Dưới đây là đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 cho năm học 2023 – 2024, cùng với đáp án đi kèm. Đề thi bao gồm nhiều câu hỏi thử thách trí tuệ và khả năng giải quyết vấn đề của các em học sinh. Để chuẩn bị cho kì thi này, các em cần nắm chắc kiến thức cơ bản về Công nghệ, bao gồm các khái niệm, nguyên lý và ứng dụng của công nghệ thông tin.
1. Nội dung ôn tập học kì 1 Công nghệ 10:
Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng
I/ Mục đích và ý nghĩa của khảo nghiệm giống cây trồng
Đánh giá sự thích nghi của giống với vùng sinh thái và luân canh sản xuất
Nắm được yêu cầu kĩ thuật sản xuất giống
II/ Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng
1. Thí nghiệm so sánh giống
So sánh với giống đại trà để chọn ra giống vượt trội
So sánh về sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, tính chống chịu,…
Do cơ quan chọn tạo giống tiến hành
2. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật
Kiểm tra đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kĩ thuật gieo trồng
Xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón của giống. Xây dựng quy trình kĩ thuật gieo trồng để mở rộng sản xuất
Do trung tâm khảo nghiệm giống quốc gia tiến hành
3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo
Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất
Triển khai trên diện rộng, kết hợp hội nghị đầu bờ để khảo sát, đánh giá kết quả, phổ biến sản xuất giống mới
Do các trung tâm, công ty giống hoặc viện nông nghiệp quốc gia tiến hành
Bài 6: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống nhân giống cây trồng nông, lâm, nghiệp
I/ Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Là phương pháp tách mô, tế bào từ cơ thể mẹ đem nuôi cấy trong môi trường thích hợp để tế bào phát triển thành cây hoàn chỉnh.
II/ Cơ sở khoa học
Tế bào có tính toàn năng: mỗi tế bào đều có hệ gen quy định kiểu gen của loài đó, nhờ đó tế bào có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh nếu được nuôi cấy trong môi trường thích hợp.
Tế bào có khả năng phân hóa: chuyển hóa các tế bào phôi sinh thành các tế bào chuyên hóa đảm nhận những chức năng khác nhau.
Tế bào có khả năng phản phân hóa: khi các tế bào chuyên hóa đảm nhận những chức năng khác nhau. Trong điều kiện thuận lợi chúng lại có thể trở về dạng phôi sinh và phân chia mạnh mẽ.
Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào là kỹ thuật điều khiển sự phát sinh và phát triển hình thái của tế bào thực vật một cách định hướng dựa vào sự phân hóa, phản phân hóa dựa trên cơ sở tính toàn năng của tế bào thực vật.
III/ Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
1. Ý nghĩa
Nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào:
Có thể nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp kể cả trên các đối tượng khó nhân giống bằng phương pháp thông thường.
Có hệ số nhân giống cao.
Cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền.
Nếu nguyên liệu nuôi cấy sạch bệnh thì sản phẩm nhân giống sẽ hoàn toàn sạch bệnh.
2. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào (6 bước)
a. Chọn vật liệu nuôi cấy:
Tế bào mô phân sinh trong đỉnh sinh trưởng của rễ, thân, lá không bị nhiễm bệnh.
b. Khử trùng:
Phân cắt đỉnh sinh trưởng thành các phân tử nhỏ rồi đem rửa sạch và khử trùng.
c. Tạo chồi trong môi trường nhân tạo.
d. Tạo rễ:
Môi trường tạo rễ có bổ sung các kích thích sinh trưởng (αNAA, IBA).
e. Cấy cây vào môi trường thích ứng.
Để cây thích nghi dần với điều kiện tự nhiên.
f. Trồng cây trong vườn ươm.
Các giống cây trồng được nhân giống bằng nuôi cấy tế bào: cây lương thực, thực phẩm (các giống lúa chịu mặn, kháng đạo ôn; khoai tây, súp lơ, măng tây,…), giống cây công nghiệp (mía, cà phê), giống cây hoa (hoa lan, cẩm chướng, đồng tiền, lili), cây ăn quả (chuối, dứa).
Bài 7: Một số tính chất của đất trồng
I/ Keo đất và khả năng hấp phụ của đất
1. Keo đất
a. Khái niệm: Phân tử nhỏ dưới 1 µm, lơ lửng trong nước.
b. Cấu tạo: Nhân và các lớp ion keo âm và dương.
2. Khả năng hấp phụ của đất
Là khả năng giữ lại chất dinh dưỡng và các hạt nhỏ như bụi, sét…
II/ Phản ứng của dung dịch đất
1. Phản ứng chua của đất
Nếu nuôi cấy sạch bệnh, sản phẩm nhân giống sẽ hoàn toàn sạch.
Quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào gồm:
Chọn vật liệu nuôi cấy
Lấy tế bào mô phân sinh trong đỉnh sinh trưởng của rễ, thân, lá không bị nhiễm bệnh
Khử trùng
Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
I/ Cải tạo và sử dụng đất mặn
1. Nguyên nhân hình thành
Đất mặn chứa nhiều cation natri trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất
Đất mặn hình thành do nước biển tràn vào hoặc ảnh hưởng của nước ngầm. Muối hòa tan làm đất nhiễm mặn
Đất mặn ở vùng đồng bằng ven biển
2. Đặc điểm tính chất của đất mặn
Đất có tỉ lệ sét cao, làm cho đất chặt, thấm nước kém
Có nhiều muối hòa tan làm áp suất thẩm thấu của dung dịch đất lớn, ảnh hưởng đến quá trình hút nước và chất dinh dưỡng của cây trồng
Đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu
Hoạt động của vi sinh vật đất yếu
3. Biện pháp cải tạo
Thủy lợi: đắp đê, ngăn chặn, xây dựng hệ thống tưới phân hợp lí
Rửa mặn, bón vôi để đẩy cation natri ra khỏi keo đất, sau đó rửa mặn
Bón phân hữu cơ: nâng cao độ phì nhiêu
Trồng cây chịu mặn: lúa đặc sản, cói
Trồng rừng ngập mặn
Nuôi trồng thủy sản
II/ Biện pháp cải tạo và sử dụng đất phèn
1. Nguyên nhân hình thành
Đất phèn hình thành ở vùng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh khi phân hủy giải phóng ra lưu huỳnh
2. Đặc điểm, tính chất của đất phèn
Đất phèn có thành phần cơ giới nặng, tầng mặt khô trở thành cứng có nhiều vết nứt nẻ
Đất rất chua, trị số pH thường nhỏ hơn 4,0. Trong đất có nhiều chất độc hại cho cây trồng
3. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất phèn
a. Biện pháp cải tạo
Thủy lợi: xây dựng hệ thống kênh tưới, tiêu hợp lí để thau chua, rửa phèn
Bón vôi khử chua làm giảm độc của Al3+
Bón phân hữu cơ
Cày sâu, phơi ải
Lên liếp (luống)
b. Sử dụng đất phèn
Trồng lúa: cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
Trồng cây chịu phèn
Xem thêm: Đề thi học kì 1 GDCD 10 năm học 2023 – 2024 có đáp án
2. Đề thi học kì 1 Công nghệ 10 năm học 2023 – 2024 có đáp án:
2.1. Câu hỏi:
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Phương pháp giâm cành cần lựa chọn cành:
A. Non
B. Già
C. Bánh tẻ
D. Không quy định
Câu 2. Giá thể mùn cưa là:
A. Giá thể được tạo ra từ xác các loại thực vật khác nhau, thủy phân trong điều kiện kị khí.
B. Giá thể tạo ra từ mùn cưa trong quá trình sản xuất và chế biến gỗ.
C. Giá thể được tạo ra bởi quá trình đốt vỏ trấu của hạt thóc trong điều kiện kị khí.
D. Giá thể tạo ra từ vỏ dừa.
Câu 3. Giá thể xơ dừa là:
A. Giá thể được tạo ra từ xác các loại thực vật khác nhau, thủy phân trong điều kiện kị khí.
B. Giá thể tạo ra từ mùn cưa trong quá trình sản xuất và chế biến gỗ.
C. Giá thể được tạo ra bởi quá trình đốt vỏ trấu của hạt thóc trong điều kiện kị khí.
D. Giá thể tạo ra từ vỏ dừa.
Câu 4. Bước 2 của quy trình sản xuất than bùn?
A. Tập kết than bùn sau khi khai thác về nơi chế biến như sân phơi, nhà xưởng.
B. Phơi khô than bùn ngoài không khí và nghiền nhỏ.
C. Phối trộn với vôi bột, chất phụ gia, chế phẩm vi sinh vật, sau đó ử một thời gian.
D. Kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm, đưa ra thị trường hoặc vận chuyển đến cơ sở trồng cây.
Câu 5. Bước 4 của quy trình sản xuất than bùn?
A. Tập kết than bùn sau khi khai thác về nơi chế biến như sân phơi, nhà xưởng.
B. Phơi khô than bùn ngoài không khí và nghiền nhỏ.
C. Phối trộn với vôi bột, chất phụ gia, chế phẩm vi sinh vật, sau đó ử một thời gian.
D. Kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm, đưa ra thị trường hoặc vận chuyển đến cơ sở trồng cây.
Câu 6. Các chất hữu cơ được vùi và đốt, dùng trong nông nghiệp là
A. Phân bón hóa học
B. Phân bón hữu cơ
C. Phân bón vi sinh
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7. Phân bón có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống:
A. Phân bón hóa học
B. Phân bón hữu cơ
C. Phân bón vi sinh
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Hãy cho biết, hình ảnh nào sau đây là phân kali?
A.
B.
C.
D.
Câu 9. Đặc điểm của phân bón hóa học?
A. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng
B. Tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định
C. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng
D. Hàm lượng chất dinh dưỡng thấp
Câu 10. Bón phân hóa học liên tục nhiều năm sẽ khiến:
A. Đất chua
B. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
C. Làm tồn sư phân bón trong nông sản
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11. Chọn phát biểu sau: Bón phân hữu cơ nhiều năm:
A. Làm đất chua
B. Không làm hại đất
C. Tăng độ phì nhiêu
D. Tăng độ tơi xốp cho đất
Câu 12. Đặc điểm phân bón hữu cơ
A. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng
B. Chứa vi sinh vật sống
C. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13. Đặc điểm phân bón hóa học
A. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng
B. Chứa vi sinh vật sống
C. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 14. Có phương pháp chọn giống cây trồng nào?
A. Chọn lọc hỗn hợp
B. Chọn lọc cá thể
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 15. Ưu điểm của phương pháp chọn lọc cá thể là:
A. Nhanh đạt kết quả
B. Độ đồng đều cao
C. Năng suất ổn định
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16. Có mấy phương pháp tạo giống cây trồng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 17. Tạo giống bằng công nghệ gen là:
A. Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí, hóa học hoặc sinh học gây biến đổi vật chất di truyền của các giống cây trồng nhằm tạo ra các giống mới mang các tổ hợp gene mới, quy định các đặc điểm mới phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của con người.
B. Phương pháp tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gene bị biến đổi hoặc có thêm gene mới.
C. Tạo giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu sinh ra giống với thế hệ trước
D. Con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ.
Câu 18. Giống siêu nguyên chủng:
A. Là giống do tác giả chọn tạo ra, đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
B. Là giống được nhân ra từ giống tác giả theo đúng quy trình sản xuất giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định.
C. Là giống được nhân ra từ giống siêu nguyên chủng theo quy trình sản xuất hạt giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
D. Là giống được nhân ra từ giống nguyên chủng theo quy trình sản xuất hạt giống xác nhận và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
Câu 19. Giống xác nhận:
A. Là giống do tác giả chọn tạo ra, đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
B. Là giống được nhân ra từ giống tác giả theo đúng quy trình sản xuất giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định.
C. Là giống được nhân ra từ giống siêu nguyên chủng theo quy trình sản xuất hạt giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
D. Là giống được nhân ra từ giống nguyên chủng theo quy trình sản xuất hạt giống xác nhận và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
Câu 20. Loại giống nào dùng để sản xuất giống nguyên chủng?
A. Giống tác giả
B. Giống siêu nguyên chủng
C. Giống nguyên chủng
D. Giống xác nhận
Câu 21. Loại giống nào dùng để sản xuất giống xác nhận?
A. Giống tác giả
B. Giống siêu nguyên chủng
C. Giống nguyên chủng
D. Giống xác nhận
Câu 22. Ưu điểm của phương pháp chiết cành?
A. Đơn giản
B. Cây con khỏe mạnh
C. Bộ rễ khỏe
D. Nhân nhanh số lượng cây giống
Câu 23. Ưu điểm phương pháp ghép?
A. Đơn giản
B. Cây con khỏe mạnh
C. Bộ rễ khỏe
D. Nhân nhanh số lượng cây giống
Câu 24. Nhược điểm của phương pháp ghép:
A. Bộ rễ phát triển kém
B. Hệ số nhân giống thấp
C. Đòi hỏi kĩ thuật cao
D. Tốn chi phí, công sức
II. Tự luận
Câu 1 (2 điểm). Địa phương em có những cây trồng phổ biến nào? Hãy lựa chọn loại phân bón vi sinh phù hợp cho cây trồng đó?
Câu 2 (2 điểm). Mô tả các bước nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép chữ T?
2.2. Đáp án:
I. Trắc nghiệm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Câu 11 |
Câu 12 |
C |
B |
D |
B |
D |
D |
C |
C |
A |
D |
A |
C |
Câu 13 |
Câu 14 |
Câu 15 |
Câu 16 |
Câu 17 |
Câu 18 |
Câu 19 |
Câu 20 |
Câu 21 |
Câu 22 |
Câu 23 |
Câu 24 |
A |
D |
D |
C |
B |
B |
D |
B |
C |
B |
C |
C |
II. Tự luận
Câu 1 (2 điểm)
Ở địa phương của tôi, có hai loại cây trồng phổ biến là cây họ đậu và cây lúa. Để phù hợp với từng loại cây, cần sử dụng các loại phân bón vi sinh khác nhau.
Đối với cây họ đậu, tôi khuyên sử dụng phân vi sinh cố định đạm cộng sinh như Rhizobium hoặc Bradyrhizobium. Đây là những loại vi khuẩn có khả năng kết hợp với cây họ đậu để hấp thụ khí đạm và cung cấp cho cây dinh dưỡng cần thiết.
Còn với cây lúa, tôi khuyên sử dụng phân vi sinh cố định đạm hội sinh như Spirillum hoặc Azospinllum. Những loại vi khuẩn này có khả năng tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây lúa, giúp cây lúa phát triển tốt hơn.
Tóm lại, việc sử dụng phân bón vi sinh phù hợp là rất quan trọng để giúp các loại cây trồng phát triển tốt hơn và đạt năng suất cao hơn.
Câu 2 (2 điểm)
Các bước nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép chữ T:
-
Cắt mắt ghép
-
Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép
-
Ghép mắt
-
Kiểm tra sau khi ghép
Xem thêm: Đề thi học kì 1 tiếng Anh 10 năm học 2023 – 2024 có đáp án
3. Ma trận đề thi học kì 1 Công nghệ 10:
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
% tổng điểm |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||||||
Số CH |
Thời gian (phút) |
|||||||||||||
Số CH |
Thời gian (phút) |
Số CH |
Thời gian (phút) |
Số CH |
Thời gian (phút) |
Số CH |
Thời gian (phút) |
TL |
||||||
1 |
Giống cây trồng |
Khảo nghiệm giống cây trồng. |
4 |
3,0 |
3 |
4,5 |
0 |
0 |
0 |
0 |
22 |
1 |
34 |
75 |
Sản xuất giống cây trồng. |
6 |
4,5 |
5 |
7,5 |
1 |
10 |
0 |
0 |
||||||
Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp. |
2 |
2 |
3,0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|||||||
2 |
Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất |
Một số tính chất của đất trồng. |
4 |
3,0 |
2 |
3,0 |
0 |
0 |
1 |
5 |
6 |
1 |
11 |
25 |
Tổng |
16 |
12 |
12 |
18 |
1 |
10 |
1 |
5 |
28 |
2 |
45 |
100 |
||
Tỉ lệ (%) |
40 |
30 |
20 |
10 |
||||||||||
Tỉ lệ chung (%) |
70 |
30 |
Lưu ý:
Bài kiểm tra của bạn sẽ có ba cấp độ câu hỏi khác nhau, mỗi cấp độ sẽ đánh giá khả năng của bạn ở một mức độ khác nhau. Cấp độ nhận biết và thông hiểu là cấp độ đầu tiên trong bài kiểm tra của bạn, đây là những câu hỏi trắc nghiệm khách quan với bốn lựa chọn, trong đó chỉ có một lựa chọn đúng. Các câu hỏi ở cấp độ này yêu cầu bạn phải đọc hiểu và nhận biết các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực được kiểm tra.
Các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và cấp độ vận dụng cao sẽ đánh giá khả năng của bạn trong việc áp dụng kiến thức của mình vào các tình huống khác nhau. Điều này yêu cầu bạn phải hiểu và sử dụng kiến thức của mình để giải quyết các vấn đề thực tế. Tại cấp độ này, bạn sẽ gặp các câu hỏi tự luận, yêu cầu bạn phải trả lời bằng lời của chính mình.
Để được tính điểm, bạn sẽ được cộng điểm cho mỗi câu trả lời đúng của mình. Số điểm được quy định cho mỗi câu hỏi sẽ phụ thuộc vào cấp độ của câu hỏi đó. Điểm số của câu hỏi trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu. Điểm số của câu hỏi tự luận sẽ được quy định trong hướng dẫn chấm và phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.
Xem thêm: Đề thi học kì 1 môn Địa lý 10 năm học 2023 – 2024 có đáp án
4. Đề cương ôn tập học kì 1 Công nghệ 10:
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Biện pháp cải tạo đất xám bạc màu là:
A. Hạn chế làm đất vào mùa mưa ở vùng đồi núi
B. Xây dựng luân canh bố trí thời vụ hợp lí
C. Bố trí hệ thống cây trồng, sử dụng giống ngắn ngày thích hợp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Thành tự đầu tiên về ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam?
A. Cơ giới hóa trồng trọt
B. Ứng dụng công nghệ thủy canh, khí canh
C. Ứng dụng công nghệ tưới nước tự động
D. Công nghệ nhà kính
Câu 3. Thành tự thứ ba về ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam?
A. Cơ giới hóa trồng trọt
B. Ứng dụng công nghệ thủy canh, khí canh
C. Ứng dụng công nghệ tưới nước tự động
D. Công nghệ nhà kính
Câu 4. Hình ảnh nào sau đây thể hiện công nghệ nhà kính trong trồng trọt?
A.
B.
C.
D.
Câu 5. Hình ảnh nào sau đây thể hiện công nghệ tưới nước tự động trong trồng trọt?
A.
B.
C.
D.
Câu 6. Có mấy cách phân loại cây trồng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7. Theo nguồn gốc có loại cây trồng nào?
A. Nhóm cây ôn đới
B. Nhóm cây nhiệt đới
C. Nhóm cây á nhiệt đới
D. Cả 3 đáp án trê
Câu 8. Nhóm cây nhiệt đới:
A. Cây trồng có nguồn gốc từ vùng có khí hậu ôn đới
B. Cây trồng có nguồn gốc từ vùng có khí hậu nhiệt đới
C. Cây trồng ở nơi có mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9. Loại cây trồng nò sau đây phân loại theo nguồn gốc?
A. Cây ôn đới
B. Cây hàng năm
C. Cây lâu năm
D. Cây thân thảo
Câu 10. Loại cây trồng nào sau đây phân loại theo đặc tính sinh vật học?
A. Cây thân gỗ và cây thân thảo
B. Cây nhiệt đới
C. Cây á nhiệt đới
D. Cây ôn đới
Câu 11. Loại cây trồng nào sau đây phân loại theo mục đích sử dụng?
A. Cây lương thực
B. Cây rau
C. Cây ăn quả
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 12. Đâu là yếu tố quan trọng nhất của quá trình trồng trọt?
A. Giống cây trồng
B. Ánh sáng
C. Nhiệt độ
D. Nước và độ ẩm
Câu 13. Đâu là môi trường hòa tan muối khoáng và chất dinh dưỡng trong đất để cung cấp cho cây?
A. Giống cây trồng
B. Ánh sáng
C. Nhiệt độ
D. Nước và độ ẩm
Câu 14. Đất trồng là nơi giúp thực vật
A. Sinh sống
B. Phát triển
C. Sản xuất ra sản phẩm
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15. Đất trồng có mấy thành phần chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 16. Thành phần nào của đất trồng giúp cây trồng đứng vững?
A. Phần lỏng
B. Phần rắn
C. Phần khí
D. Sinh vật đất
Câu 17. Thành phần nào của đất trồng giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây?
A. Phần lỏng
B. Phần rắn
C. Phần khí
D. Sinh vật đất
Câu 18. Cấu tạo keo đất có?
A. Nhân keo
B. Lớp điện kép
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 19. Vị trí lớp điện kép:
A. Nằm trong cùng
B. Nằm trên bề mặt nhân keo
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 20. Theo thành phần cơ giới, đất có:
A. Đất cát
B. Đất thịt
C. Đất sét
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 21. Đất kiềm có pH:
A. Dưới 6,6
B. Trên 7,5
C. 6,6 đến 7,5
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 22. Người ta dùng cách nào để cải tạo đất chua?
A. Bón vôi
B. Thủy lợi
C. Canh tác
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 23.Có mấy phương pháp cải tạo đất mặn?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 24. Biện pháp cải tạo đất xám bạc màu là:
A. Bón phân
B. Thủy lợi
C. Canh tác
D. Cả 3 đáp án trên
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Biểu hiện của cây trồng thừa nước trong gia đình em? Đề xuất giải pháp?
Câu 2 (2 điểm). Tại sao phải cải tạo và bảo vệ đất? Kể tên một số biện pháp?
Đáp ánI. Trắc nghiệm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Câu 11 |
Câu 12 |
C |
A |
C |
D |
C |
C |
D |
B |
A |
A |
D |
A |
Câu 13 |
Câu 14 |
Câu 15 |
Câu 16 |
Câu 17 |
Câu 18 |
Câu 19 |
Câu 20 |
Câu 21 |
Câu 22 |
Câu 23 |
Câu 24 |
D |
D |
B |
B |
D |
C |
B |
D |
B |
D |
D |
D |
II. Tự luận
Câu 1.
Biểu hiện cây trồng thiếu nước: (1đ)
Lá cây có màu xanh nhạt hoặc vàng, chồi non chậm phát triển, đôi khi có màu nâu thay vì màu xánh lá
Nhiều lá vàng úa bất thường, lá cây không tươi và hơi héo
Có thể có lớp rêu xanh hoặc mốc trắng, đen mỏng xuất hiện dưới gốc cây, lâu ngày dẫn đến thối rễ.
Ngoài ra, cây trồng thiếu nước còn có thể bị héo úa hoặc rụng lá, bước đầu bộ phận chết ở các lá già và lá non, và vết nứt xuất hiện trên đất.
Giải pháp: (1đ)
Tích cực theo dõi, kiểm tra, có biện pháp thoát nước kịp thời cho cây trồng để tránh tình trạng thiếu nước và các hậu quả tiêu cực của nó. Ngoài ra, có thể tưới nước định kỳ cho cây, cung cấp thêm phân bón để giúp cây trồng phục hồi và phát triển tốt hơn
Câu 2.
Giải thích (1đ):
Để khai thác tiềm năng của đất, cải tạo đất là một giải pháp hữu hiệu cho nhiều loại đất, bao gồm đất kiềm và đất chua có chứa tính axit hoặc kiềm mà không thể trồng cây được.
Một số biện pháp cải tạo đất: (1đ)
Để tăng độ PH của đất, có thể sử dụng biện pháp bón vôi hoặc bón phân.
Ngoài ra, biện pháp thủy lợi như tưới nước đều đặn cũng giúp cải thiện chất lượng đất.
Để tối ưu hóa sức mạnh của đất, có thể sử dụng biện pháp canh tác hiệu quả.
Để đạt được hiệu suất cao nhất khi trồng cây, chế độ làm đất thích hợp cũng cần được áp dụng.
Xem thêm: Đề thi học kì 1 Tin học 10 năm học 2023 – 2024 có đáp án