Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án mới nhất 2023

Bộ đề tham khảo học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022 – 2023 giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo nhanh và hệ thống nhanh toàn bộ kiến thức quan trọng trong học kì 2 để ôn tập cho bài kiểm tra cuối học kì 2.

1. Nội dung ôn tập thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5:

I. Đọc thành tiếng

Đọc 1 đoạn kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo yêu cầu của GV.

Ôn tập đọc tuần 19 – tuần 34.

II. Đọc và hiểu

Xác định các hình ảnh, ký tự và chi tiết có ý nghĩa trong văn bản.

Hiểu nội dung đoạn văn, đọc bài, hiểu ý của bài.

Giải thích các chi tiết trong văn bản bằng cách trực tiếp suy luận hoặc rút ra thông tin từ văn bản.

Có thể nhận xét về hình ảnh, ký tự hoặc chi tiết trong văn bản; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế.

III. Phần kiến thức Tiếng Việt – Luyện từ và câu

Ôn tập về dấu câu: dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.

Ôn tập câu ghép, cách nối câu ghép, nối câu ghép bằng quan hệ từ

IV. phần chính tả

Nghe đoạn đọc với chính tả

V. Luyện Viết

Ôn tập văn miêu tả: Tả người, tả cây cối, tả cảnh

Xem thêm: Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5 có đáp án mới nhất 2023

2. Đề cương ôn tập kì 2 môn tiếng Việt lớp 5:

Mạch kiến thức,

kĩ năng

Số câu và số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng
TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL HT khác
1. Đọc hiểu văn bản Số câu 2   2     1   1 4 2  
Câu số 1; 2   3;4     7   8      
Số điểm 1,0   1,0     1,0   1,0 2,0 2,0  
2. Kiến thức Tiếng Việt Số câu 1   1     1   1 2 2  
Câu số 5   6     9   10      
Số điểm 0,5   0,5     1,0   1,0 1,0 2,0  
Tổng Số câu 3   3     2   2 6 4  
Số điểm 1,5   1,5     2,0   2,0 3,0 4,0  
Đọc thành tiếng Số điểm                     3
 

 

Viết

a,chính tả Số điểm                     2
b, đoạn bài Số điểm               8    

Xem thêm: Đề thi học kì 2 môn Kỹ thuật lớp 5 có đáp án mới nhất 2023

3. Đề thi ôn tập kì 2 môn tiếng Việt lớp 5:

3.1. Bộ đề số 1:

A. Phần đọc

I. Đọc thành tiếng:

Học sinh đọc đoạn một trong các bài sau:

1. Trí dũng song toàn (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 28)

Đọc đoạn: Từ Mùa đông năm 1637 ………..bất hiếu với tổ tiên !

2. Phân xử tài tình (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 51)

Đọc đoạn: Đòi người làm chứng nhưng không có ………..cúi đầu nhận tội

3. Nghĩa thầy trò (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 87)

Đọc đoạn: Các môn sinh đồng thanh dạ ran ………..tạ ơn thầy.

4. Một vụ đắm tàu (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 115)

Đọc đoạn: Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên ………..đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng.

5. Tà áo dài Việt Nam (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 127)

Đọc đoạn: Từ những năm 30 của thế kỉ XX ………..thanh thoát hơn.

II. Đọc hiểu

1. Đọc thầm bài văn sau:

ĐỒNG TIỀN VÀNG

Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:

– Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.

– Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.

Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:

– Thật chứ ?

– Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu.

Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu đồng tiền vàng.

Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn:

– Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ?

Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé nói tiếp:

– Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.

Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.

(Theo Truyện khuyết danh nước Anh)

2. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật nào?

A. Người kể chuyện (tác giả) và cậu bé bán diêm.
B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu.
C. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và Rô-be.
D. Người kể chuyện, tác giả và cậu bé bán diêm.

Câu 2. Điều gì ở cậu bé bán diêm khiến nhân vật “tôi” tin và giao cho cậu bé đồng tiền vàng?

A. Cậu khoảng mười ba, mười bốn tuổi
B. Cậu gầy gò, rách rưới, xanh xao
C. Nét mặt cương trực và đầy tự hào.
D. Người khách muốn cho tiền cậu bé nghèo.

Câu 3. Vì sao khi trở về nhà, người khách lại ngạc nhiên?

A. Thấy Rô-be đang đợi mình để trả lại tiền thừa.
B. Thấy cậu bé đợi mình rất giống cậu bé nợ tiền.
C. Được biết Rô-be sai em đem trả lại tiền thừa.
D. Cả hai lí do B và C.

Câu 4. Vì sao Rô-be không tự mang trả tiền thừa cho khách?
A. Rô-be bị bệnh đang nằm ở nhà.
B. Rô-be bị tai nạn, đang nằm ở bệnh viện.
C. Rô-be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà.
D. Rô-be không thể mang trả ông khách được.

Câu 5. Câu ghép sau thể hiện quan hệ gì giữa các vế câu?

Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.

A. Nguyên nhân – kết quả.
B. Điều kiện – kết quả
C. Tương phản
D. Hô ứng

Câu 6. Từ “đồng” trong hai câu: “Cái chậu này làm bằng đồng.” và “Đồng tiền vàng rất quý.” quan hệ với nhau như thế nào?

A. Đồng nghĩa
B. Trái nghĩa
C. Nhiều nghĩa
D. Đồng âm

Câu 7. Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “chẳng những … mà…” để nhận xét về việc học tập của một bạn trong lớp em.

……………………………

Câu 8. Việc Rô-be trả lại tiền thừa cho khách đáng quý ở điểm nào? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm.

…………………………….

Câu 9. Nêu tác dụng của dấu phẩy trong câu: “Hôm qua, chúng em thi văn nghệ.”

Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm

……………………………….

Câu 10. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:

“Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.”

Chủ ngữ là :……………..

Vị ngữ là: …………………

B. Phần viết

I. Chính tả: (20 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết:

Bài: Tà áo dài Việt Nam (Sách HDH Tiếng Việt 5 tập 2B trang 23 )

Viết đoạn: “Từ đầu thế kỷ XIX … gấp đôi vạt phải.”

II. Tập làm văn: (20 phút)

Viết bài văn tả một người mà em yêu quý nhất.

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

  • Học sinh đọc được văn bản, tốc độ đảm bảo yêu cầu (1,5 điểm)
  • Học sinh đọc ngắt nghỉ hơi đúng, hợp lí (1 điểm)
  • Học sinh đọc diễn cảm được đoạn đọc (0,5 điểm)

II. Đọc hiểu (7 điểm)

Câu 1: B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu. 0,5 điểm

Câu 2: C. Nét mặt cương trực và đầy tự hào. 0,5 điểm

Câu 3: D. Cả hai lí do B và C. 0,5 điểm

Câu 4: C. Rô-be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà. 0,5 điểm

Câu 5: A. Nguyên nhân – kết quả. 0,5 điểm

Câu 6: D. Đồng âm. 0,5 điểm

Câu 7: (1 điểm)

Ví dụ:

Ngọc chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn rất tích cực giúp các bạn cùng tiến.

– Đặt được câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “chẳng những … mà…” hoặc có thể các em đặt câu ghép sử dụng cặp “ chẳng những … mà còn” (0,5 điểm)

– Nội dung đúng chủ đề: việc học tập (0,5 điểm)

Câu 8: 1 điểm

– Gặp tai nạn vẫn tìm cách giữ đúng lời hứa; ( 0,5 điểm)

– Tuy nghèo mà thật thà, chứng tỏ mình “không phải là một đứa bé xấu”. ( 0,5 điểm )

GV chấm linh hoạt các em nêu sát ý trên vẫn cho điểm.

Câu 9: 1 điểm

Tác dụng của dấu phẩy : Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

Câu 10: 1 điểm

– Chủ ngữ: Chủ ngữ 1: anh cháu; Chủ ngữ 2: anh ấy

– Vị ngữ: Vị ngữ 1: không thể mang trả ông được

Vị ngữ 2: bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.

(Mỗi chủ ngữ, vị ngữ xác định đúng được 0,25 điểm)

B. Phần Viết:

I. Chính tả (2 điểm)

  • Trình bày và viết đúng, đủ đoạn văn (1 điểm) (Trình bày không đúng quy định và viết không đủ đoạn văn trừ 0,25đ)
  • Không mắc quá 5 lỗi/ bài chính tả ( Từ lỗi thứ 6 trở đi, mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm).
  • Bài viết đúng mẫu chữ quy định về độ cao, cỡ chữ, kiểu chữ, khoảng cách (0,5 điểm) (Bài viết sai toàn bài về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ trừ 0,5đ)
  • Bài viết sạch đẹp, không tẩy xóa, chữ viết rõ ràng (0,5 điểm)

II. Tập làm văn ( 8 điểm)

Viết được bài văn theo yêu cầu của đề bài, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch, đẹp, …. (8,0 điểm).

Trong đó:

– Bài viết có bố cục rõ ràng 3 phần: 1,0 điểm.

– Mở bài: Giới thiệu được người định tả một cách hợp lý: 1,5 điểm

– Thân bài (4,0 điểm)

Tả được hình dáng, vẻ bên ngoài hợp lí. (1 điểm)

  • Tả được tính tình, cách ăn mặc, những tình cảm, sự dạy dỗ của thầy (cô) dành cho em. (1 điểm)
  • Kể lại được những kỉ niệm để lại ấn tượng sâu sắc kết hợp bộc lộ cảm xúc (1 điểm)
  • Khi tả đặt câu đúng ngữ pháp, sử dụng dấu câu đúng, có sử dụng biện pháp nghệ thuật: so sánh, tương phản, … khi tả (1 điểm)

– Kết bài: Nêu suy nghĩ hoặc tình cảm của em với người được tả. (1,5 điểm)

3.2. Bộ đề số 2:

A. Phần đọc

I. Đọc hiểu và trả lời câu hỏi

Điều kì diệu của mùa đông

Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:

– Con có thể thành hoa không hả mẹ?

– Ồ không ! – Cây Bàng đu đưa tán lá – Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho người.

– Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!

– Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.

Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ. Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa… giúp cây thấu hiểu hết.

Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình, có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành. Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu…

Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ…

Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương… Nhưng kia! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất.

– Mẹ ơi!… – Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng.

(Theo Quỳnh Trâm)

Đọc thầm bài “Điều kì diệu của mùa đông” , chọn đáp án đúng (A, B, C, D) ghi ra giấy hoặc trả lời ngắn.

Câu 1 (0,5 đ). Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng:

Hoa bàng màu trắng xanh, nhỏ li ti, trông như…………………………….. lấp ló sau chùm lá.

Câu 2 (0,5 đ). Lá Non thầm mong ước điều gì ?

A. Hoá thành một chiếc lá vàng.

B. Hoá thành một bông hoa đỏ rực.

C. Hoá thành bông hoa bàng.

D. Hoá thành một chiếc lá đỏ.

Câu 3 (0,5 đ). Theo em, sắc đỏ của mỗi chiếc lá bàng mùa đông được tạo bởi những gì?

A. Những tán lá bàng xanh che nắng cho bao người.

B. Mưa phùn và sương sớm, cái lạnh thấu xương của mùa đông.

C. Những chùm nắng hè chói chang và dòng nước mát ngọt trong lòng đất.

D. Những bông hoa trắng xanh, ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.

Câu 4 (0,5 đ). Từ có thể thay thế từ hối hả trong câu: “Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành.” là:

A. vội vã

B. lo lắng

C. chậm rãi

D. mát mẻ

Câu 5 (0,5 đ). Em hiểu từ chắt chiu trong câu “Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất.” như thế nào?

A. Để dành được rất nhiều.

B. Dành dụm cẩn thận từng tí một.

C. Cho đi từng chút, từng chút.

D. Để dành và mang cho đi.

Câu 6 (0,5 đ). Dấu gạch ngang trong bài có tác dụng gì?

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại và phần chú thích.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê và đánh dấu phần chú thích.

D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 7 (0,5 đ). Bộ phận chủ ngữ trong câu “Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ.” là:

A. Lá Non.

B. Lá non im lặng.

C. Lá Non, nó.

D. Lá Non, nó thầm mong.

Câu 8 (0,5 đ). Trong câu “Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ.”, dấu phẩy thứ hai có tác dụng gì?

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu và ngăn cách các vế trong câu ghép.

Câu 9 (1 đ). Đặt 1 câu trong đó có từ đồng âm với từ “ngọt” trong câu “Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất..”. Gạch chân dưới từ đồng âm đó.

Câu 10 (1 điểm). Hai câu “Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. ” được liên kết với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ rõ.

Câu 11 (1 đ). Đóng vai chiếc lá, viết 2 câu về những điều chiếc lá nói với Cây Bàng khi đạt được điều mong ước. Cho biết 2 câu em vừa viết liên kết với nhau bằng cách nào?

………………………………………………

B. Phần viết

I. Chính tả (2 điểm): Nghe viết – 15 phút

Chim họa mi hót

Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

II. Tập làm văn (8 điểm) – 35 phút.

HS lựa chọn 1 trong các đề sau:

Đề 1. Trên sân trường em có trồng rất nhiều cây bóng mát. Em hãy tả lại 1 cây bóng mát có nhiều kỉ niệm với em nhất.

Để 2. Trong thế giới của trẻ em không thể thiếu những con vật đáng yêu. Em hãy tả lại một con vật như vậy

Đáp án 

A. Phần đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

1. Nội dung, hình thức kiểm tra

– Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết ôn tập

– Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn thuộc chủ đề đã học ở HK2, sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung bài học do giáo viên nêu.

– Hình thức: Giáo viên cho học sinh lựa chọn số trên power point .

Lưu ý: Tránh trường hợp 2 học sinh kiểm tra liên tiếp đọc một đoạn giống nhau.

2. Cách đánh giá

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc biểu cảm: 1 điểm

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cum từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

– Trả lời câu hỏi đúng: 1 điểm

+ Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt không rõ ràng: 0,5 điểm

+ Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm

II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)

Câu Đáp án Điểm
1 ngàn ngôi sao 0,5
2 D 0,5
3 C 0,5
4 A 0,5
5 B 0,5
6 B 0,5
7 C 0,5
8 C 0,5
9 HS đặt câu đúng

Gạch chân đúng từ đồng âm đó

Bạn Lan có giọng hát ngọt ngào

Những cánh hoa hồng mang trong mình dòng nước ngọt từ trong lòng đất.

0,5

0,5

10 2 câu trên liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ:

Thay từ Cây Bàng bằng từ nó

0,5

0,5

11 HS viết 2 câu đúng yêu cầu

Chỉ rõ 2 câu đó được liên kết với nhau bằng cách nào

Mẹ ơi! Con thực sự trở thành hoa rồi, con đã có màu đỏ yêu thích, cảm ơn mẹ. Con rất biết ơn những gì mẹ làm cho con, mọi thứ … mọi thứ mẹ đều hi sinh vì con, con biết hết những gì mẹ đã làm để cho con có màu sắc rực rỡ này. Cảm ơn mẹ đã lắng nghe ước mơ xa vời ấy của con, con yêu mẹ lắm!

0,5

 

0,5

B. Phần viết

I. Chính tả (2 điểm) – 15 phút.

– Bài viết tốc độ đạt yêu cầu (0,25 điểm)

– Chữ viết rõ ràng (0,25 điểm)

– Viết đúng kiểu chữ, cỡ cữ (0,25 điểm)

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (0,25 điểm)

– Viết đúng chính tả (không quá 5 lỗi) (1 điểm)

II. Tập làm văn (8 điểm) – 35 phút.

* Mở bài: Giới thiệu được cây (con vật) định tả (mở bài gián tiếp) (1 điểm)

* Thân bài: (4 điểm)

– Nội dung: (1,5 điểm)

+ Tả hình dáng đặc trưng của con vật đó (hoặc tả bao quát về cây đó). (0.5 điểm).

+ Tả hoạt động phù hợp (hoặc tả chi tiết từng bộ phận của cây) (0.5 điểm).

+ Nêu được ích lợi với cây (con vật) định tả. (0,5 điểm).

– Kĩ năng (1,5 điểm)

+ Có khả năng lập ý, sắp xếp ý phù hợp (0,5 điểm)

+ Có kĩ năng dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)

+ Có kĩ năng liên kết câu chặt chẽ (0,5 điểm)

– Cảm xúc (1 điểm)

+ Thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc, thái độ về cây (con vật) định tả,… (0,5 điểm)

+ Lời văn chân thành, có cảm xúc (0,5 điểm)

* Kết bài: Kết bài phù hợp thể hiện được tình cảm của mình về cây (con vật) định tả (1 điểm)

* Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ. (0.5 điểm).

* Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng (0.5 điểm).

* Bài viết có sự sáng tạo (1 điểm).

Xem thêm: Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 có đáp án mới nhất 2023

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com