Nghiệm thu nội bộ là gì? Mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ?

Để quản lý chất lượng công trình chúng ta cần phải có quá trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt và không bị phải báo cáo tiến độ thường xuyên. Đồng thời cần phải nghiệm thu nội bộ một cách chặt chẽ. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến các bạn mẫu nghiệm thu nội bộ, cùng chúng tôi tham khảo nhé!

1. Biên bản nghiệm thu là gì?

Biên bản nghiệm thu là biên bản do các đơn vị, tổ chức lập nhằm mục đích chứng minh cho việc nghiệm thu, bàn giao giữa hai bên dựa trên các tiêu chuẩn, thỏa thuận trước đó. Tức là biên bản nghiệm thu chỉ được lập khi công việc đã hoàn thành một phần hoặc toàn bộ. Nghiệm thu giúp các cá nhân, doanh nghiệp kiểm tra chất lượng sản phẩm, công trình, dịch vụ trước khi bàn giao, nghiệm thu cho khách hàng.

Theo Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, biên bản nghiệm thu nội bộ là biên bản mà nhà thầu thi công xây dựng phải lập để tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng, đặc biệt là phần việc, phần khuất; bộ phận công trình; hạng mục công trình, công trình trước khi đề nghị chủ đầu tư nghiệm thu.

Biên bản nghiệm thu nội bộ là một trong những căn cứ để: nghiệm thu công việc xây dựng; nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng công trình hoàn thành; nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng.

Ở mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có những biên bản nghiệm thu khác nhau. Ví dụ, trong Hợp đồng mua bán hàng hóa, sau khi bàn giao sẽ lập Biên bản nghiệm thu bàn giao; trong hoạt động xây dựng, lập biên bản nghiệm thu công trình xây dựng…

Biên bản này được lập để thẩm định hoặc kiểm tra chất lượng sản phẩm đã bàn giao, thi công, lắp đặt…

Nội dung của biên bản nghiệm thu thường bao gồm các nội dung sau:

– Tên công việc được nghiệm thu

– Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

– Thành phần ký biên bản nghiệm thu;

– Kết luận nghiệm thu;

– Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;

– Phụ lục kèm theo (nếu có).

Đối với quy định về điều kiện đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác sử dụng, Khoản 3 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

– Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

– Đối với công trình quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định này, việc kiểm tra, nghiệm thu phải được sự kiểm tra và chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định nghiệm thu quy định tại điểm a khoản này của chủ đầu tư.

Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư chỉ được quyết toán hợp đồng xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên.

Đối với công trình thuộc dự án PPP, văn bản phê duyệt kết quả nghiệm thu nêu trên là căn cứ để doanh nghiệp dự án PPP lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công việc.

2. Mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ:

2.1. Mẫu số 1:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———-

Hà Nội, ngày….tháng….năm….

BIÊN BẢN SỐ … NGHIỆM THU NỘI BỘ

CÔNG TRÌNH ………… (PCCC, hệ thống camera….trong nội bộ cơ sở nào đó)

1.Thiết bị/Cụm Thiết bị được nghiệm thu:

  • Hệ thống Phòng cháy chữa cháy tại……….. (trường học, bệnh viện, khu dân cư…)

2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

a) Người giám sát thi công lắp đặt hệ thống PCCC trong công trình ……….. của Chủ đầu tư

b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của Nhà thầu thi công lắp đặt hệ thống PCCC

(Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu với nhà thầu phụ).

3. Thời gian nghiệm thu :

Bắt đầu :             ………. ngày………. tháng……… năm……….

Kết thúc :           ……….. ngày………. tháng……… năm……….

Tại: …………………

4.Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:

a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:

– Đơn xác nhận đã hoàn thành hệ thống PCCC của người phụ trách công trình tại công trình …………..

– Đơn xin nghiệm thu công trình của Chủ nhà thầu

– Biên bản các quy trình của công trình xây dựng

– Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng:

+ TCVN 4055:1985: Tổ chức thi công.

+ TCXDVN 371:2006: Nghiệm thu chất lượng thi công công trình.

+ TCVN 5308:1991: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.

+ TCVN 2622:1995: Phòng chống cháy cho nhà và công trình xây dựng

+ Quy chuẩn Việt Nam QCVN 06/2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàncháy cho nhà và công trình.

+ TCVN 5738:2001: Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.

+ TCVN 3254:1989: An toàn cháy – Yêu cầu chung.

+ TCVN 5760:1993: Hệ thống chữa cháy- Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sửdụng.

+TCVN 3890:2009:Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình -Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.

b) Về chất lượng lắp đặt thiết bị

– Các vật liệu đưa vào sử dụng đảm bảo theo đúng thiết kế đã được duyệt

– Đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật của hệ thống PCCC đã được duyệt

c) Các ý kiến khác nếu có…………..

d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.

5. Kết luận:

  • Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.
  • Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG 1

 

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG 2

 

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

 KĨ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP

 

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

2.2. Mẫu số 2:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                                  ………. ngày…..tháng….năm…..

BIÊN BẢN SỐ…………….

BIÊN BẢN NGHIỆM THU NỘI BỘ

CÔNG VIỆC TỔ HỢP CỤM CHI TIẾT

CÔNG TRÌNH: ……

– CHỦ ĐẦU TƯ: …….

– NHÀ THẦU EPC:………

– NHÀ THẦU CUNG CẤP, CHẾ TẠO THIẾT BỊ: .……

1. Cụm chi tiết tổ hợp: ……. Thuộc thiết bị: ……

Mã số thiết bị: ……

2. Thành phần tham gia nghiệm thu của Nhà thầu:

Họ và tên……. Chức vụ: ……

Họ và tên……. Chức vụ: ……

Họ và tên……. Chức vụ: Phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp

Họ và tên……. Chức vụ: Cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp

3. Thời gian nghiệm thu:

Bắt đầu : ………. ngày………. tháng ……… năm………

Kết thúc : ………. ngày………. tháng……… năm……….

Tại: …………

4. Đánh giá công việc tổ hợp cụm chi tiết đã thực hiện:

a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:………

b) Chất lượng tổ hợp cụm chi tiết: (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng và yêu cầu kỹ thuật)

TT

 

Nội dung nghiệm thu

 

Bản vẽ thi công số

 

Phương pháp kiểm tra

 

Kết quả kiểm tra

 

Đạt

 

Không đạt

 

1
2

c) Các ý kiến khác:…………

5. Kết luận:…………..

ĐẠI DIỆN             KCS                      PHỤ TRÁCH                             CÁN BỘ

NHÀ THẦU                          THI CÔNG TRỰC TIẾP                 THI CÔNG TRỰC TIẾP

3. Một số lưu ý khi lập biên bản nghiệm thu:

Nghiệm thu là quá trình nghiệm thu trước khi bàn giao hoặc trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Ngoài ra, mẫu Biên bản nghiệm thu còn dùng để kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào sử dụng.

Mỗi ngành, lĩnh vực nhất định sẽ có những biên bản nghiệm thu khác nhau. Tuy nhiên, trên mỗi Biên bản nghiệm thu phải có tên doanh nghiệp/bên nghiệm thu; thông tin của hai bên; mục chấp nhận.

Biên bản nghiệm thu phải có đầy đủ chữ ký của bên nghiệm thu và bên bàn giao để đảm bảo cho việc công nhận.

Ngoài ra, Biên bản nghiệm thu kỹ thuật cần có nội dung về việc thực hiện nghiệm thu hoặc tham khảo các tiêu chí đánh giá về thông số kỹ thuật để đưa ra kết quả nghiệm thu thuyết phục.

Một số điểm lưu ý khi lập biên bản nghiệm thu nội bộ mà nhà thầu thi công xây dựng cần biết:

Tham gia nghiệm thu nội bộ: Khi nhà thầu thi công tiến hành nghiệm thu nội bộ sẽ không có nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư tham gia nghiệm thu.

Khi nào tiến hành nghiệm thu nội bộ: Nhà thầu thi công xây dựng phải tiến hành nghiệm thu nội bộ và gửi biên bản này cùng với thông báo nghiệm thu công việc xây dựng cho người giám sát thi công xây dựng trước khi tiến hành nghiệm thu.

Nội dung biên bản: Cần ghi chép chính xác, cụ thể các tài liệu làm cơ sở nghiệm thu, đánh giá chất lượng hạng mục công trình, công trình đã thực hiện để làm cơ sở nghiệm thu công việc thi công tiếp theo theo quy định trước khi đề nghị chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu.

Ngày ký biên bản nghiệm thu nội bộ: Cần lưu ý biên bản nghiệm thu nội bộ công trình xây dựng, biên bản yêu cầu nghiệm thu công trình xây dựng và biên bản nghiệm thu công trình xây dựng được ghi đồng thời cùng ngày, cùng giờ) thường bị coi là hình thức, không xác thực và cũng dễ gây mất lòng tin cho cơ quan chức năng khi thanh tra, kiểm tra. Vì vậy, nghiệm thu nội bộ cần được thực hiện độc lập với các thủ tục nghiệm thu công việc xây dựng khác theo quy định.


Tải văn bản tại đây

.btn-download-file {
padding: 16px 20px 16px 10px;
background-image: linear-gradient(to bottom, #e6a437, #fc6300);
color: white !important;
border-radius: 24px;
text-transform: uppercase;
transition: all ease 0.4s;
font-size: 15px;
font-weight: 500;
}

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com