Bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” là một bài thơ có ý nghĩa sâu sắc, để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng độc đáo qua đó cũng khẳng định tình yêu trẻ con của nhà thơ hết sức đằm thắm. Dưới đây là bài viết về Cảm nhận về một đoạn thơ trong “Chuyện cổ tích về loài người”. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!
1. Cảm nhận về một đoạn thơ trong “Chuyện cổ tích về loài người” hay nhất:
Mọi người đã có những lí giải khá thú vị về nguồn gốc của loài người sau khi đọc khổ thơ đầu tiên trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của nhà thơ Xuân Quỳnh. Qua đoạn thơ tác giả đã giúp cho người đọc phần nào hình dung được một trái đất với cuộc sống khi mới có loài người, khi ấy trên trái đất chỉ toàn là trẻ con. Và trái đất vẫn còn trần trụi bởi vẻ hoang sơ, chưa có màu xanh của cây xanh cũng như không có bóng dáng của một ngọn cỏ nào cả:
“Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác.”
Đây chính là lúc trái đất còn trần trụi, hoang sơ, không có một bóng dáng một cây xanh hay một ngọn cỏ. Khi ấy cũng chưa xuất hiện ánh sáng của mặt trời mà trái đất bị che phủ bởi một màu bóng đêm. Trẻ em chính là thứ đầu tiên mà Trời sinh ra. Và đây cũng chính là cách lý giải về nguồn gốc của con người có phần đi ngược so với cách lý giải thực tế. Nhoài ra Xuân Quỳnh còn lí giải về sự ra đời của mọi vật cho người biết được. Và tất cả những thứ có trên trái đất đều được bắt nguồn từ trẻ em. Đối với trẻ em thì đôi mắt của các em rất sáng nhưng chưa nhìn thấy. Để góp phần nào đó vào việc giúp các em nhận biết được màu sắc thì cây cối mới có màu xanh, hoa có màu đỏ. Không những có màu sắc mà còn có thêm cả những âm thanh được phát ra từ tiếng chim đang hót. Tất cả những thứ như: Dòng sông, biển cả, con đường hay những đám mây được sinh ra đời cũng chỉ nhằm mục đích là phục vụ cho cuộc sống của trẻ con.
Người đọc có thể cảm nhận được tác giả Xuân Quỳnh đã dành tình yêu thương sâu sắc đối với trẻ em khi chúng ta đọc bài thơ. Qua việc lí giải này, người đọc thấy được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em.
2. Cảm nhận về một đoạn thơ trong “Chuyện cổ tích về loài người” ý nghĩa nhất:
Đoạn thơ để lại cho em nhiều ấn tượng nhất trong tác phẩm “Chuyện cố tích về loài người” của nhà thơ Xuân Quỳnh là khổ thơ đầu tiên:
“Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác.”
Và khi đến với “Chuyện cổ tích về loài người” thì nguồn gốc của loài người được Xuân Quỳnh lí giải một cách độc đáo và thú vị. Tác phẩm mang tính tự sự, giống như một câu chuyện kể về sự tích loài người mặc dù được viết dưới hình thức của một bài thơ. Khi đó trái đất vẫn còn hoang sơ trần trụi và không có đến một bóng cây hay ngọn cỏ nào. Và lúc đó cũng chưa xuất hiện ánh sáng của mặt trời, bầu trời được bao phủ bởi bóng đêm. Cách lí giải nguồn gốc loài người có phần ngược lại với thực tế khi kể rằng trẻ em là thứ mà Trời đã sinh ra đầu tiên. Thế nhưng việc lí giải này khá độc đáo và thú vị, khiến người đọc cảm nhận được tình yêu thương sâu sắc dành cho trẻ em của Xuân Quỳnh.
3. Cảm nhận về một đoạn thơ trong “Chuyện cổ tích về loài người” ấn tượng nhất:
Bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ đã lý giải về nguồn gốc ra đời của loài người đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng, cảm xúc sâu sắc không thể nào quên. Đặc biệt, đó là khổ thơ về tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng lí giải về nguồn gốc ra đời của người mẹ:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Những đứa trẻ con phải cần có sự một người mẹ để chăm sóc, hát những tiếng hát ru ngọt ngào, vậy là người mẹ đã được ra đời. Người mẹ xuất hiện đã mang đến một tình yêu bao la, vô bờ bến dành cho những đứa trẻ con bé nhỏ cần sự chăm sóc, nuôi nấng dịu dàng của người mẹ từ khi mới sinh ra, cho đến khi đứa trẻ trưởng thành. Chữ “từ” mở đầu những câu thơ đã khẳng định nguồn gốc ra đời của những lời ru ngọt ngào. Có thể thấy được tình cảm của tình mẫu tử thiêng liêng biết nhường nào. Trong vòng tay ấm áp của người mẹ, đứa trẻ từng ngày lớn lên. Những tiếng hát ru gửi gắm biết bao tình thương yêu của người mẹ dành cho đứa con thơ. Trong tiếng hát ru có âm thanh, có hương, có sắc, có mùi vị, có hình dáng ….. của muôn ngàn tự nhiên. Chính từ đó, đã làm cho đứa trẻ có thể cảm nhận được một thế giới xung quanh nó nhiều hơn. Những lời hát ru cũng chính như tình cảm yêu thương của người mẹ mang nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, nhiều sắc thái khác nhau, của tự nhiên như đất trời vốn có sẵn.
Những câu thơ về lý giải nguồn gốc ra đời của người mẹ không chỉ thấy được tình cảm mẫu tử thiêng liêng vô cùng cảm động, mà còn khiến người ta tự hào về thứ tình cảm ấy. Có lẽ rằng, khổ thơ này có thể được coi là khổ thơ hay nhất và xuất sắc trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh.
4. Cảm nhận về một đoạn thơ trong “Chuyện cổ tích về loài người” 10 điểm:
Những sáng tác của Xuân Quỳnh rất tình cảm và nhẹ nhàng, trong số đó không thể nào không kể đến bài thơ “Chuyện cổ tích của loài người”. Khổ thơ nói về nguồn gốc ra đời của người bố đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc:
“Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất…”
Khi xã hội trở nên văn minh hơn trước và những đứa trẻ con dần dần trưởng thành sẽ muốn học hỏi, khám phá những điều mới lạ có trong cuộc sống, người bố chính là người sẽ dạy bảo cho đứa trẻ những điều bổ ích, sự hiểu biết có trong cuộc sống. Không giống như những câu chuyện cổ tích về bài học cuộc sống có đạo đức mà người bà đã mang đến cho con cháu. Không giống như tình yêu thương, sự dịu dàng chăm sóc hàng ngày của người mẹ dành cho đứa trẻ. Còn bố chính là người đã dạy bảo giúp cho trẻ em biết cách suy nghĩ, có sự hiểu biết về cuộc sống và trở nên ngoan ngoãn hơn. Sự dạy dỗ ấy đã giúp cho biết bao nhiêu trẻ em đã trưởng thành hơn rất nhiều. Bố đã uốn nắn, dạy bảo, giải đáp cho trẻ em những điều mới lạ, giúp trẻ biết cách khám phá chúng trong cuộc sống: dạy đâu là một con đường, đâu là cái mặt bể, đâu là ngọn núi và dạy về trái đất có hình thù ra sao. Chính nhờ sự dạy dỗ ân cần ấy của bố đã cung cấp cho trẻ con có thêm kiến thức bổ ích và nên người.
Như vậy, đoạn thơ về lí giải về nguồn gốc ra đời của người bố đã giúp cho độc giả có một cái nhìn sâu sắc về vai trò to lớn của người bố trong quá trình lớn lên của một đứa trẻ.
5. Cảm nhận về một đoạn thơ trong “Chuyện cổ tích về loài người” phổ biến nhất:
Bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Xuân Quỳnh. Với sự nhẹ nhàng, tình cảm mà bài thơ mang lại đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng độc đáo, nhất là qua khổ thơ lý giải về nguồn gốc ra đời của người bà:
“Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác…
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện”
Hình ảnh về người bà đã chẳng còn xa lạ gì ở trrong tuổi thơ của mỗi con người, đó là một hình ảnh quen thuộc, gắn bó vô cùng. Chính vì vậy, nhà thơ Xuân Quỳnh đã để riêng hẳn một khổ thơ nói đến nguồn gốc ra đời của người bà thân thương. Mỗi đứa trẻ khi lớn lên trưởng thành đều thích tìm hiểu, lắng nghe về những câu chuyện từ ngày xửa ngày xưa. Sự xuất hiện của người bà chính là để kể những truyện cổ tích với bài học đạo đức mang ý nghĩa sâu sắc cho cho trẻ em nghe. Những câu chuyện về con cóc, về nàng tiên; hay chuyện cô Tấm hiền dịu; chuyện gã Lí Thông gian xảo. Thông qua từng câu chuyện cổ tích, người bà muốn gửi gắm những bài học về nhận thức sâu sắc đến cho trẻ con.