Hình tượng người tía nuôi của An là một nhân vật đặc biệt, với lòng dũng cảm và tình thương yêu dành cho An. Thông qua hình tượng nhân vật này, tác giả ngợi ca tình cảm gia đình thiêng liêng, thắm thiết và tình người. Bài viết dưới đây hướng dẫn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong văn bản Đi lấy mật. Mời các bạn tham khảo.
1. Dàn bài hướng dẫn Cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong văn bản Đi lấy mật:
1.1. Mở đoạn:
– Giới thiệu tác giả, và đoạn trích “Đi lấy mật”.
– Giới thiệu khái quát về nhân vật tía nuôi của An.
1.2. Thân đoạn:
Hoàn cảnh:
– Hai cha con đang nghỉ ngơi dưới gốc cây tràm sau khi đãlấy mật đầy hai thùng sắt.
– Bỗng nhiên, có tiếng máy bay của quân Pháp trên bầu trời.
Đặc điểm của nhân vật người cha, là người cha luôn tràn ngập tình yêu thương đối với con.
– Nghe tiếng bom dội xuống rừng, ông ra sức bảo vệ An.
– Nhanh chóng cùng An chạy thoát thân trước cuộc tàn sát của quân thù.
Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
– Cách xây dựng nhân vật thông qua lời nói và hành động cụ thể, sinh động
– Sử dụng ngôn ngữ địa phương, bình dị, nhằm nhấn mạnh vào sự chất phác của người nông dân miền Tây.
Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật:
– Thông qua nhân vật người tíanuôi của An, tác giả thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca tình cảm gia đình thiêng liêng, gắn kết.
1.3. Kết đoạn:
– Kháiquát về hình tượng nhân vật Tía của An.
2. Cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong văn bản Đi lấy mật hay nhất:
Khi mỗi lần được đọc lại đoạn trích “Rừng cháy”, trong lòng tôi tôi cảm xúc lại ùa về mà xúc động bởi vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật người tía nuôi. Nếu trong “Đi lấy mật”, nhân vật được xây dựng với vẻ ngoài khỏe khoắn của một người nông dân chuyên đi rừng mà không biết thấm mật thì ở trong đoạn trích này, ông lại được xây dựng với hình tượng một người cha thương con vô bờ bến. Để làm nổi bật hơn chi tiết này, tác giả đã đặt ông vào một tình thế hiểm nghèo với đầy rẫy rủi ro. Hai cha con đang nghỉ trưa tại một gốc cây cây tràm trong không khí tĩnh lặng, nhưng sau khi lấy mật thì bất giác nghe thấy tiếng của động cơ máy bay kêu gào rú, âm thanh tĩnh lặng của rừng núi đại ngàn bỗng nhiên bị phá vỡ bởi tiếng máy bay. Ở trong hoàn cảnh đó, tình cảm cha con mà ông dành cho bé An đã trở thành điểm tựa giúp cho hai cha con có thể. Vượt qua được sự càn quét của máy bay kẻ thù trên không. Để tránh khỏi làn mưa bom đạn lạc đang nã xuống rừng, ông nhanh trí đẩy con nằm gí xuống cỏ, rồi ông hành động vô cùng thận trọng và bình tĩnh, nhắc con không được ngóc đầu. Hai chữ “nghe con” từ ông chan chứa biết bao nhiêu tình thương. Bằng cách xây dựng nhân vật qua lời nói và hành động cụ thể, nhà văn đã đem đến cho người đọc cảm nhận về sự nhân hậu, dũng cảm và can trường của người tía nuôi. Dường như, chính tình yêu thương chân thành đã giúp con người vượt qua được những hiểm nguy. Từ ngữ địa phương cũng góp phần khắc họa sự chất phác, hồn hậu của người nông dân miền Tây, đại diện là người tía của An. Thông qua tác phẩm, tác giả bày tỏ thái độ trân trọng, ngợi ca tình cảm gia đình thiêng liêng.
3. Cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong văn bản Đi lấy mật ý nghĩa nhất:
Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi rất ấn tượng với nhân vật tía nuôi của An. Dù chỉ được miêu tả qua vài chi tiết đơn giản, nhưng chúng ta vẫn có thể hình dung được một con người từng trải, giàu tình cảm và yêu thương. Khi dẫn An vào rừng, ông luôn đi trước để chỉ đường. Ông thường vung tay lên và dùng dao rừng sắc để cắt bỏ những cành cây gai đang cản trở đường đi, để đảm bảo An đi được dễ dàng. Khi thấy An mệt mỏi, ông đã dừng lại để các con có thể ăn cơm và nghỉ ngơi. Ông luôn quan tâm đến sức khỏe và cảm xúc của các con và dành cho họ tình yêu thương đầy tràn.
4. Cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong văn bản Đi lấy mật ấn tượng nhất:
Trong đoạn trích “Rừng cháy”, nhà văn Đoàn Giỏi đã để lại cho độc giả những ấn tượng sâu đậm về hình ảnh người tía nuôi của cậu bé An. Tác giả đã đặt nhân vật vào trong hoàn cảnh vô cùng cấp bách và nguy hiểm, sau khi lấy đầy mật vào hai thùng, hai cha con ngồi nghỉ dưới gốc cây tràm. Bé An đang thả hồn, mơ màng tận hưởng trong cánh rừng đại ngàn ngày nắng lên thì không khí lặng yên của núi rừng bỗng bị xáo động bởi tiếng máy bay gào rú. Ba chiếc tàu bay cứ thấp dần rồi nã đạn liên hồi xuống rừng khiến hai cha con An không khỏi đinh tai nhức óc. Chính trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” này, người tía nuôi hiện lên với tất cả tình yêu thương dành cho con, An tuy không phải con ruột của ông, nhưng ông vẫn luôn bảo vệ, che chở. Thấy nguy hiểm ập đến, ông ra sức gọi, liên tục nhắc nhở “đừng ngóc đầu dậy nghe con”, nhìn thấy con loay hoay tiếc hai thùng mật, ông quát to “Chạy thoát thân đã!”. Đó là những tình cảm chân tình mà ông dành cho đứa con nuôi. Để làm nổi bật tình yêu thương đó, tác giả xây dựng nhân vật bằng lời nói và hành động cụ thể. Ngoài ra, những từ ngữ địa phương được Đoàn Giỏi đưa vào tác phẩm đã làm nổi bật đặc điểm của người dân miền Tây hồn hậu, chất phác, bình dị. Thông qua hình ảnh người tía nuôi của bé An, nhà văn muốn thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca tình cảm gia đình thiêng liêng, gắn kết.
5. Cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong văn bản Đi lấy mật ngắn gọn nhất:
Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, nhân vật tía nuôi của An là người mà tôi yêu thích nhất. Ông là một người giàu kinh nghiệm, từng trải trong công việc “ăn ong”, và khu rừng rộng lớn không làm khó được ông. Ông luôn đi trước để dẫn đường và những hành động như dùng dao rừng sắc phá để cắt bỏ những cành cây gai đang cản trở đường đi cho thấy ông rất quen thuộc với khu rừng này. Ông có thể đoán được hướng gió hay tìm được nơi ong làm tổ.
Bên cạnh đó, tía nuôi của An cũng là một người cha giàu tình yêu thương, rất quan tâm đến con cái. Khi thấy An mệt mỏi, ông đã dừng lại để các con có thể ăn cơm và nghỉ ngơi. Ông luôn lắng nghe tiếng thở của các con và biết khi nào nên dừng lại. Ông bảo các con dừng lại và nghỉ ngơi cho đến khi An đỡ mệt và ăn cơm xong mới tiếp tục đi.
Tuy chỉ được miêu tả qua vài chi tiết đơn giản, nhưng nhân vật tía nuôi của An đã hiện lên rất đầy đủ và gợi lên trong tôi nhiều ấn tượng. Nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích “Đi lấy mật” đã để lại cho tôi một ấn tượng sâu sắc. Dù chỉ được tác giả khắc họa qua vài chi tiết đơn giản nhưng nhân vật này đã vô cùng thân thiết và đầy tình cảm.
6. Cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong văn bản Đi lấy mật 10 điểm:
Người tía nuôi trong đoạn trích “Rừng cháy” đã để lại cho em nỗi xúc động trước tình cảm cha con gần gũi, thiêng liêng trong những năm tháng kháng chiến ác liệt của dân tộc. Người tía hiện lên với tình yêu thương vô bờ dành cho cậu bé An, mặc dù bé không phải con ruột nhưng ông vẫn luôn bảo vệ, chở che cậu trước lần càn quét của địch ở rừng. Để làm nổi bật đặc điểm của nhân vật, tác giả Đoàn Giỏi đã đặt tía nuôi vào hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, môt hôm, khi hai cha con vào rừng lấy mật. Rừng núi đại ngàn “hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng”, hai cha con đang nghỉ trưa dưới gốc tràm thì bầu không khí tĩnh lặng bị phá vỡ bởi “tiếng động cơ gào rú chuyển động rung trời”, ba chiếc tàu bay của địch đang nã từng đợt súng và thả bom xuống rừng, tía nuôi nhanh chóng gọi “An ơi! Nằm xuống mau. Chẳng chờ con đáp lại, ông vội đẩy con nằm gí xuống cỏ, bảo An “đừng ngóc đầu dậy nghe con!”, chính hành động bảo vệ con của ông diễn ra vô cùng nhanh chóng và dứt khoát, càng làm nổi bật sự dũng cảm và tình yêu thương vô bờ đối với An. Bên cạnh đó, mỗi lời nói như “An ơi!”, “Chắc là bom lép, đừng ngóc đầu dậy nghe con!”, “Giặc đốt rừng, con ơi!”, mỗi câu nói đều chan chứa biết bao thương mến của ông dành cho người con chẳng phải máu mủ ruột rà. Nhìn thấy thằng bé tiếc hùi hụi thùng mật mà cả hai cha con phải vất vả lấy được, ông quát lớn “Chạy thoát thân đã!”, rồi “vất cái nón đang đội trên đầu xuống, tay chỉ cầm chiếc nỏ lôi tôi chạy ngược hướng gió, nơi ngọn lửa bắt đầu tràn đến chúng tôi” để kéo An khỏi chỗ nguy hiểm. Hình ảnh người tía nuôi với sự gan dạ, chất phác và giàu tình yêu thương đã được nhà văn xây dựng thông qua từng lời nói, hành động cụ thể. Trong tác phẩm, tác giả còn sử dụng hệ thống từ ngữ địa phương giàu sắc thái biểu cảm nhằm khắc họa sự chất phác, hồn hậu, bình dị của người miền Tây. Có thể thấy, tình yêu thương của tía nuôi đã giúp An vượt qua được nỗi sợ hãi trước cái chết cận kề và thông qua đó, tác giả bày tỏ thái độ trân trọng, ngợi ca tình cảm gia đình thiêng liêng.