Kinh nghiệm tổ chức buổi họp phụ huynh đạt hiệu quả cao?

Họp phụ huynh là một hình thức mà giáo viên tổ chức  buổi sinh hoạt gặp mặt, trong đó có sự tham gia của GVCN, phụ huynh học sinh và Ban cán sự của lớp nhằm thảo luận các vấn đề có liên quan đến việc học tập, hạnh kiểm, giúp cho các em phát triển toàn diện, học tập tốt. Dưới đây là những kinh nghiệm để tổ chức buổi họp phụ huynh đạt hiệu quả cao. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

1. Họp phụ huynh là gì?

Họp phụ huynh là một hình thức mà giáo viên tổ chức buổi sinh hoạt gặp mặt, trong đó có sự tham gia của GVCN, phụ huynh học sinh và Ban cán sự của lớp nhằm thảo luận các vấn đề có liên quan đến việc học tập, hạnh kiểm, giúp các con em phát triển toàn diện, học tập tốt.

Không chỉ vậy, việc họp phụ huynh học sinh cũng được tổ chức đối với các trường hợp đặc biệt chẳng hạn như mời họp riêng phụ huynh các em học sinh cá biệt, có học lực yếu kém hoặc đã vi phạm nội quy của nhà trường, lớp học. Do đó, giáo viên chủ nhiệm cần phải tổ chức buổi họp phụ huynh và mời phụ huynh của các em học sinh cá biệt đến để trao đổi các vấn đề mà các em mắc phải, để từ đó phụ huynh sẽ nắm được rõ tình hình học tập của con em mình và phối hợp cùng với nhà trường để chấn chỉnh, bảo ban các em, tạo điều kiện giúp cho các em học sinh trở thành học sinh gương mẫu, học tập tốt hơn.

2. Kinh nghiệm tổ chức buổi họp phụ huynh đạt hiệu quả cao:

Giáo viên cần phải có sự chân thành 

– Giáo viên nói đúng vấn đề hiện tại của lớp, nêu các lý do dẫn đến thành tích của lớp chưa được tốt, những điều cần phải cải thiện và nêu ra một số giải pháp cải thiện, nếu cần thiết thì sẵn sàng đề nghị sự hỗ trợ đến từ phía các bậc phụ huynh. Tuy nhiên không được nói về một phía mà cần phải nói về mặt tích cực của lớp.

– Nên khen lớp trước sau đó chê sau, đề xuất các giải pháp cụ thể, dễ hiểu và thực hiện được dễ dàng thì phụ huynh sẽ không có ý kiến quá nhiều.

– Lời nói nhẹ nhàng, chậm rãi, có ngữ điệu trong từ ngữ không nên nói quá nhanh.

Chuẩn bị cuộc họp phụ huynh một cách chu đáo 

– Giáo viên đến buổi họp sớm hơn một chút. Phân công ban cán sự vệ sinh sạch sẽ lớp học và kê bàn ghế ngay ngắn thẳng hàng lối.

– Mua chai nước lọc nhỏ có gài sẵn ống hút ở bên cạnh, sắp xếp sẵn gọn gàng để lên bàn của phụ huynh.

– Giáo viên ăn mặc lịch sự, kín đáo có thể trang điểm một chút cho xinh.

– Soạn sẵn nội dung cần phải được phổ biến trong cuộc họp phụ huynh và soạn sẵn 2 bản trong đó 1 bản đưa cho thư kí ghi theo đúng trình tự còn 1 bản xem và phổ biến theo trình tự.

– In sẵn bảng điểm tổng kết cuối học kì 1 để phát cho mỗi phụ huynh.

Làm việc theo đúng quy trình, trình tự 

– Đầu tiên hãy gửi đến các bậc phụ huynh lời chào, sau đó giới thiệu, nêu lý do tổ chức cuộc họp. Bầu thư ký để ghi biên bản cuộc họp thông qua nội dung trọng tâm của cuộc họp.

– Sau đó giáo viên sẽ triển khai phổ biến từng nội dung một.

– Giới thiệu về tình hình chung của cả lớp

– Nêu các khoản thu cần phải bắt buộc đóng thông qua, các khoản thu theo thoả thuận hoặc theo tự nguyện thì giáo viên sẽ lấy các ý kiến đóng góp của số đông phụ huynh.

– Đa số phụ huynh đều thích trao đổi tình hình học tập và rèn luyện của học sinh, nhưng nếu như em học sinh nào có nhiều hạn chế thì giáo viên nên trao đổi riêng với phụ huynh học sinh đó và giúp các em học sinh rèn luyện một cách tốt nhất, đề xuất cho phụ huynh một số giải pháp cụ thể để giúp cho học sinh có kết quả học tập tốt.

– Biểu quyết bầu ra ban đại diện cha mẹ học sinh.

– Kết thúc buổi họp phụ huynh cho thư ký sẽ thông qua lại biên bản, chủ yếu là các khoản đã thống nhất đóng góp cho lớp học.

Giáo viên phải tự tin trước phụ huynh 

– Giáo viên phải chuẩn bị các vấn đề cần phổ biến trong cuộc họp ra giấy, đánh dấu những ý chính cần phải nói. Nên khen trước sau đó chê sau và có giải pháp cụ thể, rõ ràng.

– Soạn kịch bản word cẩn thận, học thuộc các ý chính sẽ được triển khai trong cuộc họp. Gạch ý chính các nội dung cần có trong cuộc họp.

– Dành thời gian cho nói chương trình học, thoả thuận với phụ huynh các vấn đề cần lưu ý về nội quy lớp học và nhà trường cũng như rèn luyện nếp học, sinh hoạt cho học sinh.

– Giáo nên đưa ra một số kinh nghiệm của mình khi nói về chương trình học, các giải pháp rèn cho học sinh, nêu mootk vài dẫn chứng cụ thể và bài học trong chương trình học.

Giáo viên phải biết cách cư sử cho phù hợp 

– Trong cuộc họp giáo viên nên đứng lên để phổ biến nội dung, khi có ý kiến thì giáo viên nên ngồi xuống để nghe.

– Nên khen cụ thể một vài học sinh tiêu biểu còn chê thì nên nói chung chung không nên nói cụ thể tên học sinh đó ra, học sinh nào ý thức kém quá thì cuối giờ sẽ gặp riêng phụ huynh của học sinh đó để trao đổi.

– Nếu giáo viên ít tuổi thì trước khi bắt đầu cuộc họp hãy nói: … đây là buổi họp phụ huynh vì vậy có các bậc phụ huynh nhiều tuổi hơn GVCN và cũng có phụ huynh ít hoặc bằng tuổi GVCN, do đó giáo viên xin được phép xưng tôi mong các bậc phụ huynh hơn tuổi thông cảm ạ…

– Trường hợp phụ huynh muốn dạy khôn lại giáo viên thì giáo viên nên ngắt lời khéo léo, lịch sự như: tôi thấy ý này rất hay ạ, tôi cảm ơn …

Tóm gọn lại nội dung cần phải nói dựa theo sơ đồ cây 

– Giáo viên cũng nên tóm gọn lại nội dung theo sơ đồ cây sau đó cài sẵn vào bìa sao cho lịch sự, chuyên nghiệp, khi trình bày chỉ cần liếc nhẹ không nên lật tới lật lại.

– Nên chuẩn bị tinh thần tự tin để trả lời một số câu hỏi mà phụ huynh có thể sẽ đặt ra.

Nắm rõ ràng về học lực của học sinh 

– Giáo viên cần phải biết được về học lực của mỗi bạn học sinh, biết được bạn nào học tập nổi trội hơn, bạn nào học tập yếu hơn, nếu học sinh nào yếu kém quá thì hãy trao đổi riêng cụ thể với phụ huynh.

– Giáo viên nên thống nhất lại về tình hình học tập cũng như phối hợp với phụ huynh học sinh để giáo dục học sinh hiệu quả.

3. Mục đích cuộc họp phụ huynh:

– Mục đích của cuộc họp phụ huynh là để xây dựng mối liên hệ giữa gia đình học sinh với nhà trường nhằm thảo luận, trao đổi lấy ý kiến của phụ huynh, tìm ra được giải pháp phù hợp và phối hợp cùng với nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục với học sinh một cách toàn diện. Tuy nhiên, nhiều khi mục đích đó vẫn chưa đạt.

– Thông thường trong mỗi năm học, nhà trường sẽ tổ chức một số buổi họp phụ huynh học sinh.

4. Quá trình tổ chức họp phụ huynh:

– Gửi thư mời họp phụ huynh đến tận nhà phụ huynh học sinh: thư mời mời họp phải được đánh máy bằng văn bản nêu rõ ràng người đi họp phụ huynh, giờ họp, ngày, tháng, năm và nêu rõ ràng, ngắn gọn nội dung buổi họp.

– Giáo viên chủ nhiệm phân công Ban cán sự lớp vệ sinh lớp học sạch sẽ, sắp xếp lại bàn ghế cho gọn gàng, ngay hàng thẳng lối.

– Lập danh sách tên phụ huynh khi vào cuộc họp, khi phụ huynh bước vào lớp, GVCN sẽ đề nghị phụ huynh viết trong danh sách rõ ràng họ tên của mình, sau đó GVCN sắp xếp cho phụ huynh chỗ ngồi theo đúng vị trí của con em mình ngồi trong lớp học.

– Trình bày rõ ràng, đầy đủ tình hình học tập, hạnh kiểm, vấn đề sinh hoạt của các em học sinh. Nêu các điểm tích cực và hạn chế của từng em học sinh.

– Tham khảo ý kiến của phụ huynh học sinh về vấn đề có liên quan đến học tập, hạnh kiểm, sinh hoạt của các em học sinh.

– Phối hợp cùng với phụ huynh học sinh để đưa ra các phương pháp nhẹ nhàng nhưng cũng có phần nghiêm khắc, động viên các em học sinh nghèo vượt khó thông qua việc tập thể phụ huynh và giáo viên hỗ trợ tài chính. Khuyến khích các em học sinh có học lực yếu kém cố gắng học tập tốt.

– Giáo viên chủ nhiệm đề nghị các bậc phụ huynh quan tâm đến tình hình học tập của các em học sinh nhiều hơn, đặc biệt là rèn luyện văn hóa ứng xử của một số em học sinh cá biệt.

– Giáo viên chủ nhiệm nên tổ chức cho phụ huynh và học sinh buổi dã ngoại để hai bên cùng nhau trao đổi, chia sẻ các quan điểm, vấn đề của nhau bởi vì ở nhà có nhiều phụ huynh học sinh quá bận rộn nên thiếu sự quan tâm, bảo ban các em học sinh.

– Giáo viên chủ nhiệm thông báo đến các bậc phụ huynh vấn đề tài chính của lớp và đề nghị phụ huynh học sinh đóng góp vào quỹ lớp nhằm hỗ trợ quá trình học tập cũng như sinh hoạt của các em học sinh trong trường.

– Lưu lại số điện thoại của các phụ huynh để giáo viên thuận tiện liên lạc.

5. Các câu hỏi mà phụ huynh hỏi giáo viên khi họp phụ huynh:

1. Thầy, cô nhận thấy em có điểm mạnh gì?

Câu hỏi này có tính tích cực trong học tập giáo viên tập trung vào những điều mà học sinh đó làm tốt và những khía cạnh mà đang gặp khó khăn. Nếu em học sinh đó ở trường có có nhiều điểm mạnh và không có gặp điều gì khó khăn thì câu hỏi này sẽ giúp phụ huynh học sinh biết được sự quan tâm mà giáo viên dành cho việc học tập của học sinh ở trong lớp học.

2. Thầy, cô nhận thấy em có điểm yếu gì?

Đây là dạng câu hỏi mở rộng giúp cho giáo viên tìm hiểu về các lĩnh vực mà con em bạn đang gặp khó khăn khi ở trường.

3. Tôi có thể liên lạc với thầy, cô theo cách nào là tốt nhất?

Nếu như bạn chưa có cơ hội để gặp mặt giáo viên trực tiếp trước đó thì đây sẽ là thời điểm hợp lý để có thể bắt đầu mối quan hệ với các thầy cô giáo của con em mình. Thông thường giáo viên sẽ khá bận rộn. Tìm phương pháp giao tiếp với giáo viên phù hợp sẽ giúp cho tin nhắn của phụ huynh sẽ được nhận và được phản hồi lại từ giáo viên.

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com