Lưu trú là gì?
Để hiểu rõ hơn về địa chỉ lưu trú là gì, trước tiên ta cần nắm rõ khái niệm về lưu trú. Lưu trú là cụm từ được thay thế cho thuật ngữ “tạm trú vãng lai”. Với sự sự thay thế trên, nhằm giúp người dân có thể dễ dàng phân biệt hai khái niệm “cư trú” và “lưu trú”.
Lưu trú là hoạt động di chuyển của công dân Việt Nam đến và sinh sống tại một địa điểm, trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là nơi nằm ngoài phạm vi đăng ký hộ khẩu thường trú và tạm trú.
Tính pháp lý cơ sở lưu trú
Luật cư trú 2006, đã sửa đổi và bổ sung 2013. Lưu trú là hoạt động di chuyển ra ngoài phạm vi khu vực cư trú đã được đăng ký. Đặc biệt, họ không thuộc trường hợp phải đăng ký giấy tạm trú trong khoảng thời gian nhất định.
Chính vì thế, cá nhân hoặc tập thể lưu trú cần xác định rõ mục đích, thời gian đến và đi khỏi địa điểm lưu trú đó. Cơ sở pháp lý lưu trú nhằm đơn giản hóa quá trình làm thủ tục cho khách vãng lai. Khách vãng lai bao gồm du khách, người thăm bệnh, chữa bệnh,…Đồng thời, tạo điều kiện bảo vệ quyền và lợi ích tại nơi lưu trú.
Trong thời gian lưu trú, đơn vị có thẩm quyền có thể tiến hành quản lý dữ liệu cư trú tại địa phương. Có thể kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ hay dựa trên yêu cầu. Nếu phát hiện tình trạng không thông báo cư trú sẽ xử phạt nặng hành chính theo hướng dẫn theo Thông tư số 35/2014/TT-BCA cùng Nghị định 31/2014.
Địa chỉ lưu trú là gì?
Địa chỉ lưu trú là nơi thường trú hoặc tạm trú của mỗi công dân. Công dân Việt Nam chỉ được đăng ký địa chỉ lưu trí tại nơi sinh sống lâu dài và đảm bảo tính hợp pháp.
Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của cá nhân – tổ chức – đơn vị theo hướng dẫn của pháp luật. Trong trường hợp không xác định được nơi lưu trú dành cho công dân Việt Nam đó thì. Nơi cư trú là địa chỉ đang sinh sống được Công an phường – xã xác nhận.
Tóm lại, địa chỉ lưu trú là nơi ở của một người, có thể là thường trú hoặc tạm trú, nơi người đó đang sinh sống và hợp pháp.