sẻ thông tin phòng chống Covid-19 lành mạnh và bảo vệ bản thân theo bộ y tế 5K trên mạng Internet.

 

 

 

 

2.2. Bộ đề số 2:

A. TRẮC NGHIỆM (3,5 đ)

* Điền vào trong bảng đáp án đúng là một trong các chữ cái A, B, C, D tương ứng với các câu hỏi từ câu 1 đến hết câu 14 (mỗi câu đúng 0,25 điểm)

Câu 1: Hãy cho biết tên chủ đề chính trong sơ đồ trên?

Câu 1

A. Thùy Anh
B. Sở thích
C. Mục tiêu
D. Gia đình

Câu 2: Hãy sắp xếp các bước sử dụng phần mềm XMind vẽ sơ đồ tư duy:

1. Tạo sơ đồ tư duy mới
2. Thay đổi màu sắc, kích thước sơ đồ
3. Tạo chủ đề chính
4. Tạo chủ đề nhánh
5. Tạo chủ đề nhánh nhỏ hơn

A. 1-3-4-5-2
B. 1-2-3-4-5
C. 5-1-2-3-4
D. 5-4-3-2-1

Câu 3: Các cách khởi động phần mềm Xmind là?

A. Nháy đúp vào biểu tượng Biểu tượng trên màn hình máy tính.
B. Chọn biểu tượng Xmind-> chuột phải-> Open
C. Start-> Program->Xmind
D. Tất cả đáp án trên

Câu 4: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

A. Không thể tạo ra chủ đề con trước khi tạo ra chủ đề mẹ.
B. Có thể chỉnh sửa tên của một chủ đề.
C. Có thể kéo một nhánh của sơ đồ tư duy từ bên phải chủ đề trung tâm sang bên trái hoặc ngược lại.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5: Những phát biểu nào sau đây là đúng đối với việc sử dụng tổ hợp phím tắt?

A. Phải nhớ tổ hợp phím.
B. Cần phải mở bảng chọn tương ứng.
C. Mất nhiều thời gian hơn.
D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 6: Trong các phông chữ cho hệ điều hành WINDOWS dưới đây, phông chữ nào không dùng mã VNI?

A. Time New Roman
B. VNI-Times
C. VNI-Top
D. Cả B và C đều đúng

Câu 7: Để thay thế từ “che” thành từ “tre”, em gõ từ “che” vào ô nào?

A. Từ “che” gõ vào ô Replace with
B. Từ “che” gõ vào ô Find what
C. Máy tính tự phát hiện lỗi chính tả và tự sửa
D. Cả A và B đều đúng

Câu 8: Phát biểu nào đúng khi nói đến các cách để xác định đoạn văn bản cần định dạng

A. Đặt con trỏ vào trong đoạn văn bản.
B. Đánh dấu một phần đoạn văn bản.
C. Đánh dấu toàn bộ đoạn văn bản.
D. Hoặc A hoặc B hoặc C.

Câu 9: Để định dạng đoạn văn bản em sử dụng các lệnh nào?

A. Format/Font
B. Home /Paragraph
C. Page Layout/Page Setup
D. Format/Paragraph

Câu 10: Dải lệnh Table Tools và nhánh Layout KHÔNG xuất hiện ở những phương án nào sau đây?

A. Khi chọn cả bảng.
B. Khi đặt con trỏ soạn thảo bên phải bảng.
C. Khi đặt con trỏ soạn thảo vào trong một ô bất kì của bảng.
D. Khi đặt con trỏ soạn thảo trên dòng bên ngoài bảng.

Câu 11: Để chia nhỏ 1 ô trong Table, ta chọn ô sau đó:

A. Chọn Table – Split Cells.
B. Chọn Table – Merge Cells.
C. Chọn Format – Split Cells.
D. Chọn Format – Merge Cells.

Câu 12: Trong bảng biểu, muốn đẩy các ký tự bên phải điểm chèn qua phải một khoảng Tab, ta thực hiện:

A. Ấn phím Tab.
B. Ấn tổ hợp phím Ctrl + Tab.
C. Ấn tổ hợp phím Shift + Tab.
D. Chọn menu Format – Tab – Insert.

Câu 13: Để tìm nhanh 1 từ hay 1 dãy các kí tự, ta thực hiện như sau:

1. Nháy chuột vào bảng chọn Edit → Find → xuất hiện hộp thoại Find and Replace.
2. Nhập từ cần tìm vào hộp [……..].
3. Nhấn chọn nút Find Next trên hộp thoại để thực hiện tìm.

A. Find Next.
B. Find What.
C. Find.
D. Edit.

Câu 14: Điền vào chỗ trống để hoàn thành các bước thay thế tất cả các từ “sa pa” thành “Sa Pa” trong đoạn văn.

B1: Chọn Edit → Replace hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+H để mở hộp thoại Find and Replace.

Câu 14

B2: Gõ cụm từ cần tìm kiếm vào ô Find What và gõ cụm từ thay thế vào ô Replace with (Thay thế bằng);

B3: ………………………………………………………………………………………

A. Nháy chuột vào nút Find next để thay thế tất cả.
B. Nháy chuột vào nút Replace để thay thế tất cả.
C. Nháy chuột vào nút Replace All để thay thế tất cả.
D. Nháy chuột vào nút Cancel để thay thế tất cả.

B. TỰ LUẬN (6,5 đ)

Câu 1 (1,0 đ): Nêu nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công?

Câu 2 (1,5 đ): Hãy sắp xếp mỗi chức năng ở cột bên trái với lệnh tương ứng ở cột bên phải.

a) Tạo bảng 1) Table→ Merge Cells
b) Thêm hàng, cột 2) Table→ Insert→ columns (rows)…
c) Xoá hàng, cột 3) Table→ Insert→ Table…
d) Gộp ô 4) Table→ Delete
e) Tách ô 5) Table→ Sort
6) Table→ Split Cells…

Câu 3 (2,5 đ): Quan sát sơ đồ tư duy “Danh sách mua sắm” của mẹ sau và cho biết:

a) Tên của chủ đề chính.

b) Tên các chủ đề nhánh.

c) Có thể bổ sung thêm chủ đề nhánh nào nữa không?

 

Câu 3

Câu 4 (1,5 đ): Nêu các bước thay thế tất cả các từ “sa pa” thành “Sa Pa” trong một đoạn văn có từ “sa pa”.

Đáp án:

A. TRẮC NGHIỆM (3,5 đ)

Mỗi câu đúng 0,25 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án A A D D A A A C C D A B B C

B. TỰ LUẬN (6,5 đ)

Câu Đáp án Điểm
1

(1,0đ)

 

Nhược điểm của sơ đồ tư duy:

– Khi tạo sơ đồ tư duy thủ công trên giấy, chúng ta không dễ dàng thay đổi, thêm bớt nội dung như khi tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm trên máy tính.

– Sản phẩm tạo ra trên giấy rất khó để sử dụng chúng cho mục đích khác.

– Bản vẽ tay khó chia sẻ khi mọi người các địa điểm khác nhau.

– Chỉ cần giấy và bút là những vật rất phổ biến, chúng ta có thể tạo sơ đồ tư duy ở bất kì đâu.

 

0,25

 

0,25

0,25

0,25

2

(1,5đ)

 

+ Tạo bảng: Table→ Insert→ Table…

+ Thêm hàng, cột → Table→ Insert→ columns (rows)…

+ Xoá hàng, cột → Table→ Delete

+ Gộp ô → Table→ Merge Cells

+ Tách ô → Table→ Split Cells…

a-3, b-2, c-4, d-1, e-6 (mỗi ý đúng 0,25đ)

1,5
3

(2,5đ)

 

a) Tên chủ đề chính: Danh sách mua sắm.

b) Tên các chủ đề nhánh: Đồ uống, món ăn cho bé, trái cây, thức ăn dặm, đồng dùng trong nhà, rau củ.

c) Có thể bổ sung thêm nội dung: Quần áo, đồ chơi…

0,75

1

 

0,75

4

(1,5đ)

 

Các bước thay thế tất cả các từ “sa pa” thành “Sa Pa” trong đoạn văn.

B1: Chọn Edit → Replace hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+H để mở hộp thoại Find and Replace.

Câu 4

B2: Gõ cụm từ cần tìm kiếm vào ô Find What và gõ cụm từ thay thế vào ô Replace with (Thay thế bằng);

B3: Nháy chuột vào nút Replace All để thay thế tất cả.

 

0,5

 

 

 

 

 

 

0,5

0,5

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Anh 6 năm 2023 – 2024 có đáp án

3. Ma trận đề thi học kì 2 Tin học 6:  

Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
Bài 9: An toàn thông tin trên Internet Biết được lợi ích khi sử dụng internet Hiểu được các tác hại của việc sử dụng internet      
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0.5đ

5%

  1

0.5đ

5%

        1

10%

3

2.đ

20%

Bài 10: Sơ đồ tư duy Biết được khái niệm sơ đồ tư duy Hiểu được ưu điểm và hạn chế khi sử dụng sơ đồ tư duy      
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0.5đ

5%

0.5

10%

  0.5

20%

        2

3.5đ

35%

Bài 11:

Định dạng văn bản

Biết các thao tác cơ bản khi định dạng văn bản   Vận dụng nêu được các bước định dạng văn bản.    
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

10%

        1

20%

    3

30%

Bài 12:

Trình bày thông tin ở dạng bảng

Biết cách tạo bảng Hiểu được các thao tác tạo bảng      
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

10%

  1

0.5đ

5%

          3

1.5đ

15%

T.Số câu

T.Số điểm

Tỉ lệ %

6.5

40%

2.5

30%

1

20%

1

10%

11

10đ

100%

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 2 Âm nhạc 6 năm 2023 – 2024 có đáp án

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 2 Toán 6 năm 2023 – 2024 có đáp án

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com