Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Lịch sử có đáp án mới nhất 2023

Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Lịch sử có đáp án mới nhất 2023. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.

1. Cách học môn lịch sử nhanh và hiệu quả nhất:

– Liên kết các sự kiện lịch sử với nhau

– Chọn lọc thông tin chính để học theo từng phần

– Ghi chép bài cẩn thận

– Vẽ sơ đồ tư duy

– Đọc nhiều sách, xem phim, liên hệ các sự kiện lịch sử

– Làm các bài trắc nghiệm để ôn tập

– Thường xuyên ôn tập kiến thức với bạn bè

Xem thêm: Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Địa lý trắc nghiệm có đáp án 2023

2. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Lịch sử có đáp án mới nhất 2023:

2.1. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Lịch sử có đáp án mới nhất 2023 – Đề số 1:

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Trung Quốc thời cổ – trung đại là

A. Kim tự tháp Kê-ốp.

B. Vạn lí trường thành.

C. Lăng Ta-giơ Ma-han.

D. Vườn treo Ba-bi-lon.

Câu 2. Cư dân Ai Cập cổ đại không phải là chủ nhân của thành tựu nào dưới đây?

A. Chữ tượng hình.

B. Vườn treo Ba-bi-lon.

C. Phép đếm lấy số 10 làm cơ sở.

D. Kĩ thuật ướp xác.

Câu 3. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo nào?

A. Thiên Chúa giáo và Hin-đu giáo.

B. Nho giáo, Đạo giáo và Hồi giáo.

C. Phật giáo và Ấn Độ giáo.

D. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nội hàm của khái niệm văn hóa?

A. Văn hóa xuất hiện đồng thời cùng với sự xuất hiện của loài người.

B. Được nhận diện bởi: nhà nước, chữ viết, đô thị, tiến bộ về tổ chức xã hội…

C. Tạo ra đặc dính, bản sắc của một xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội.

D. Là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.

Câu 5. Nhận xét nào dưới đây không phản ánh đúng về văn minh Ấn Độ thời cổ – trung đại?

A. Là nền văn minh lớn, có nhiều đóng góp quan trọng vào kho tàng tri thức nhân loại.

B. Có ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á.

C. Văn minh Ấn Độ mang tính khép kín, không có sự giao lưu, lan tỏa ra bên ngoài.

D. Cho thấy sự phát triển cao về tư duy sáng tạo và sự lao động miệt mài của cư dân.

Câu 6. Các nền văn minh phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa và Ấn Độ) đều

A. xuất hiện sớm nhưng nhanh chóng tàn lụi.

B. hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.

C. lấy thương nghiệp làm nền tảng phát triển.

D. hình thành trên các bán đảo ở khu vực Nam Âu.

Câu 7. Cư dân Hy Lạp cổ đại là chủ nhân của thành tựu nào dưới đây?

A. Đền Pác-tê-nông.

B. Đấu trường Cô-li-dê.

C. Phép đếm thập tiến vị.

D. Hệ thống 10 chữ số (0 – 9).

Câu 8. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của danh họa Lê-ô-na đờ Vanh-xi là bức tranh

A. Trường học A-ten.

B. Nàng Mô-na Li-sa.

C. Sáng tạo thế giới.

D. Sự ra đời của thần Vệ nữ.

Câu 9. Ở thời kì Phục hưng, nhà khoa học G. Ga-li-lê đã dũng cảm đấu tranh để bảo vệ quan điểm nào?

A. Mặt Trời quay quanh Trái Đất.

B. Trái Đất quay quanh Mặt Trăng.

C. Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Hy Lạp – La mã cổ đại?

A. Là những nền văn minh lớn, có đóng góp lớn vào kho tàng tri thức của nhân loại.

B. Để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong đời sống xã hội và văn hóa phương Tây sau này.

C. Đặt cơ sở, nền tảng cho sự phát triển của các nền văn minh ở phương Đông.

D. Cho thấy sự phát triển cao về tư duy sáng tạo và sự lao động miệt mài của cư dân.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh dẫn đến sự ra đời củaPhong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV – XVII) ở Tây Âu?

A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu.

B. Tầng lớp tư sản Tây Âu tiến hành cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.

C. Giáo hội Cơ Đốc lũng đoạn nền văn hóa, đời sống xã hội ở các Tây Âu.

D. Tầng lớp tư sản mới ra đời cần có một nền văn hóa mới phù hợp với họ.

Câu 12. Phong trào nào dưới đây được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến?

A. Văn hóa Phục hưng.

B. Cải cách tôn giáo.

C. Triết học ánh sáng.

D. Thập tự chinh.

Câu 13. Những phát minh tiêu biểu của con người trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là

A. động cơ đốt trong, máy tính điện tử,…

B. trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật,…

C. máy bay, rô-bốt, hệ thống máy tự động,…

D. máy kéo sợi Gien-ni, động cơ hơi nước,…

Câu 14. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai?

A. Năng lượng điện.

B. Internet vạn vật.

C. Động cơ đốt trong.

D. Sử dụng lò cao trong luyện kim.

Câu 15. Phát minh nào trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã tạo động lực cho việc nghiên cứu và phát triển loại hình giao thông đường hàng không?

A. Khinh khí cầu.

B. Máy bay.

C. Vệ tinh nhân tạo.

D. Tàu vũ trụ.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với đời sống xã hội và văn hóa?

A. Giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội tư bản.

B. Hình thành nhiều thành phố, trung tâm công nghiệp mới.

C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc.

D. Lối sống và văn hóa công nghiệp ngày càng phổ biến.

Câu 17. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai không diễn ra trong bối cảnh nào dưới đây?

A. Các ngành khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học,… đạt được nhiều thành tựu.

B. Thành tựu của cách mạng lần thứ nhất đã tạo tiền đề cho cách mạng lần hai.

C. Nhiều nước tư bản Âu – Mỹ có điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

D. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đem lại thời cơ và thách thức cho các quốc gia.

Câu 18. Nội dung nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại?

A. Ô nhiễm môi trường.

B. Bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em.

C. Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.

D. Con người bị lệ thuộc vào các thiết bị thông minh.

Câu 19. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

A. Động cơ đốt trong.

B. Máy tính điện tử.

C. Công nghệ Rô-bốt.

D. Vệ tinh nhân tạo.

Câu 20. Những phát minh tiêu biểu của con người trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là

A. máy kéo sợi Gien-ni, động cơ hơi nước,…

B. máy bay, ô tô, điện thoại di động,…

C. trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật,…

D. máy tính điện tử, động cơ đốt trong,…

Câu 21. Rô-bốt đầu tiên trên thế giới được cấp quyền công dân là

A. Asimo.

B. Bear.

C. ChihiraAico.

D. Sophia.

Câu 22. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Sự vơi cạn tài nguyên, bùng nổ dân số,…

B. Quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.

C. Các cuộc cách mạng tư sản đang diễn ra.

D. Thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid-19.

Câu 23. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại không đem lại ý nghĩa nào sau đây đối với sự phát triển kinh tế?

A. Đưa nhân loại từ nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

B. Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất và quản lí.

C. Tăng năng suất lao động; rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí.

D. Thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Câu 24. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tác động tiêu cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại?

A. Quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trở nên dễ dàng.

B. Việc tìm kiếm, chia sẽ thông tin diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.

C. Con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức từ xa.

D. Con người bị lệ thuộc nhiều hơn vào các thiết bị thông minh.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Theo em, những thành tựu nào của văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay?

Câu 2:

Yêu cầu a (1,0 điểm). Theo em, bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại có khác gì so với bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại?

Yêu cầu b (1,0 điểm). Mạng Internet là một trong những thành tựu lớn của con người trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Theo em, thành tựu này có những tác động tích cực và hạn chế nào đến đời sống xã hội hiện nay?

Đáp án:

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-B

3-C

4-B

5-C

6-B

7-A

8-B

9-D

10-C

11-B

12-A

13-D

14-B

15-B

16-A

17-D

18-D

19-A

20-C

21-D

22-A

23-A

24-D

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

– Một số thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã còn được bảo tồn đến ngày nay:

+ Hệ thống mẫu tự La-tinh; hệ thống chữ số La Mã.

+ Dương lịch.

+ Các định lý, định đề khoa học, như: định lí Ta-lét; định lí Pi-ta-go; tiên đề Ơ-cơ-lít…

+ Các tác phẩm văn học, sử học, ví dụ như: 2 bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê…

+ Một số công trình kiến trúc/ tác phẩm điêu khắc. Ví dụ: đấu trường Cô-li-dê; tượng thần Vệ nữ Mi-lô; tượng lực sĩ ném đĩa…

Câu 2 (2,0 điểm):

Yêu cầu a)

– Bối cảnh diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại:

+ Trước đó chưa có cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật nào;

+ Các cuộc cách mạng tư sản vừa nổ ra;

+ Có tích luỹ tư bản.

– Bối cảnh diễn ra các cuộc cách mạng khoa học thời kì cận đại:

+ Trước đó đã có những tiến bộ về kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp…

+ Chủ nghĩa tư bản đã thắng thế hoàn toàn, các nước châu Âu và Bắc Mỹ đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

+ Các nước đế quốc có sự tích lũy, tập trung cao độ về vốn và quá trình sản xuất.

Yêu cầu b)

– Tích cực của mạng Internet:

+ Truy cập internet giúp cho việc tìm kiếm thông tin rất nhanh chóng, tiện lợi;

+ Con người có thể trao đổi, giao tiếp thông qua các ứng dụng trên Internet;

+ Quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực diễn ra dễ dàng và thuận tiện…

– Tiêu cực của mạng Internet:

+ Nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân;

+ Giảm sự tương tác trực tiếp giữa mọi người;

+ Con người bị lệ thuộc vào các thiết bị thông minh có kết nối Internet, như: máy tính, điện thoại…

+ Con người dễ trở thành nạn nhân của các hoạt động lừa đảo hoặc bạo lực mạng.

+ Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

2.2. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Lịch sử có đáp án mới nhất 2023 – Đề số 2:

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Đến thời đại đồ kim khí, Nhà nước và chữ chiết ra đời, nhân loại đã bước vào thời kì

A. nguyên thủy.

B. văn minh.

C. dã man.

D. văn hóa.

Câu 2. Đến thiên niên kỉ IV TCN, nhân loại đã bước vào thời kì văn minh với trung tâm chính ở khu vực

A. Đông Âu và Nam Âu.

B. đông bắc châu Phi và Tây Á.

C. Tây Âu và Đông Nam Á.

D. Nam Âu và đông bắc châu Á.

Câu 3. Người Ai Cập cổ đại là chủ nhân của thành tựu nào dưới đây?

A. Lăng Ta-giơ Ma-han.

B. Vườn treo Ba-bi-lon.

C. Bộ luật Hammurabi.

D. Phép đếm lấy số 10 làm cơ sở.

Câu 4. Tri thức toán học ra đời sớm ở Ai Cập cổ đại do nhu cầu

A. chia ruộng đất, ghi chép nợ và tri thức khoa học.

B. tính toán trong xây dựng, phân chia ruộng đất.

C. tính toán nợ và thu thuế của giai cấp thống trị.

D. sản xuất nông nghiệp và phát triển thương nghiệp.

Câu 5. Thành tựu kĩ thuật nào dưới đây không thuộc “tứ đại phát minh” của cư dân Trung Quốc thời cổ – trung đại?

A. Đồng hồ.

B. Kĩ thuật in.

C. La bàn.

D. Thuốc súng.

Câu 6. Nhận định nào dưới đây không đúng về giá trị của Nho giáo ở Trung Quốc?

A. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thời phong kiến.

B. Góp phần đào tạo nhân tài phục vụ cho đất nước.

C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

D. Giáo dục nhân cách, đạo đức cho con người.

Câu 7. Công trình kiến trúc nào dưới đây là thành tựu của cư dân Ấn Độ thời kì cổ – trung đại?

A. Vườn treo Ba-bi-lon.

B. Kim tự tháp Kê-ốp.

C. Vạn lí trường thành.

D. Chùa hang A-gian-ta.

Câu 8. Giá trị ưu việt và tính nhân văn của văn minh Ấn Độ thể hiện qua việc lan toả giá trị văn minh bằng con đường

A. chính trị.

B. quân sự.

C. chiến tranh.

D. hoà bình.

Câu 9. Cư dân Hy Lạp cổ đại là chủ nhân của thành tựu văn minh nào dưới đây?

A. Sử thi I-li-át và Ô-đi-xê.

B. Đầu trường Cô-li-dê.

C. Hệ thống 10 chữ số tự nhiên.

D. Hệ thống mẫu tự La-tinh.

Câu 10. Thành tựu nào của cư dân La Mã cổ đại vẫn được ứng dụng cho đến hiện nay?

A. Kĩ thuật làm giấy.

B. Hệ chữ cái La-tinh.

C. Bộ luật Hamurabi.

D. Âm lịch.

Câu 11. Đặc điểm nổi bật của nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại là

A. khép kín, không có sự giao lưu với bên ngoài.

B. mang tính tiên phong và tính cộng đồng cao.

C. chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo.

D. có tính hiện thực cao và mang tính nhân bản.

Câu 12. Chữ viết là cống hiến lớn lao của La Mã cổ đại, vì

A. có hàng ngàn kí tự nên dễ dàng biểu đạt các khái niệm.

B. được tất cả các nước trên thế giới sử dụng đến ngày nay.

C. sử dụng hình ảnh để biểu đạt nên dễ dàng ghi nhớ, phổ biến.

D. đơn giản, khoa học, khả năng ghép chữ linh hoạt, dễ phổ biến.

Câu 13. Với Thuyết Nhật tâm, nhà khoa học N. Cô-péc-ních đã khẳng định

A. Trái Đất là trung tâm của Thái Dương hệ.

B. Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất.

C. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

D. Mặt Trăng là trung tâm của vũ trụ.

Câu 14. Bức tranh Bữa tiệc cuối cùng là tác phẩm nổi tiếng của danh họa nào?

A. W. Sếch-xpia.

B. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.

C. Mi-ken-lăng-giơ.

D. G. Ga-li-lê.

Câu 15. Văn minh thời Phục hưng đề cao điều gì?

A. Giáo lí của Thiên Chúa giáo.

B. Uy quyền và tính chuyên chế của các vị vua.

C. Giá trị con người và quyền tự do cá nhân.

D. Vai trò quan trọng của Giáo hội Thiên Chúa.

Câu 16.Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng là

A. phong trào văn hóa Phục hưng.

B. cuộc chiến tranh nông dân Đức.

C. phong trào cải cách tôn giáo.

D. phong trào thập tự chinh.

Câu 17. Phát minh nào dưới đây không phải thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

A. Động cơ đốt trong.

B. Động cơ hơi nước.

C. Con thoi bay.

D. Máy dệt chạy bằng sức nước.

Câu 18. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai được khởi đầu bằng các phát minh về

A. năng lượng Mặt Trời.

B. động cơ đốt trong.

C. năng lượng điện.

D. máy tính điện tử.

Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai?

A. Anh trở thành nước công nghiệp hàng đầu thế giới.

B. Các nước Âu – Mĩ đã hoàn thành cách mạng tư sản.

C. Quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.

D. Xuất hiện nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật mới.

Câu 20. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đã mang lại ý nghĩa nào về mặt xã hội?

A. Thúc đẩy quá trình đô thị hóa, hình thành nhiều đô thị có quy mô lớn.

B. Giải phóng sức lao động và thay đổi cách thức lao động của con người.

C. Thúc đẩy quan hệ quốc tế, sự giao lưu và kết nối văn hóa toàn cầu.

D. Lối sống và tác phong công nghiệp ngày càng được phổ biến.

Câu 21. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

A. Máy bay siêu âm.

B. Máy tính điện tử.

C. Động cơ hơi nước.

D. Năng lượng Mặt Trời.

Câu 22. Trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT) và dữ liệu lớn (big Data) là những yếu tố cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ mấy?

A. Lần thứ ba.

B. Lần thứ tư.

C. Lần thứ hai.

D. Lần thứ nhất.

Câu 23. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại mang lại ý nghĩa nào về văn hóa?

A. Tạo ra bước nhảy vọt của lực lượng sản xuất.

B. Khiến sự phân công lao động ngày càng sâu sắc.

C. Làm thay đổi vị trí, cơ cấu của các ngành sản xuất.

D. Thúc đẩy sự đa dạng văn hóa trên cơ sở kết nối toàn cầu.

Câu 24. Trong đời sống xã hội, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại tác động tiêu cực nào sau đây?

A. Làm gia tăng tình trạng thất nghiệp trên toàn cầu.

B. Gia tăng sự lệ thuộc của con người vào “thế giới mạng”.

C. Làm xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

D. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): So sánh cơ sở hình thành của các nền văn minh phương Đông và phương Tây trên phương diện: điều kiện tự nhiên; kinh tế; chính trị.

Câu 2 (2,0 điểm): Anh (chị) hãy cho biết, khi trí tuệ nhân tạo phát triển, máy móc có thể hoàn toàn thay thế con người không? Vì sao?

Đáp án:

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-B

3-D

4-B

5-A

6-C

7-D

8-D

9-A

10-B

11-D

12-D

13-C

14-B

15-C

16-A

17-A

18-C

19-C

20-A

21-C

22-B

23-D

24-C

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

Văn minh phương Đông Văn minh phương Tây
Điều kiện

tự nhiên

– Hình thành tại lưu vực các dòng sông lớn ở châu Phi và châu Á.

– Có nhiều đồng bằng rộng lớn, màu mỡ.

– Hình thành trên các bán đảo ở Nam Âu.

– Địa hình nhiều núi và cao nguyên; đất đai khô, rắc; đồng bằng nhỏ hẹp

– Có bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh

Cơ sở

kinh tế

– Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo. – Thủ công nghiệp và thương nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.
Cơ sở

chính trị

– Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền – Thể chế dân chủ với các mô hình, như: dân chủ chủ nô, cộng hòa quý tộc,…

Câu 2 (2,0 điểm):

– Khi trí tuệ nhân tạo phát triển, máy móc không thể hoàn toàn thay thế con người.

– Vì:

+ Tuy có những Rô-bốt được phát triển trí thông minh nhân tạo để đọc các tín hiệu cảm xúc, nhưng chúng không thể thay thế con người, nhất là trong các tình huống phức tạp. Chúng có thể ghi nhận cảm xúc, nhưng khó có thể xây dựng mối quan hệ và thể hiện sự đồng cảm giữa người với người.

+ Máy móc do con người lập trình và điều khiển. Vì vậy, chúng chỉ có thể làm việc và hoạt động trong phạm vi được con người cài đặt sẵn.

+ Ngày nay, nhiều ngành nghề vẫn không thể bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo như: bác sĩ, giáo viên, quản lý nhân sự, nhà sáng tạo nghệ thuật…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân; Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài.

Xem thêm: Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Hoá học có đáp án mới nhất 2023

3. Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử:

Chương I. Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỷ X

1. Các quốc gia cổ đại ở Việt Nam

a) Nước Văn Lang – Âu Lạc

– Sự hình thành: thời kỳ sơ khai của cư dân văn hóa Đông Sơn (thiên niên kỷ I TCN đến thế kỷ I SCN).

– Kinh tế: xuất hiện công cụ bằng đồng, bằng sắt:

+ Nền nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Cả dùng sức kéo trâu bò khá phát triển.

+ Săn bắt, chăn nuôi, đánh cá, làm các nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ trang trí.

Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

– Xã hội: có sự phân công xã hội:

+ Người tài và người nghèo xuất hiện từ thời Phùng Nguyên và phổ biến hơn thời Đông Sơn, tuy không sâu sắc lắm.

+ Sự ra đời của các gia đình nhỏ thuộc tiểu hệ thống.

=> Do nhu cầu trị nước và chống ngoại xâm dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.

– Tổ chức bộ máy nhà nước: đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, đứng đầu nhà nước Âu Lạc là vua Thục An Dương Vương. Giúp việc cho vua có Lạc hầu, Lạc tướng, cả nước chia làm 15 bộ, dưới có các thôn do Bố Chính cai quản. Kinh đô của nước Văn Lang là Bạch Hạc (Việt Trì), kinh đô của Âu Lạc là Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).

b) Đất nước Chăm Pa xưa

– Hệ tầng: ở Duyên hải Trung Bộ và Nam Trung Bộ trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh. Cuối thế kỷ II, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm giành độc lập từ tay nhà Tây Hán, Khu Liên lên làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp. Các vua Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ từ sông Gianh (Quảng Bình) đến Bình Thuận và đổi tên nước là Champa.

– Kinh tế: Trồng lúa nước, sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của gia súc, sử dụng guồng nước trong sản xuất. Nghề thủ công, khai thác lâm thổ sản phát triển, kỹ thuật xây tháp đạt trình độ rất cao.

– Văn hóa: Chữ viết bắt nguồn từ tiếng Phạn. Theo Ấn Độ giáo và Phật giáo. Ở nhà sàn, ăn trầu cau, hỏa táng người chết.

– Xã hội: quý tộc, dân tự do, thường dân và nô lệ.

– Chính trị: Dưới chế độ quân chủ, nhà vua nắm mọi quyền lực về chính trị, kinh tế, tôn giáo. Giúp đỡ có tướng và đại thần. Cả nước được chia thành 4 khu vực hành chính lớn: Châu -> huyện, làng. Kinh đô ở Sinhapura (Quảng Nam), rồi Indrapura (Quảng Nam), dời về Vigia (Chà Bàn – Bình Định).

c) Đất nước cổ đại Phù Nam

– Hình thành: ở ĐBSCL (An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, TP.HCM). Cách đây 1500 – 2000 năm, văn hóa Óc Eo (văn hóa Đồng Nai nguyên thủy).

– Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, đánh cá và buôn bán.

– Văn hóa – xã hội: Ở nhà sàn, theo đạo Phật và đạo Hindu. Văn nghệ: ca, múa, nhạc. Xã hội được chia thành nghèo đói: tầng lớp quý tộc, thường dân và nô lệ.

– Chính trị: Là một quốc gia phát triển ở Đông Nam Á (thế kỷ III-V), có tiếng nói trong hệ thống tam giáo, nhà nước quân chủ đứng đầu nắm mọi quyền lực.

2.  Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X

Thời gian

Tên cuộc khởi nghĩa

Địa bàn

40

Hai Bà Trưng Hát Môn

100, 137, 144

Nhân dân Nhật Nam Quận Nhật Nam

157

Nhân dân Cửu Chân Quận Cửu Chân

178, 190

Nhân dân Giao Chỉ Quận Cửu Chân

248

Bà Triệu Quận Giao Chỉ

542

Lý Bí

687

Lý Tự Tiên

722

Mai Thúc Loan

776 – 791

Phùng Hưng

819 – 820

Dương Thanh

905

Khúc Thừa Dụ

938

Ngô Quyền

* Bình luận:
Trong 100 năm Bắc thuộc, dân tộc Âu Lạc đã vùng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.
– Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, rộng khắp, nhiều cuộc nổi dậy được nhân dân cả 3 huyện tham gia.

– Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa lập chính quyền tự chủ thành công (Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ).

– Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc.

3. Những người góp phần đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc

– Hai Bà Trưng: Lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Đông Hán xâm lược, giành độc lập tự chủ cho nhân dân. Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống nhà Hán xâm lược, bảo vệ nền độc lập tự chủ.

– Lý Bí: Liên kết với anh hùng, đánh đuổi quân Lương thành công, lập nên nước Vạn Xuân độc lập tự chủ.

– Triệu Quang Phục: Kế thừa sự nghiệp của Lý Bí, tổ chức kháng chiến chống quân Lương xâm lược thắng lợi. Tiếp tục bảo vệ nền độc lập dân tộc trong một thời gian.

– Khúc Thừa Dụ: Lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền, lật đổ chính quyền nhà Đường. Cuộc khởi nghĩa thành công của Khúc Thừa Dụ đánh dấu sự thành công cơ bản của đấu tranh vũ trang so với thời Bắc thuộc, đặt cơ sở cho nền độc lập lâu dài của dân tộc.

– Ngô Quyền: Chỉ huy chiến thắng trận Bạch Đằng, đánh tan quân Nam Hán xâm lược. Chấm dứt vĩnh viễn chế độ phong kiến phương Bắc, mở ra một bước mới – kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

Chương II

Chương II. Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV

1. Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỷ X

– Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, lập chính quyền mới, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội). Mở đầu xây dựng nước nhà độc lập tự chủ.

– Năm 968, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi (Đinh Tiên Hoàng) đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Dời đô về Hoa Lư (Ninh Bình).

– Năm 981, Lê Hoàn lên ngôi, niên hiệu là Lê Đại Hành, đổi niên hiệu là Thiên Phúc (gọi là Tiền Lê).

– Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê là nhà nước quân chủ chuyên chế sơ khai, chính quyền trung ương có 3 ban: Ban Văn hiến; Ban võ thuật; Tăng lệnh cấm. Chia đất nước thành 10 đạo. Tổ chức quân đội theo chế độ công nông binh.

=> Thế kỷ X, nhà nước độc lập tự chủ theo chế độ quân chủ chuyên chế. Nó còn sơ khai, nhưng đã là một nhà nước độc lập, tự chủ của dân tộc ta.

2. Sự phát triển và hoàn thiện của nhà nước phong kiến đầu thế kỷ XI – XV

– Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, tức lập ra triều đại nhà Lý – Lý Thái Tổ.

– Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (nay là thủ đô Hà Nội).

– Năm 1045, Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt.

– Mở ra một giai đoạn phát triển mới của dân tộc.

a) Bộ máy nhà nước thời Lý, Trần, Hồ

– Đứng đầu nhà nước là vua, vua quyết định mọi việc quan trọng, giúp vua có các tướng, thượng thư, dưới là sàng, viện, đài.

– Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được hoàn thiện và hoàn thiện hơn.

– Cả nước được chia thành nhiều lộ, trấn do các vua (thời Lý) hoặc các cung vua (thời Trần, Hồ), đơn vị hành chính cơ sở là xã.

b) Bộ máy nước thời Lê sơ

– Năm 1428, sau khi đánh bại nhà Minh, Lê Lợi lên ngôi khôi phục Đại Việt, lập ra triều Lê (Lê sơ).

– Vào những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách hành chính lớn.

– Vua Lê Thánh Tông nhường chức tướng quân, đại thần để cai quản; trực tiếp làm tổng tư lệnh quân đội, cấm quân thành lập quân đội riêng.

– Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ có Thượng thư, bên cạnh bộ có Hàn lâm viện ( công văn), Viện Sử học Quốc gia. (biên soạn sử), Ngự sử đài (kiểm tra).

– Vua Lê Thánh Tông chia cả nước làm 13 đạo và tuyên làm 3 đạo: Đô Ty (quân sự), Hiến Ty (xét xử), Thừa Ty (hành chính); Dưới có phủ, huyện, châu (miền núi), xã.

– Khi giáo dục phát triển, người đỗ đạt làm quan, thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại.

c) Pháp luật và quân đội

– Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành Hình Thư (bộ luật đầu tiên). Nhà Trần có một bộ luật. Nhà Lê đã biên soạn một bộ luật hoàn chỉnh gọi là Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Pháp luật Bảo vệ quyền hành động của giai cấp thống trị, bảo vệ an ninh quốc gia và một số lợi ích chân chính của nhân dân.

– Quân đội: được tổ chức bao gồm các thành phần cấm quân (bảo vệ kinh thành), quân chính quy bảo vệ đất nước và ngoại binh (lộ binh). Được tuyển mộ dưới chế độ công nông binh.

d) Quan hệ bên trong và bên ngoài của hoạt động

– Về nội chính: Nhà nước quan tâm đến đời sống của nhân dân, quan tâm đoàn kết với đồng bào các dân tộc.

– Đối ngoại: Giữ quan hệ hữu nghị với nước lớn phương Bắc, đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đối với các nước láng giềng Chiêm Thành, Lào, Chân Lạp có lúc thân thiện, có lúc chiến tranh.

3. Xây dựng và phát triển kinh tế (thế kỷ XV – XV)

a) Nông nghiệp

– Thế kỷ X – XV là thời kỳ của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê. Đây là giai đoạn đầu của thế kỷ phong kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kỳ đất nước thống nhất. => Bối cảnh này rất thuận lợi để tạo điều kiện phát triển kinh tế.

– Diện tích đất đai ngày càng mở rộng là nhờ: Nhân dân tích cực khai hoang ở các đồng bằng sông lớn và ven biển. Các vua Trần truy phong các vương hầu, quý tộc đã lập nên các điền trang. Vua Lê ban ruộng đất cho quý tộc, quan lại cho phép quân điền. Thủy lợi được nhà nước quan tâm đầu tư mở rộng. Nhà Lý cho đắp những con đê đầu tiên.

– Năm 1248, nhà Trần cho đắp đê dọc các sông lớn từ nguồn đến cửa biển. Lập quan: Hà đê sứ trông coi đê điều => Làng xã được bảo vệ, sum họp

b) Thủ công mỹ nghệ

– Các nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, trang trí, thêu ren ngày càng phát triển, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Các nghề thủ công ra đời như Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương), Huê Cầu (Hưng Yên).

– Nhà nước lập quan lại (Sở công), tập trung thợ giỏi trong nước để sản xuất: tiền bạc, vũ khí, mũ áo cho vua quan, chỉ huy thuyền bè hoặc đóng góp xây dựng cung điện, dinh thự.

c) Thương mại:

– Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp trong điều kiện đất nước độc lập, thống nhất và mở rộng đã thúc đẩy thương nghiệp phát triển nhanh chóng.

– Chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên khắp nơi, là nơi nhân dân trao đổi sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp. Kinh đô Thăng Long trở thành một đô thị lớn (36 phố phường), trung tâm buôn bán và thủ công nghiệp.

– Ngoại thương khá phát triển, nhà nước cho xây dựng nhiều hải cảng để buôn bán với nước ngoài (Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa), Cần Hải (Nghệ An), Hội Thống (Hà Tĩnh), Thị Nại ( Bình Định) là vùng cảng thị quan trọng, vùng biên giới Việt – Trung cũng hình thành đặc điểm buôn bán các loại tơ lụa, giấy bút, hàng hiệu, vải vóc, ngà voi, vàng ngọc,… để trao đổi.

4. Những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm ở các thế kỷ X – XV

Kháng chiến/khởi nghĩa

Thời gian

Người chỉ huy

Chiến thắng tiêu biểu

Chống Tống thời Tiền Lê 980 – 981 Lê Hoàn Vùng Đông Bắc, sông Bạch Đằng
Chống Tống thời Lý 1075 – 1077 Lý Thường Kiệt Sông Như Nguyệt
Chống Mông – Nguyên thời Trần Lần 1: 1258 Trần Thái Tông Đông Bộ Đầu
Lần 2: 1285 Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo Tây Kết, Vạn Kiếp
Lần 3: 1287 – 1288 Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo Bạch Đằng
Khởi nghĩa Lam Sơn 1418 – 1427 Lê Lợi, Nguyễn Trãi Chi Lăng – Xương Giang

* Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm thế kỷ X – XV

– Lý do chiến thắng:

+ Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn và khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh.

+ Triều đình phong kiến chăm lo xây dựng quân đội, có chính sách chăm lo đời sống nhân dân, tạo sự gắn bó giữa nhân dân với triều đình.

+ Nghệ thuật cầm quân tài tình của các tướng giỏi.

– Ý nghĩa lịch sử:

+ Đánh bại âm mưu xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.

+ Đánh giá sức mạnh quốc gia, nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin của nhân dân.

+ Góp phần hun đúc truyền thống yêu nước kiên cường, bất khuất của dân tộc, để lại nhiều bài học quý báu cho thế hệ sau.

5. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc thế kỷ X – XV

a) Hệ tư tưởng, tôn giáo

– Nho giáo: Thời Lý, Trần, Nho giáo dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử. Tuy nhiên, Nho giáo không phổ biến trong nhân dân.

– Đạo Phật: Thời Lý – Trần được truyền bá rộng rãi và giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Nhà sư được triều đình tôn trọng và đôi khi tham gia vào các công việc của đất nước. Nhiều vua quan theo đạo Phật, bỏ tiền ra xây chùa, tháp chuông, tạc tượng, viết giáo lý nhà Phật. Chùa chiền xây khắp nơi, tu sĩ đông.

– Đạo giáo: Không phổ biến, pha trộn với tín ngưỡng dân gian, các đền thờ Đạo giáo được xây dựng.

b) Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học – công nghệ

– Giáo dục: Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1075, khoa thi đầu tiên được tổ chức ở kinh đô. Thế kỷ X – XV, giáo dục được hoàn thiện và phát triển, là nguồn đào tạo quan lại và nhân tài. Tác dụng của giáo dục đào tạo quan lại, hiền tài cho đất nước, nâng cao dân trí, Nho học không tạo điều kiện phát triển kinh tế.

– Văn học: Phát triển mạnh từ thời Trần, đặc biệt là Hán văn. Từ thế kỷ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển. Văn học thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ca vang những chiến công anh hùng, cảnh đẹp quê hương.

xe đẩy

– Kiến trúc phát triển chủ yếu vào thời Lý – Trần – Hồ thế kỷ X – XV theo hướng Phật giáo gồm tháp, tháp và chùa. Chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Phổ Minh. Ngoài ra còn có các công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của Nho giáo: Cung điện, kinh thành, kinh thành Thăng Long, thành nhà Hồ, tháp Chàm.

– Điêu khắc: bao gồm các tác phẩm điêu khắc, trang trí chịu ảnh hưởng Phật giáo và các bài bản Nho giáo nhưng vẫn có những nét độc đáo riêng.

– Nghệ thuật sân khấu: Ca, múa, nhạc dân tộc cổ truyền cùng với các cuộc đua tài như đấu vật, đua thuyền, đá cầu… Âm nhạc phát triển với nhiều loại nhạc cụ như trống cơm. , sáo, tiêu, đàn hạc, đàn tam thập lục, chiêng,…

d) Khoa học công nghệ: Đạt được thành phẩm có giá trị.

– Bộ sử: Đại Việt sử kí toàn thư của Lê Văn Hưu (chính sử nhà Trần); Nam Sơn Thực Lục, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Ngô Sĩ Liên).

– Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.

– Quân sự: Có Văn bản vắn tắt.

– Thể chế chính trị: Thiên Nam dư địa chí.

– Toán học: Lương Thế Vinh có công lớn trong toán học Pháp; Hình thành luật lệ của Vũ Hựu.

– Phép thuật: Hồ Nguyên Trừng chế tạo súng thần công, thu thập chiến công lầu các, thành nhà Hồ ở Thanh Hóa.

Chương III

Chương III. Việt Nam từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18

1. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp dựng nước, giữ nước (cuối thế kỷ XVIII)

a) Thống nhất đất nước:

– Giữa thế kỉ XVIII, bộ máy phong kiến ở cả Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc nên phong trào nông dân bùng nổ và bị đàn áp.

– Năm 1744, tại xứ Đàng Trong, chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền trung ương, nước ta bị chia cắt thành hai xứ. Chính quyền Đàng Trong khủng hoảng và suy yếu, đời sống nhân dân lầm than. Phong trào nông dân nổ ra ở Nam Kỳ.

– Năm 1771, khởi nghĩa nông dân ở Tây Sơn (Bình Định) do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng phát triển thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

– Năm 1786 – 1788, nghĩa quân tiến ra Bắc đánh đổ quân Lê – Trịnh, thống nhất đất nước.

b) Bảo vệ tổ chức quốc gia:

* Kháng chiến chống quân Xiêm 1785

– Sau khi chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm, vua Xiêm sai tướng 5 vạn quân thủy sang nước ta.

– Cuối 1784, chiếm gần nửa đất phương Nam, tung quân tiêu diệt quân Tây Sơn ở phần đất còn lại.

– Năm 1785, Nguyễn Huệ tổ chức trận phục kích Rạch Gầm – Xoài Mút (trên sông Tiền – Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.

=> Đây là trận đại thắng tiêu diệt gần 40 vạn quân Xiêm, thể hiện tài tổ chức, lãnh binh của Nguyễn Huệ, đánh vào mưu kế của quân Xiêm, nâng cao ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn.

* Kháng quân Thanh (1789)

– Vua Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh kéo sang nước ta. Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung dẫn quân ra Bắc. Trên đường dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hóa để chiêu mộ thêm quân.

– Đêm 30 Tết (25-1-1789), quân ta tấn công với tinh thần hiểu rõ chiếu chỉ của vua Quang Trung. Sau 5 ngày tiến công thần tốc, mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789, nghĩa quân Tây Sơn đã giành thắng lợi vang dội ở Ngọc Hồi – Đống Đa, tiến vào Thăng Long, đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.

Chương IV

Chương IV. Việt Nam nửa đầu thế kỷ 19

1. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (đầu thế kỷ 19)

a) Tổ chức bộ máy nhà nước

– Chính quyền trung ương được tổ chức theo mô hình thời Lê sơ với sự gia tăng quyền lực của nhà vua.

– Thời Gia Long chia nước ta thành 3 xứ: Bắc Thành, Gia Định Thành và các đồn binh (miền Trung) do triều đình trực tiếp cai quản.

– Năm 1831 – 1832, Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách hành chính chia cả nước thành 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là Toàn quyền, Tuần phủ hoạt động dưới sự quản lý của triều đình.

– Tuyển chọn quan lại: thông qua học vấn, khoa cử. Chế độ lương nhẹ theo quy định nhưng không có ruộng.

– Bộ luật ban hành Hình luật cung đình (Hoàng triều hình luật, Luật Gia Long) gồm 400 điều khoản hà khắc, quy định chặt chẽ phân biệt sự bảo hộ của nhà nước và trật tự phong kiến.

– Quân đội: được tổ chức tốt, trang bị đầy đủ nhưng lạc hậu, thô sơ.

– Ngoại giao: Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc), buộc Lào, Campuchia thần phục. Với phương Tây “đóng cửa” thì không thể chấp nhận thiết lập quan hệ ngoại giao.

b) Tình hình kinh tế:

– Nông nghiệp: nhà Nguyễn thực hiện chính sách tịch điền, khai thuế điền sản dưới nhiều hình thức. Nhà nước cũng bỏ kinh phí, vận động nhân dân tu sửa, đắp đê. Tôn trọng người dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn như cũ.

– Thủ công:

+ Thủ công nghiệp nhà nước: Tổ chức quy mô lớn, quan chức hành chính được xây dựng, sản xuất tiền và vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ). Nhà kho đóng tàu – gần với công nghệ máy hơi nước.

+ Thủ công trong nhân dân: Các nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước. Một nghề mới xuất hiện: vẽ tranh dân gian.

– Thương mại: Nội dung phát triển chậm do chính sách thuế của Nhà nước phức tạp. Ngoại thương: Nhà nước độc quyền buôn bán với các nước láng giềng như Trung Quốc, Xiêm La, Mã Lai. Hẹn hò với phương Tây, tàu các nước phương Tây chỉ có thể vào cửa ngõ Đà Nẵng.

c) Tình hình văn hóa – giáo dục

– Tôn giáo: Nho giáo độc tôn, hạn chế Thiên chúa giáo, tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển…

– Giáo dục: Nho học được củng cố, triều Nguyễn tổ chức thi Hương đầu năm 1807; Khoa thi đầu tiên được tổ chức vào năm 1822, nhưng không nhiều như những thế kỷ trước.

– Văn học: Hán văn kém phát triển. Văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.

– Sử học: Quốc sử quán lập nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương Ngô Cao Lãng, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức.

– Kiến trúc: kinh thành Huế, lăng tẩm, mộ thành các tỉnh, cột cờ Hà Nội.

– Nghệ thuật dân gian: không ngừng phát triển.

Xem thêm: Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh học có đáp án mới nhất 2023

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com