Đề thi học kì 1 môn Vật lý 11 năm học 2023 – 2024 có đáp án

Đề thi học kì 1 lớp 11 được biên soạn với cấu trúc câu hỏi rất đa dạng bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp quý thầy cô và các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi học kì 1 lớp 11 sắp tới.

1. Đề thi học kì 1 môn vật lý 11 năm học 2023 – 2024:

1.1. Bộ đề số 1:

Câu 1. Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 1(Ω) mắc nối tiếp với điện trở R2 = 3(Ω), điện trở toàn mạch là:

A. RTM= 3 (Ω).
B. RTM= 1(Ω).
C. RTM = 2 (Ω).
D. RTM = 4 (Ω).

Câu 2. Một điện tích điểm q=10-4C đặt tại một điểm A trong điện trường có cường độ điện trường E=1000V/m chịu tác dụng của lực điện trường có độ lớn:

A. F=0,2N
B.F=0,1N
C. F=0,3N
D. F=0,4N

Câu 3. Chất khí không dẫn điện vì:

A. có nhiều ion dương và ion âm.
B. có nhiều electron tự do và lỗ trống.
C. Các phân tử khí ở trạng thái trung hoà điện, trong chất khí không có hạt tải điện.
D. có nhiều electron tự do.

Câu 4. Công suất của nguồn điện được đo bằng đơn vị nào sau đây:

A. Oát (W)
B. Culông (C)
C. Jun (J)
D. Niutơn (N)

Câu 5. Hạt tải điện cơ bản trong chất khí khi có tác nhân iôn hoá là:

A. các electron tự do.
B. các ion dương và ion âm.
C. các electron tự do và các lỗ trống.
D. các ion dương, ion âm và electron tự do.

Câu 6. Công của lực điện trường làm điện tích q=2.10-4C dịch chuyển giữa hai điểm có hiệu điện thế U=1000V là:

A. A= 0,5J
B. A=2J
C. A=0,2J
D. A=1J

Câu 7. Một tụ điện có điện dung C. Khi đặt vào hai bản tụ điện một hiệu điện thế U thì điện tích của tụ điện là:

A. Q=C/U
B. Q=1/2CU2
C. Q=U/C
D. Q=CU

Câu 8. Trong điện trường đều có cường độ điện trường E, gọi d là khoảng cách giữa hai hình chiếu của các điểm M,N trên một đường sức. Hiệu điện thế giữa hai điểm M,N là:

A. U = Ed.
B.U=frac{d}{E}
C. U=frac{E}{d}
D. U = Ed2 .

Câu 9. Một điện tích điểm dương Q trong chân không gây ra một điện trường có cường độ E=30000V/m tại điểm M cách điện tích một khoảng r=30cm. Độ lớn điện tích Q là

A. 3.10-5C
B.3.10-7C
C. 3.10-6C
D. 3.10-8C

Câu 10. Trong hệ SI, đơn vị của cường độ điện trường là:

A. Vôn trên culông ( V/C)
B. Vôn (V)
C. Niuton trên mét (N/m)
D. Vôn trên mét (V/m).

Câu 11 .Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho:

A.khả năng tích điện cho 2 cực của nó.
B. khả năng tích trữ điện tích của nguồn điện.
C. khả năng thực hiện công của nguồn điện
D. khả năng tác dụng lực của nguồn điện.

Câu 12. Điện năng tiêu thụ được đo bằng dụng cụ đo điện nào sau đây?

A. tĩnh điện kế.
B. công tơ điện.
C. vôn kế.
D. ampe kế .

Câu 13. Cách đổi đơn vị điện dung nào sau đây là ĐÚNG?

A. 1nF =10-12F
B. 1nF=10-3F
C. 1nF =10-9F
D. 1nF=10-6F

Câu 14. Điện trở của một bóng đèn Đ: 6V- 6Wcó giá trị là:

A. 6Ω
B. 1Ω
C.3Ω
D. 2Ω

Câu 15. Một điện tích dương có khối lượng m=0,01g tích điện q=8.10-6C di chuyển từ điểm M đến điểm N dọc theo đường sức điện trường dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều. cho biết vận tốc tại M là v1= 0. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN =1000V. (Bỏ qua tác dụng của trọng lực) Vận tốc của điện tích tại N là:

A. 40 m/s
B. 1,26 m/s
C. 80m/s.
D. 4sqrt{2} m/s

……

Đáp án:

I. TRẮC NGHIỆM

Đề 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
D B C A D C D A B D C B C A A D B D D A

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

a) Viết đúng định luật cu lông……………………………………. 0,5đ

Thay số đúng ,tính toán ra kết quả F=7,2.10-4 N…………………0,5đ

b. vẽ hình biểu diễn được

Tính đúng E1=144000V/m

E2=72000V/m…………………………………….0,25đ

EM=E1-E2=72000V/m…………………………….0,25đ

Câu 2: a) Học sinh tính đúng RN=4(Ω)………………………………………0,5đ

I=2A……………………………….0,5đ

b) Học sinh chuyển đúng mạch ((R4// R2)ntR1)//R3

Tính được điện trở mạch ngoài: RN= 2(Ω)

Cường độ dòng điện chay qua mạch chính: I=3A………………0,25đ

Cường độ dòng điện chạy qua R4: I4=0,75A

Số chỉ Ampe kế IA= I-I4=2,25A …………………………………0,25đ

1.2. Bộ đề số 2:

A/ TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.
B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.
C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đó nhận thêm các ion dương.
D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đó nhận thêm êlectron.

Câu 2: Công của lực điện thực hiện để di chuyển điện tích dương từ điểm này đến điểm kia trong điện trường, không phụ thuộc vào

A. vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi.
B. cường độ điện trường.
C. hình dạng của đường đi.
D. độ lớn của điện tích di chuyển.

Câu 3: Biết hiệu điện thế UM N = 3 V. Đẳng thức nào sau đây chắc chắn đúng ?

A. VM = 3 V.
B. VN = 3 V.
C. VM – VN = 3 V.
D. VN – VM = 3 V.

Câu 4: Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. C tỉ lệ thuận với Q.
B. C tỉ lệ nghịch với U.
C. C phụ thuộc vào Q và U.
D. C không phụ thuộc vào Q và U.

Câu 5: Nếu khoảng cách từ điện tích điểm tới điểm đang xét tăng lên gấp 2 lần thì cường độ điện trường tại điểm đó sẽ

A. giảm đi 2 lần.
B. tăng lên 2 lần.
C. giảm đi 4 lần.
D. tăng lên 4 lần.

Câu 6: Hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện q1 = 5 μC và q2 = – 3 μC kích thước giống nhau cho tiếp xúc với nhau rồi đặt trong chân không cách nhau 5 cm. Lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sau khi tiếp xúc là

A. 4,1 N.
B. 5,2 N.
C. 3,6 N.
D. 1,7 N.

Câu 7: Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua

A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
B. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
C. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
D. tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

Câu 8: Quy ước chiều dòng điện là

A. chiều dịch chuyển của các electron.
B. chiều dịch chuyển của các ion.
C. chiều dịch chuyển của các ion âm.
D. chiều dịch chuyển của các điện tích dương.

Câu 9: Trong cách mắc song song các nguồn giống nhau thì

A. suất điện động của bộ nguồn không đổi nhưng điện trở trong giảm.
B. suất điện động của bộ nguồn tăng nhưng điện trở trong không đổi.
C. suất điện động của bộ nguồn và điện trở trong đều tăng.
D. suất điện động của bộ nguồn và điện trở trong đều không đổi.

Câu 10: Trong một mạch điện kín, hiệu điện thế mạch ngoài UN phụ thuộc như thế nào vào điện trở RN của mạch ngoài ?

A. UN tăng khi RN tăng.
B. UN lúc đầu giảm, sau đó tăng dần khi RN tăng dần từ 0 đến vô cùng.
C. UN tăng khi RN giảm .
D. UN không phụ thuộc vào RN .

Câu 11: Nguồn điện có suất điện động 12 V, khi mắc nguồn điện này với một bóng đèn để thành mạch kín thì nó cung cấp một dòng điện có cường độ 0,8 A. Công của nguồn điện này sản ra trong 15 phút là

A. 8640 J.
B. 144 J.
C. 9,6 J.
D. 180 J.

Câu 12: Một nguồn điện có suất điện động E = 6 V và điện trở trong r = 1 được mắc với mạch ngoài có điện trở R = 2 để tạo thành mạch kín. Hiệu điện thế mạch ngoài là

A. 4 V.
B. 2 V.
C. 6 V.
D. 3 V.

Câu 13: Chọn một đáp án sai:

A. Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực.
B. Hồ quang điện xảy ra trong chất khí ở áp suất cao.
C. Hồ quang điện xảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp giữa 2 điện cực có hiệu điện thế không lớn.
D. Hồ quang điện kèm theo tỏa nhiệt và tỏa sáng rất mạnh.

Câu 14: tượng siêu dẫn là hiện tượng

A. hệ số nhiệt điện trở của dây giảm đột ngột xuống bằng 0.
B. điện trở của dây dẫn giảm đột ngột xuống bằng 0.
C. cường độ dòng điện qua dây dẫn giảm đột ngột xuống bằng 0.
D. Các electron tự do trong dây dẫn đột ngột dừng lại.

Câu 15: Hạt tải điện trong chất bán dẫn là

A. ion dương.
B. ion âm.
C. electro tự do.
D. electron dẫn và lỗ trống.

Câu 16: Trong các bán dẫn, bán dẫn loại nào mật độ electron tự do và mật độ lỗ trống bằng nhau?

A. Bán dẫn tinh khiết.
B. Bán dẫn loại p.
C. Bán dẫn loại n.
D. Bán dẫn loại p và bán dẫn loại n.

Câu 17: Để chống sét người ta thường làm

A. giảm diện tích của các đám mây dông.
B. cột chống sét gắn lên chỗ cao nhất của các tòa nhà cao tầng.
C. giảm cường độ dòng điện trong sét.
D. giảm điện trường trong không khí.

Câu 18: Cho biết hệ số nhiệt điện trở của đồng là α = 0,004 K-1. Một sợi dây đồng có điện trở 74 Ω ở nhiệt độ 50 0C, khi nhiệt độ tăng lên 100 0C thì điện trở của sợi dây đó là

A. 66 Ω.
B. 76 Ω.
C. 88,8 Ω.
D. 96 Ω.

B/ TỰ LUẬN (4 điểm)

Bài 1: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ

E = 12,5 V; r = 0,4 W, R= 8 W; R= 24 W; bóng đèn Đ có ghi số 6 V- 4,5 W.

a. Tính cường độ dòng điện qua mạch chính?

b. Đèn sáng như thế nào? Vì sao?

c. Tính công suất và hiệu suất của nguồn?

Bài 2: (1đ) Hai bình điện phân mắc nối tiếp trong một mạch điện. Bình một chứa dung dịch CuSO4 có cực dương bằng Cu, bình hai chứa dung dịch AgNO3 có cực dương bằng Ag. Sau một thời gian điện phân, khối lượng cực âm của cả hai bình tăng lên 2,8 g.

a) Tính khối lượng cực âm tăng lên của mỗi bình.

b) Tính thời gian điện phân biết cường độ dòng điện trong mạch là I = 0,5A.

(Cho biết Cu = 64 hóa trị của Cu bằng 2, Ag = 108 hóa trị của Ag bằng 1)

Xem thêm: Đề thi học kì 1 tiếng Anh 11 năm học 2023 – 2024 có đáp án

2. Ma trận đề thi học kì 1 môn Vật lý 11:

Nội dung
kiến thức
Đơn vị  kiến thức Chuẩn kiến thức, kĩ năng Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Ghi chú
Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận
dụng
Vận
dụng cao
1 Định luật Cu – Lông Nội dung định luật Áp dụng nội dung tính lực điện khi thay đổi khoảng cách 1
2 Biểu diễn lực điện Vẽ lực tương tác điện giữa hai điện tích 0,5
3 Độ lớn lực điện Áp dụng công thức định luật tính độ lớn lực điện 0,5
6 Dòng điện không đổi Nguồn điện Giải thích sự tích điện trái dấu giữa hai cực của nguồn. 1
7 Điện năng. Công suất điện Nêu nội dung và vận dụng công thức định luật Jun – Lenxơ. Biểu thức công và công suất của nguồn điện; kết luận độ sáng của đèn. 1 0,5 0,5
8 Định luật Ôm cho toàn mạch Nêu nội dung và vận dụng công thức 1 1
Dòng điện trong các môi trường Dòng điện trong kim loại Nêu được bản chất dòng điện; giải thích sự phụ thuộc của điện trở kim loại vào nhiệt độ; Tính suất nhiệt điện động. 0,5 1 0,5
Dòng điện trong chất điện phân Nêu bản chất dòng điện trong chất điện phân; xác định được vật làm Katot, Anot, kim loại của muối trong dung dịch chất điện phân. 0,5

Xem thêm: Đề thi học kì 1 Hoá học 11 năm học 2023 – 2024 có đáp án

3. Vai trò của môn vật lý đối với các ngành nghề trong xã hội:

Vật lý đóng một vai trò rất quan trọng đối với các ngành nghề trong xã hội.

– Góp phần phát triển kinh tế và tăng trưởng GDP.

– Nâng cao chất lượng cuộc sống con người nhờ các thiết bị, đồ dùng hiện đại trong sinh hoạt.

– Nâng cao hiệu quả sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp thông qua các thiết bị, máy móc tiên tiến, hiện đại.

– Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhờ các thiết bị tiên tiến, hiệu suất cao như ô tô điện, xe máy điện,…

– Đời sống, an ninh trật tự được nâng cao nhờ hệ thống camera giám sát.

– Giảm thủ tục hành chính, giấy tờ nhờ hệ thống quản lý dữ liệu quốc gia.

Xem thêm: Đề thi học kì 1 môn Địa lý 11 năm học 2023 – 2024 có đáp án

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com