Bộ đề đọc hiểu Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du (Có đáp án)

Chị em Thúy Kiều là một trong những đoạn trích hay nhất của đại thi hào Nguyễn Du khi miêu tả sắc đẹp cũng như trí tuệ của Thúy Vân và Thúy Kiều. Dưới đây là bài viết về Bộ đề đọc hiểu Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du (Có đáp án)

1. Đề đọc hiểu Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du (Có đáp án) hay nhất:

Cho đoạn thơ sau:

Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân

1.1. Em hiểu thế nào về hình tượng “thu thủy”, “xuân sơn”. Cách nói “làn thu thủy, nét xuân sơn” là cách nói ẩn dụ hay hoán dụ? Vì sao?

Trong đoạn trích của”Truyện Kiều”, tác giả Nguyễn Du sử dụng những hình ảnh tươi đẹp và tinh tế để miêu tả về nhan sắc của nhân vật chính Thúy Kiều. Ông dùng biện pháp ẩn dụ để gợi lên hình ảnh của cô gái, như “thu thủy” để mô tả đôi mắt trong sáng, long lanh và linh hoạt như nước mùa thu, và “xuân sơn” để miêu tả lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân. Những hình ảnh này mang lại cho người đọc một cảm giác tươi mới, đẹp đẽ và tinh khiết khi tưởng tượng về nhan sắc của Thúy Kiều.

1.2. Dụng ý của tác giả trong câu “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”? Theo em có nên thay thế từ “hờn” bằng từ “buồn” được không?

Tác giả sử dụng câu “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” để diễn tả vẻ đẹp tuyệt vời của Thúy Kiều, một người phụ nữ đẹp đến kinh ngạc. Sự ghen tị của hoa và sự hờn giận của liễu đều phản ánh tính cách phức tạp của nhân vật này. Nguyễn Du không chỉ đơn thuần miêu tả vẻ đẹp bên ngoài của Thúy Kiều, mà còn thể hiện sự tò mò, đố kị, sự ngưỡng mộ và say mê của người xung quanh trước vẻ đẹp đó. Sức hút của vẻ đẹp của Thúy Kiều đến mức đáng kinh ngạc và có sức mê hoặc, sức lôi cuốn đến lạ thường. Điều này được thể hiện qua sự kết hợp của các từ ngữ tạo nên hình ảnh sống động của cảnh hoa và liễu, cùng với màu sắc và sức sống của tự nhiên. Việc sử dụng từ “hờn” thay vì từ “buồn” cũng rõ ràng thể hiện được tính chất ghen tị, đố kị và nguy hiểm của tự nhiên trước vẻ đẹp độc đáo của Thúy Kiều, điều mà từ “buồn” không thể làm được.

1.3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh và nêu tác dụng của phép tu từ đó:

Biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu thơ: Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh là biện pháp Ẩn dụ, nhân hóa. Thông qua các từ Hoa ghen và liễu hờn tác giả sử dụng biên pháp ẩn dụ và nhân hóa khiến cho thiên nhiên là hoa và liễu có hồn, có trạng thái như con người. Hoa biết ghen còn liễu thì biết hờn với sắc đẹp của nhân vật Thúy Kiều.

⇒ Ngoài ra các trạng thái ghen hờn, báo hiệu sự đố kị ghen ghét, dự báo một số phận, cuộc đòi éo le, đau khổ của nhân vật Thúy Kiều.

1.4. Tìm một thành ngữ có trong đoạn thơ:

Thành ngữ: nghiêng nước nghiêng thành.

Thành ngữ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến thiên nhiên cũng phải nghiêng mình công nhận chứ không nói gì đến riêng con người.

2. Đề đọc hiểu Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du (Có đáp án) ngắn gọn:

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

Câu 1: Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

Nội dung chính của đoạn thơ là chân dung của người em Thúy Vân. Nguyễn Du đã khéo léo thể hiện vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn của người con gái đang độ tuổi trăng tròn. Ở Thúy Vân cũng khẳng định ngay từ đầu ở câu thơ đầu với tiên điểm hơn người, đó là Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp đoan trang, nhân hậu nhưng đặc biệt là trang trọng khác người. Rồi sau đó tác giả tiếp tục hiện thực hóa vẻ đẹp của Thúy Vân ở khuôn mặt tròn, rạng ngời như trăng rằm về đêm, còn cặp lông mày thì cân đối, sắc nét như con ngài.

Câu 2: Các chi tiết “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt “, “mây thua”, “tuyết nhường” cho ta thấy tác giả đã sử dụng bút pháp gì để miêu tả nhân vật.

Các chi tiết “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt “, “mây thua”, “tuyết nhường” cho ta thấy tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá để miêu tả Thúy Vân. Nguyễn Du đã phóng ngòi bút của mình thành những nét vẽ cụ thể về chân dung và vẻ đẹp của nhân vật Thuý Vân.

Chính vẻ đẹp của Thúy Vân mang vẻ đẹp hài hòa, đoan trang trong khuôn khổ phong kiến ​​nên được tạo hóa thiên nhiên chấp nhận khiến: “tuyết nhường”, “mây thua”. Không ai nhìn ra được tính cách và cuộc đời của nhân vật: tính cách điềm tĩnh, điềm đạm; cuộc đời: bình yên không sóng gió.

Câu 3: Nhận xét về nhan sắc và tính cách của Thúy Vân

Ngay câu thơ đầu tiên, tác giả đã tóm gọn phong cách và vẻ đẹp của Thúy Vân bằng hai chữ “trang trọng”. Đó là vẻ đẹp quý phái, cao sang, ung dung và trang nghiêm. Tiếp tục sử dụng bút pháp ước lệ, nhà thơ so sánh vẻ đẹp của nàng Thúy Vân với những hình ảnh đẹp nhất của vũ trụ, thiên nhiên như: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc.

Có thể nói, dưới ngòi bút miêu tả của nhà thơ, chân dung mỹ nhân của Thúy Vân hiện lên thật tuyệt đẹp, toàn diện từ khuôn mặt, nụ cười, đôi mày đến lời nói, nước da, mái tóc. Tất cả đều hiện lên cụ thể, sinh động như một bức tranh, nổi bật trước mắt đọc giả. Đó là chân dung một thiếu nữ với khuôn mặt đầy phúc hậu như ánh trăng ngày rằm; lông mày sắc sảo, thanh tú như con ngài (là đôi lông mày mắt phượng); miệng cười tươi như bông hoa đang nở; giọng nói cất lên ngọc ngà, trong trẻo; tóc đen bóng hơn cả áng mây; làn da trắng mịn hơn cả bông tuyết.

3. Đề đọc hiểu Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du (Có đáp án)  hay và chọn lọc:

Cho đoạn thơ sau:

Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

Câu 1: Bốn câu thơ trên thuộc tác phẩm nào? Nằm ở vị trí nào của tác phẩm? Của tác giả nào? Giới thiệu đôi nét về tác giả.

Bốn câu thơ trên thuộc đoạn trích Chị em Thúy Kiều trích trong thiên truyện mang tên Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, đoạn trích nằm tại phần mở đầu của phần thứ nhất gặp gỡ và đính ước giữa Thúy Kiều và Kim Trọng.

Nguyễn Du được biết đến nhiều nhất với Truyện Kiều nhưng sự nghiệp thi ca của ông còn vượt xa hơn 3.254 câu thơ trong thiên sử thi của ông.

Ông viết bằng chữ Hán cổ điển, vốn là nét học thuật của các bậc sĩ phu thời bấy giờ. Ba tập thơ chữ Hán của ông gồm: Thanh Hiên thi tập (1786-1804), Nam phong thi tập (1805-1812) và Bắc hành thi tập (1813-1814).

Sinh ra trong một gia đình quan lại quyền cao chức trọng, tầm vóc của ông vào thời điểm Việt Nam có nhiều biến động và những mất mát cá nhân đã khiến ông trở thành nhà thơ của những người kém may mắn, thiệt thòi và yếu thế hơn trong xã hội.

Nguyễn Du mất cả cha lẫn mẹ từ năm 13 tuổi, ở với anh trai. Sống qua những năm suy tàn của nhà Hậu Lê, ông đã cho mình 10 năm để suy nghĩ trước khi quyết định phục vụ cho triều Nguyễn sau này .

Ông cũng làm thơ bằng chữ Nôm , chữ Quốc ngữ dựa trên chữ Hán. Chữ Nôm là một nỗ lực để thoát khỏi kỷ luật nghiêm ngặt và biệt ngữ của truyền thống văn học Hán cổ điển.

Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm nhưng được nhiều người thuộc lòng, kể cả những người mù chữ ở nông thôn.

Một kiệt tác khác của Nguyễn Du là  Gọi hồn phiêu bạt, một bài cầu siêu rơi nước mắt tiếc thương những người chết oan, không người thờ cúng, hóa kiếp lưu lạc.

Câu 2: Nội dung chính của 4 câu thơ trên

Bốn câu thơ mở đầu là cái nhìn khái quát về hai chị em Thúy Kiều – Thúy Vân.

Câu 3: Chỉ ra từ Thuần Việt và từ Hán Việt trong những câu thơ trên? Tác dụng của việc sử dụng từ đó là gì?

Các từ Thuần Việt và từ Hán Việt trong những câu thơ trên:

– Từ Thuần Việt: ả

– Từ Hán Việt: tố nga

=> Tác dụng của việc sử dụng các từ Thuần Việt và từ Hán Việt trong những câu thơ trên đó là: tạo nên một vẻ đẹp vừa trang trọng, vừa dịu dàng của chị em Thúy Kiều

Câu 4: Giải thích cụm từ “ mai cốt cách, tuyết tinh thần”? Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật gì?

– Mai cốt cách để chỉ cốt cách thanh tao, trang trọng và vẻ ngoài mảnh dẻ như cây mai.

– Tuyết tinh thần: trong trắng trong tinh thần, khôi nguyên như tuyết trong phẩm chất.

=> Câu thơ sử dụng biện pháp ước lệ tượng trưng để khắc họa vẻ đẹp đạt mức hoàn hảo của chị em Thúy Kiều.

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com