Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 có đáp án mới nhất 2023

Môn Tiếng Việt lớp 3 là môn học quan trọng giúp các em học sinh có thể truyền đạt ý của mình một cách rõ ràng và hiệu quả. Dưới đây là đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 có đáp án mới nhất 2023.

1. Nội dung cần ôn tập: 

Nội dung học môn Tiếng Việt lớp 3 bao gồm các chủ đề sau:

– Học chữ cái tiếng Việt và cách phát âm đúng

– Tập đọc các bài văn ngắn, đoạn văn ngắn và câu đơn giản để hiểu nội dung và rèn luyện kỹ năng đọc

– Học từ vựng mới, cách sử dụng từ ngữ trong câu văn đơn giản

– Tập viết chữ cái, từ và câu với đúng nét, đúng kích thước và cách trình bày đẹp

– Học cách đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi và diễn đạt ý nghĩa của mình qua các câu chuyện đơn giản

Xem thêm: Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 3 có đáp án mới nhất 2023

2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 có đáp án mới nhất 2023: 

2.1. Đề thi số 1:

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

Ông tổ nghề thêu

Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên, lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Theo Vũ Tú Nam

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

a. Tả cây gạo.

b. Tả chim.

c. Tả cây gạo và chim.

Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

a. Mùa hè.

b. Mùa xuân.

c. Vào hai mùa kế tiếp nhau.

Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào?

a. Ai làm gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai là gì?

Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

a. 1 hình ảnh.

b. 2 hình ảnh.

c. 3 hình ảnh.

Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?

a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.

c. Nói với cây gạo như nói với con người.

Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh nghe – viết

Cuộc chạy đua trong rừng

Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch…

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Đáp án đề 1: 

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

a

c

c

c

a

Điểm

0, 5 điểm

0, 5 điểm

0, 5 điểm

0, 5 điểm

1 điểm

Câu 6: Khi nào, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim? (1 điểm)

Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim khi nào?

(Hoặc: Bao giờ, ….Lúc nào ….., Tháng mấy,…. )

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (5 điểm)

– Bài viết trình bày đúng đoạn văn, mắc ít hơn 3 lỗi chính tả, chữ viết chưa đẹp: 3 điểm

– Bài viết trình bày đúng đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng: 4 điểm.

– Bài viết trình bày đúng đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đều nét: 4,5 điểm.

– Bài viết trình bày đúng đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp: 5 điểm.

* Lưu ý: Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm.

II. Tập làm văn (5 điểm)

– Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, nói về một việc làm tốt để bảo vệ môi trường. (khoảng 3 câu): 3 điểm.

– Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, đúng yêu cầu (khoảng 4 câu): 4 điểm.

– Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ: 4,5 điểm.

– Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ý: 5 điểm.

Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm phù hợp: 1- 2- 3- 4. Không cho điểm lẻ.

2.2. Đề thi số 2:

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

–  Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc bài thơ sau:

Ở NHÀ MÁY GÀ

Những chú gà công nghiệp

Thật khác chú gà nhà

Được ấp trong lò điện

Tự mổ vỏ mà ra

Người đầu tiên chú thấy

Áo choàng trắng thướt tha

Chắc là mẹ mình đấy!

Mẹ đẹp như tiên sa!

Anh em đông hàng ngàn

Chẳng biết ai ra trước

Chẳng biết ai là út

Chẳng ai đòi phần hơn!

Mẹ chiều cả ngàn con

Giải trấu thay đệm mới

Thắp đèn làm lửa sưởi

Máng ăn ăm ắp đầy

Gà mà chẳng ở chuồng

Cả dãy nhà rộng đẹp

Bè bạn cứ vàng ươm

Hát suốt ngày liếp nhiếp.

(Vân Long)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Những chú gà công nghiệp có đặc điểm gì khác so với chú gà nhà? (0,5 điểm)

A. Được ấp bằng lò điện, tự mổ vỏ mình để ra ngoài.

B. Được ấp bằng lò sưởi, tự mổ vỏ mình để ra ngoài.

C. Được ấp bằng lò điện, không tự mổ vỏ mình để ra ngoài.

Câu 2: Theo em, người mẹ mà chú gà nhắc đến trong khổ thơ 2 là nóivề ai? (0,5 điểm)

A. Mẹ gà mái.

B. Chị em của chú gà.

B. Cô công nhân.

Câu 3: Vì sao chú gà lại không biết ai ra trước, ai là út trong đàn gà?(0,5 điểm)

A. Vì trong đàn, có rất nhiều chú gà.

B. Vì trong đàn, anh em của chú gà đến từ rất nhiều nơi.

C. Vì trong đàn, những chú gà rất giống nhau nên chú không phân biệt được.

Câu 4:“Người mẹ” đã nuông chiều cả ngàn đứa con của mình như thế nào? (0,5 điểm)

A. Giải trấu, thắp lò sưởi và cho chúng ăn.

B. Giải trấu, thắp đèn sưởi và cho chúng ăn.

C. Giải chăn đệm, thắp đèn sưởi và dạy chúng hát.

Câu 5: Em thích nhất hình ảnh nào về chú gà trong bài thơ? Vì sao?(1 điểm)

Câu 6: Kể ra 2 điểm khác nhau giữa gà công nghiệp và gà nhà (ngoại trừ đặc điểm trong bài thơ đã nói đến).(1 điểm)

Câu 7: Chỉ ra câu thơ trong bài có sử dụng hình ảnh so sánh và điền vào bảng sau: (0,5 điểm)

Sự vật 1

Đặc điểm

Từ so sánh

Sự vật 2

 

Câu 8: Tìm từ có nghĩa giống với từ: rộng, tha thướt.(0,5 điểm)

Câu 9: Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm.(1 điểm)

Đàn gà có tất ca năm con. Nhìn chúng trông thật đẹp làm sao. Một màu lông con ngắn cun cơn nhưng lại rất đẹp. Chúng khoác trên mình một bộ lông màu vàng ươm, trông giống như là màu vàng cua rơm được phơi vậy.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Mênh mông mùa nước nổi

Những chuyến đò ngang sang sông dập dềnh, sóng sánh, xô nước tràn vào đồng. Những chiếc xuồng con bắt đầu ra đồng đi giăng câu, thả lưới. Những bụi bông điên điển vàng rực rỡ nghiêng nhành khi chiếc xuồng đi qua, như mời gọi ai đó vươn tay tuốt hái, như để sẻ chia thêm một món ăn đậm đà hương vị mùa nước nổi.

(Trần Tùng Chinh)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của emvề cảnh vật quê hương.

Gợi ý:

– Tên cảnh vật quê hương.

– Đặc điểm bao quát và đặc điểm nổi bật của cảnh vật.

– Điều em thích nhất (ấn tượng nhất) về cảnh vật.

– Cảm nghĩ của em khi ngắm nhìn cảnh vật.

Đáp án đề 2:

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

A. Được ấp bằng lò điện, tự mổ vỏ mình để ra ngoài.

Câu 2: (0,5 điểm)

B. Cô công nhân.

Câu 3: (0,5 điểm)

A. Vì trong đàn, có rất nhiều chú gà.

Câu 4: (0,5 điểm)

B. Giải trấu, thắp đèn sưởi và cho chúng ăn.

Câu 5: (1 điểm)

HS nêu được hình ảnh mình thích và đưa ra lí do.

Câu 6: (1 điểm)

– Điểm khác nhau giữa gà công nghiệp và gà nhà:

+ Gà công nghiệp được nuôi trong trang trại, khá chậm chạp, không nhanh nhẹn.

+ Gà nhà được thả tại vườn nhà, nhanh nhẹn.

Câu 7: (0.5 điểm)

Sự vật 1

Đặc điểm

Từ so sánh

Sự vật 2

Mẹ

đẹp

như

tiên sa

Câu 8: (0.5 điểm)

– rộng – to lớn.

– tha thướt – lả lướt/ thướt tha.

Câu 9: (1 điểm)

Đàn gà có tất cả năm con. Nhìn chúng trông thật đẹp làm sao. Một màu lông con ngắn cũncỡn nhưng lại rất đẹp. Chúng khoác trên mình một bộ lông màu vàng ươm, trông giống như là màu vàng của rơm được phơi vậy.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

– Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

+ 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

+ 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

– Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

+ Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

+ 2 điểm: nếu có 0 – 4 lỗi;

+ Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

– Trình bày (0,5 điểm):

+ 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

+ 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

– Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 8 đến 10 câu, nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

– Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Xem thêm: Đề thi học kì 2 môn Đạo đức lớp 3 có đáp án mới nhất 2023

3. Ma trận đề thi học kì 2 Tiếng việt 3 năm 2022-2023: 

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản:
– Xác định được hình ảnh, nhân vật, sự việc trong bài đọc.
– Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài học.
– Nhận xét, giải thích được hình ảnh, chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.
– Biết liên hệ những điều đã đọc được với bản thân và thực tế.

Số câu

2

2

1

1

4

2

Câu số

1, 2

3, 4

5

6

1,2,3,4

5,6

Số điểm

1

1

1

1

2

2

Kiến thức Tiếng Việt
– Tìm được một số từ ngữ chỉ sự vật, chỉ hoạt động, chỉ đặc điểm, chỉ tình cảm…
– Hiểu được cấu trúc câu kiểu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
– Trả lời câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì?
– Biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm.
– Nhận biết về phép nhân hóa.
– Hiểu được một số từ ngữ về mở rộng vốn từ thuộc chủ đề: Bầu trời và mặt đất, Tổ quốc và Sáng tạo….

Số câu

1

1

1

1

2

Câu số

7

8

9

7

8,9

Số điểm

0,5

0,5

1

0,5

1,5

Tổng số câu

Số câu

2

3

1

2

1

5

4

Tổng số điểm

Số điểm

1

1,5

0,5

2

1

2,5

3,5

Xem thêm: Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 3 có đáp án năm 2023

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com