Mẫu bản kiểm điểm học sinh hút thuốc lá, hút thuốc lá điện tử

Hành vi hút thuốc lá và thuốc lá điện tử là hành vi bị nghiêm cấm với đối tượng học sinh. Do vậy, việc hút thuốc lá trong nhà trường có thể bị kiểm điểm và kỷ luật. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn học sinh viết bản kiểm điểm khi vô tình vi phạm hành vi hút thuốc lá

1. Bản kiểm điểm học sinh hút thuốc lá điện tử chuẩn nhất:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

…………., Ngày……..tháng…..năm……..

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Kính gửi:

Ban giám hiệu trường…………..

– Thầy/cô giáo chủ nhiệmlớp: …………………………………….

Tên em là: ………………………………………………….. Học sinh lớp: ………….

Trường: ……………………………………………………………………………………

Em viết đơn này xin tự kiểm điểm lại hành vi của mình như sau:

Vào thứ…. Ngày…., tháng….., năm……, căn cứ theo nội quy và quy chế Trường:…………..

Do không có tính tự chủ và tự kiềm chế, em đã bị một số anh chị khóa trên rủ rê, lôi kéo sử dụng thuốc lá điện tử. Vì bản tính tò mò và hiếu thắng, nên em đã không tự chủ được bản thân và đã sử dụng thuốc lá trong phạm vi nhà trường. Ngày …. Em bị thầy/ cô bắt được trong nhà vệ sinh và buộc bị kỷ luật theo quy chế Nhà trường.

Em tự nhận thấy hành vi của bản thân là sai trái. Tuy nhiên, nhờ có sự nhắc nhở của thầy cô và bạn bè trong lớp mà em đã nhận ra lỗi lầm của bản thân. Em viết đơn này, rất kinh mong nhận được sự cô tha thứ, khoan hồng cho sự dại dột của em và cho em cơ hội để sửa sai. Em hứa sẽ không tái phạm nữa và sẽ thay đổi để trở thành một học sinh ngoan, không phụ lòng thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn!

Chữ ký phụ huynh

Người viết đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

2. Bản kiểm điểm học sinh hút thuốc lá chính xác nhất:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM

Kính gửi:

– Ban giám hiệu trường……………..
– Giáo viên chủ nhiệm lớp………….

Em tên là:………………………. Học sinh lớp:…………………………………………………………..

Nơi ở:……………………………………………………………………………………………………………..

Họ tên cha:………………….. Số điện thoại:……………………………………………………………..

Họ tên mẹ:…………………. Số điện thoại:………………………………………………………………

Căncứ theo quy định và nội quy Trường:……………………………………………….

Em viết đơn này xin kiểm điểm lại hành vi của bản thân như sau:

Vào ngày…..tháng…..năm…… Em có hành vi sử dụng thuốc lá trong khu vực trường học.

Nội dung vi phạm: Do bản tính tò mò, em không tự kiềm chế được bản thân nên đã thử mua thuốc lá và hút thử. Khi bị thầy/ cô:………………. bắt gặp và nhắc nhở, em đã thấy vô cùng hối hận và tự trách bản thân.

Em biết hành vi của mình là vi phạm nghiêm trọng nội quy và quy chế của Nhà trường, vi phạm bản cam kết mà em đã ký vào đầu năm học. Rất mong nhận được sự khoan hồng và tha thứ của Thầy/ Cô và Nhà trường về hành vi dại dột của mình. Em xin hứa sẽ không tái phạm nữa và sẽ thay đổi để trở thành một học sinh ngoan, không phụ lòng thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn!

 

……………., ngày…..tháng……năm…….

Phụ huynh học sinh

(ký và ghi rõ họ tên)

Người viết kiểm điểm
(Ký, ghi rõ họ tên)

3. Bản kiểm điểm là gì? 

Bản kiểm điểm là một mẫu văn bản do cá nhân tự viết với mục đích đánh giá, nhìn nhận, xem xét lại các hành vi của chính bản thân khi mắc lỗi sai vi phạm các quy chế quy định tại đơn vị doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước, đánh giá, kiểm điểm lại những thiếu sót hay những thành tựu đã làm được trong một năm hay một thời gian theo quy chế nội bộ của đơn vị. Đồng thời, đưa ra những phương hướng giải quyết và định hướng kế hoạch cho bản thân trong quá trình sắp tới.

Trên thực tế hiện nay, có một số mẫu biên bản kiểm điểm phổ biến được sử dụng bao gồm:

– Mẫu biên bản kiểm điểm của học sinh, sinh viên khi vi phạm các nội quy, quy chế của nhà trường.

– Bản kiểm điểm của Đảng viên quy định theo mẫu chi tiết tại Hướng dẫn 21-HD/BTCTW năm 2019.

– Mẫu bản kiểm điểm của cán bộ, công chức, viên chức: được ban hành trong Nghị định số 90/2020/NĐ-CP.

4.  Vai trò của bản kiểm điểm:

Bản kiểm điểm thường được sử dụng trong nhà trường để đánh giá tình trạng của học sinh, thường được học sinh sử dụng để đánh giá và tự nhận xét về những lỗi lầm, khuyết điểm của bản thân hay những vi phạm với nội quy của tổ chức, nhà trường. Bản kiểm điểm dùng cho đối tượng học sinh để chúng tự nhận thấy, soi xét lại mình để khắc phục và sửa lỗi chứ không áp đặt hình thức phạt đối với hành vi phạm lỗi.

Bản tự kiểm điểm của học sinh thường được sử dụng trong 02 trường hợp:

+ Kiểm điểm được yêu cầu khi học sinh có hành vi vi phạm nội quy nhà trường như: đánh nhau, hút thuốc, không học bài, gây mất trật tự lớp học,…

+ Kiểm điểm cuối năm, cuối học kỳ để học sinh tiến hành tự đánh giá, tổng kết thành tích, kết quả đạt được; ưu, nhược điểm của bản thân trong một năm học tập.

Trong trường hợp khác, bản kiểm điểm được sử dụng trong cơ quan, công ty đối với cá nhân nhân viên, công thức để đánh giá, nhận định về những việc làm của họ với công việc, với công ty, việc gì làm chưa được, việc gì làm gây ảnh hưởng đến công ty. Hình thức này thường được sử dụng để cá nhân tự nhìn nhận về lỗi, trách nhiệm về mình và khắc phục. Đôi khi, kiểm điểm được sử dụng cho đảng viên nhằm tự nhận xét về những ưu điểm, phẩm chất, đạo đức lối sống, những khuyết điểm của đảng viên còn tồn tại, để từ đó đưa ra phương hướng khắc phục… 

5. Hành vi hút thuốc lá điện tử/ thuốc lá với học sinh:

Hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử là một việc không tốt cho cả sinh lý lẫn tâm lý của con người, nhất là ở lứa tuổi học sinh. Chính vì vậy, vào đầu năm, Nhà trường thường yêu cầu học sinh thường phải viết Bản cam kết không sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử trong trường học hoặc xin hứa sẽ tuân thú nội quy nhà trường, trong đó có quy định nghiêm cấm hút thuốc lá.

Hành vi hút thuốc là ở lứa tuổi học sinh cũng được xem là bị cấm. Theo căn cứ Điều 37 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, có quy định về các hành vi học sinh không được làm bao gồm:

–  Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên, thì học sinh không được phép sử dụng thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử. Ngoài ra, quy định về việc học sinh không được hút thuốc còn được đưa vào trong nội quy và quy chế của hầu hết các trường học.

6. Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm học sinh:

Cách viết bản tự kiểm điểm là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đặc biệt là đối với học sinh, những người bị yêu cầu viết bản kiểm điểm lại những hành vi/ hành động nào đó. Tùy thuộc vào lý do viết bản kiểm kiểm mà cách viết nội dung bản kiểm điểm có thể là khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, một bản kiểm điểm đầy đủ cần có những nội dung sau: 

– Quốc hiệu, tiêu ngữ:

+ Quốc hiệu: Viết bằng chữ in hoa, in đậm và trình bày căn giữa trang giấy.

+ Tiêu ngữ: Căn giữ trang giấy, ngay bên dưới phần Quốc hiệu, viết in hoa những chữ cái đầu tiên “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”.

+ Tuy nhiên trong trường hợp bản kiểm điểm danh cho Đảng viên hay trong cơ quan nên căn Quốc hiệu, tiêu ngữ ở 2/3 trang giấy theo chiều từ bên trái qua.

– Tên của Bản kiểm điểm: Căn giữa trang, in hoa, in đậm.

– Phần Kính gửi: Ghi rõ bản kiểm điểm gửi cho ai, tên người nhận.

– Thông tin người viết bản kiểm điểm:

+ Họ và tên: Viết in hoa, chữ đứng.

+ Ngày tháng năm sinh: ghi rõ ngày/tháng/năm.

+ Giới tính: Nam/Nữ.

+ Học sinh lớp: Ghi rõ cả chữ và số của lớp học, ghi tên trường.

– Trình bày nội dung viết bản kiểm điểm:

+ Phần này cần lưu ý trình bày một cách ngắn gọn và theo trình tự thời gian lần lượt của sự việc.

+ Phần nội dung và nguyên nhân viết bản kiểm điểm cần trình bày chi tiết, cụ thể, mạch lạc và đúng sự thật.

– Nhận thức vấn đề và lời cam kết:

Nhận biết được những khuyết điểm, lỗi vi phạm của bản thân, từ đó nêu lên cách khắc phục, lời cam kết của bản thân đối với những hành vi tương tự trong tương lai.

– Lời cảm ơn: Lời cảm ơn gửi tới người tiếp nhận bản kiểm điểm.

– Ngày/tháng/năm viết bản kiểm điểm: căn bên mép phải tờ giấy, ngay trên phần ký tên.

– Chữ ký của người viết bản kiểm điểm và ý kiến, chữ ký của phụ huynh:

Phần này đặc biệt lưu ý, ý kiến của phụ huynh phải là chữ ký và ý kiến thật của phụ huynh học sinh. Tránh trường hợp học sinh sử dụng chữ ý và ý kiến giả. 


Tải văn bản tại đây

.btn-download-file {
padding: 16px 20px 16px 10px;
background-image: linear-gradient(to bottom, #e6a437, #fc6300);
color: white !important;
border-radius: 24px;
text-transform: uppercase;
transition: all ease 0.4s;
font-size: 15px;
font-weight: 500;
}

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com