Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ về tiểu đội xe không kính ngắn gọn

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là khúc hành ca người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, với nét hồn nhiên, sôi nổi trẻ trung của những người lính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về hoàn cảnh sáng tác Bài thơ về tiểu đội xe không kính, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tác phẩm. Mời các bạn tham khảo.

1. Tìm hiểu về nhà thơ Phạm Tiến Duật:

– Nhà thơ Phạm Tiến Duật (1941-2007)

– Quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

– Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ngày này), năm 1964 Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ kháng chiến cứu nước.

Sự nghiệp sáng tác:

Ông nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và được đánh giá là một trong những gương mặt tiêu biểu của nhà thơ trẻ Việt Nam trong thời kỳ này.

– Năm 1964, ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

– Sau đó, ông quyết định không tiếp tục với nghề mình đã chọn mà lên đường nhập ngũ, đó cũng là nơi ông sáng tác ra rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng.

– Năm 1970, ông đạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ, và ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam

– Hòa bình lặp lại, ông trở về làm tại ban Văn Nghệ tại Hội nhà văn Việt Nam và là Phó trưởng Ban Đối ngoại Nhà văn Việt Nam.

– Năm 2001, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật

– Năm 2007, ông được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhì.

– Năm 2012, ông nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn Học Nghệ thuật

+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Vầng trăng quầng lửa”, “Nhóm lửa”, “Tiếng bom và tiếng chuông chùa”…

– Phong cách nghệ thuật:

Thơ Phạm Tiến Duật mang màu sắc sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, hóm hỉnh và sâu sắc, đặc biệt sự ngang tàng đậm chất lính. Các tác phẩm của ông tập trung thể hiện hình ảnh người lính và thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó là những dấu ấn thời kỳ tham gia kháng chiến cứu nước của một nhà thơ cách mạng.

2. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính:

2.1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

Bài thơ “Tiểu đội xe không kính” in trong tập “Vầng trăng quầng lửa” (1970 ) là một trong những tác phẩm nổi bật của nhà thơ Phạm Tiến Duật, được sáng tác vào năm 1969 và đoạt giải Nhất cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ chức trong mùa xuân năm 1970.

Bài thơ nói về một đội xe không kính, với các chiến sĩ trẻ tuổi cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, vượt qua những chặng đường đầy gian nan để bảo vệ đất nước. Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã sử dụng ngôn ngữ đơn giản, gần gũi với đời sống thường ngày để diễn tả những cảm xúc, tâm trạng của những người lính trẻ tuổi đang trên đường đi xa. Bên cạnh đó, bài thơ cũng thể hiện sự khát khao về hòa bình và tình yêu đất nước của nhà thơ. Những hình ảnh về cánh đồng, đồi núi và những người lính đang hành quân đã được tả chi tiết, sống động như một bức tranh vẽ. Với bài thơ này, Phạm Tiến Duật đã khẳng định được giọng thơ riêng của mình, làm nổi bật tài năng và sự sáng tạo của mình trong thơ ca Việt Nam. Các tác phẩm của ông luôn mang tính chất đặc trưng của thời đại, tìm kiếm cái đẹp từ các sự kiện, biến cố cách mạng và chiến tranh.

Hoàn cảnh lịch sử đất nước:

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một tác phẩm thơ với tông điệu hào hùng, khỏe khoắn được sáng tác trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn, nơi mà những chiếc xe vận tải không kính vẫn ngày đêm bất chấp gian khổ và hi sinh để đưa hàng hóa, vũ khí, người và tinh thần đến tiền tuyến. Trong bài thơ, nhà thơ đã miêu tả chân dung của những người lái xe vận tải: họ ung dung tự tại, lạc quan sôi nổi, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, gắn bó tình đồng chí đồng đội và yêu thiết tha đất nước. Bài thơ trở thành tiếng hát quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ, góp phần thắp sáng hy vọng, tinh thần chiến đấu cho các tuyến đường Trường Sơn, nơi mà hàng ngàn người đã hy sinh vì độc lập và tự do của quê hương. Với những hình ảnh sống động, bài thơ của Phạm Tiến Duật đã trở thành một trong những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam về thời kì đánh giặc Mĩ, khẳng định vị thế của tác giả trong nền văn học Việt Nam và là một dấu mốc sáng tạo quan trọng của thơ Việt Nam.

2.2. Bố cục tác phẩm:

Bố cục bài thơ có thể chia thành 4 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “Như sa như ùa vào buồng lái”: Tư thế hiên ngang của người những người chiến sĩ lái xe.

– Phần 2: Tiếp theo đến “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”: Tinh thần lạc quan của người lính lái xe trước hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn trên chiến trường.

– Phần 3: Tiếp theo đến “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”: Tình đồng đội của những người lính.

– Phần 4: Còn lại: Lòng yêu nước và tinh thần quyết tâm chiến đầu vì miền Nam, vì tổ quốc.

2.3. Ý nghĩa nhan đề:

Phạm Tiến Duật đã có sự lựa chọn tên rất ý nghĩa khi đặt cho tác phẩm của mình là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Với việc sử dụng hai chữ “bài thơ” trong tên, ông muốn nhấn mạnh vào tính thơ ca của tác phẩm, đồng thời tôn vinh chất thơ cao đẹp được toả ra từ những khung cảnh chiến trường đầy gian khổ và đau thương.

Hình ảnh trung tâm của bài thơ là những chiếc xe không kính, một biểu tượng cho những khó khăn mà quân đội phải đối mặt trên tuyến đường Trường Sơn. Những chiếc xe này đã trải qua nhiều năm tháng bom đạn, khiến kính của chúng bị vỡ, nhưng đó lại chính là sự kiên cường, bền bỉ của quân đội Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bên cạnh đó, “tiểu đội” – đơn vị quân đội nhỏ nhất – cũng là một điểm nhấn trong tên của tác phẩm, nhằm tôn vinh tinh thần của những người lính lái xe trong cuộc chiến khốc liệt. Tác phẩm của Phạm Tiến Duật thực sự là một bản hồi kèn xung trận, kêu gọi sự đoàn kết, cùng nhau đánh bại kẻ thù để bảo vệ đất nước và dân tộc.

3. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính:

a. Tư thế thế ung dung hiên ngang của người lính

– 2 câu thơ đầu: nhấn mạnh tư thế hiên ngang, ung dung của người lính, họ dám nhìn thẳng vào khó khăn gian khổ không hề run sợ né tránh

– 4 câu thơ tiếp theo:

+ Phép nhân hóa “gió vào xoa”, “con đường chạy”

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “mắt đắng”

=> Hình ảnh tả thực cảm nhận của người lính với thế giới bên ngoài

+ “Thấy con đường chạy thẳng vào tim”: thể hiện tốc độ trên chiếc xe đang lao vun vút ra mặt trận.

=> Dù hoàn cảnh chiến tranh tuy khốc liệt nhưng người lính vẫn cảm nhận bằng một tâm hồn trẻ trung đầy lãng mạn, qua khung cửa, mọi vật dường như cũng muốn theo người lính ra chiến trường. Đây chính là chất thơ lãng mạng của cuộc chiến đấu ác liệt.

b. Tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ và tinh thần lạc quan, sôi nổi của người lính

+ Người lính phải đối mặt với bao khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết ở Trường Sơn như “bụi phun tóc trắng”, “mưa tuôn mưa xối”

+ Nhưng trong họ vẫn sáng ngời sự anh dũng đón nhận những khắc nghiệt “không có… ừ thì”: thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi hiểm nguy gian khó, coi đó như một yếu tố tất yếu trong cuộc sống chiến đấu

+ Người lính đối mặt với khó khăn gian khổ bằng giọng cười “ha ha”: thể hiện tinh thần lạc quan bất chấp hoàn cảnh.

+ Các từ láy tượng hình, tượng thanh “ha ha”, “phì phèo” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời của các anh. Đây là vẻ đẹp trong tâm hồn người lính, là chất thơ vút lên từ hiện thực chiến đấu thật đáng ngợi ca và trân trọng.

c. Tình đồng chí, đồng đội thắm thiết

– Bốn câu thơ khổ 5:

+ “Đã về đây họp thành tiểu đội”: Những chiếc xe từ gian khổ hiểm nguy cùng chung một nhiệm vụ, đã tập hợp thành “tiểu đội xe không kính”.

+ “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”: qua cái bắt tay, người lính tiếp thêm cho nhau sức mạnh, trao cho nhau tình đồng chí, đồng đội thắm thiết. Đây là hình ảnh thực, nhưng rất hóm hỉnh.

– 2 câu thơ đầu khổ 6:

+ “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời”: chiến tranh buộc họ phải dựng bếp ăn giữa “trời”, nhưng người lĩnh vẫn ung dung và coi đó như một lẽ tự nhiên.

+ “chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”: Chính tình đồng chí, đồng đội đã hóa tình cảm gia đình, cách người lính lái xe định nghĩa về gia đình thật giản dị và độc đáo. Hai tiếng “gia đình” nghe thật thiêng liêng chan chứa tình cảm, họ truyền cho nhau sức mạnh để chiến đấu.

– 2 câu thơ cuối khổ 6:

+ Điệp ngữ “lại đi” kết hợp với nhịp thơ như nhịp bước hành quân của các anh đến với những chặng đường mới.

+ Hình ảnh “trời xanh thêm”:  thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, chan chứa hi vọng, đó còn là hoán dụ về mong ước hòa bình.

d.  Lòng yêu nước và ý chí chiến đấu vì miền Nam

– 2 câu đầu: những hình ảnh chiếc xe “không kính”, “không đèn”, “không mui xe”, “thùng xe có xước”: khó khăn tăng thêm như muốn cản bước chân của người chiến sĩ

– 2 câu cuối

+ “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”: lời khẳng định chắc nịch bất chấp mọi gian khổ, khó khăn

+ “Chỉ cần trong xe có một trái tim” là hình ảnh hoán dụ, người lính lái xe nồng nàn yêu nước và sục sôi căm thù quân xâm lược và hình ảnh ẩn dụ về nhiệt huyết cách mạng, lòng trung thành, dũng cảm.

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com