Ông nói gà bà nói vịt vi phạm phương châm quan hệ, ông nói gà bà nói vịt có nghĩa là hai người mặc dù đang nói chuyện với nhau nhưng mỗi người lại hướng tới một chủ đề khác nhau, không chung một đề tài giao tiếp.
Ông nói gà bà nói vịt là một câu thường được sử dụng trong thực tế, vậy Ông nói gà bà nói vịt là phương châm gì? Nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp quý độc giả giải đáp về vấn đề này.
Phương châm hội thoại là gì?
Phương châm hội thoại là các quy định, các nguyên tắc bắt buộc mà người tham gia hội thoại cần làm theo và tuân thủ, khi đáp ứng được các yêu cầu này thì cuộc giao tiếp mới được xem là thành công.
Khi giao tiếp hội thoại trông công việc, trò chuyện thì chúng ta cần phải tuân theo một quy tắc nhất định để đảm bảo được lời nói truyền đạt đến người nghe một cách rõ ràng, cụ thể, mạch lạc và dễ hiểu nhất.
Hội thoại là hoạt động giao tiếp giữa hai hoặc nhiều người, phát triển các kỹ năng giao tiếp và các phép xã giao là một phần quan trọng của việc xã hội hóa. Có thể thấy được rằng phương châm hội thoại có vai trò rất quan trọng trong quá trình giao tiếp.
Để xác định câu Ông nói gà bà nói vịt là phương châm gì? thì cần nắm được khái niệm phương châm hội thoại như đã nêu ở trên.
Các loại phương châm hội thoại
Để tìm hiểu về câu Ông nói gà bà nói vịt là phương châm gì? thì cần hiểu được các phương châm hội thoại.
Có 5 phương châm hội thoại chính, bao gồm:
– Phương châm về chất:
Trong quá trình giao tiếp đối với những thông tin chưa xác thực, chưa xác định được độ chính xác thì không nên nói chắc chắn.
Do đó cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
+ Trước khi muốn phát biểu hay là muốn bình luận về một vấn đề thì cần phải biết chính xác thông tin về những điều mà mình muốn nói và kết quả đó phải được xác thực từ các nguồn uy tín.
+ Không nên nói những điều mà mình không biết điều đó là đúng hay là sai hoặc là chưa có một cơ sở nào để xác thực rằng thông tin đó có chính xác hay không.
+ Mọi thông tin khi muốn người khác tin điều đó là đúng sự thật thì người nói cần phải đưa ra những dẫn chứng cụ thể.
– Phương châm về lượng:
Trong quá trình giao tiếp, câu cần có nội dung trong đó, nội dung của câu nói phải đáp ứng các yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa cũng không thiếu.
Lượng ở đây có nghĩa là số lượng nội dung không thừa, không thiếu vừa đủ nghĩa để giúp người khác hiểu được những vấn đề mà mình trình bày. Một số điểm cần lưu ý như sau:
+ Lời nói đưa ra phải có đầy đủ thông tin, phân tích và lập luận chính xác.
+ Nội dung thông tin dài hay ngắn không quan trọng nhưng cần phải đầy đủ những nội dung thông tin cần truyền đạt.
– Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào vấn đề, đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
– Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
– Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Trong những trường hợp khác nhau sẽ sử dụng các loại phương châm hội thoại khác nhau sao cho việc hội thoại phù hợp nhất với người nghe và người nói.
Nghĩa của câu Ông nói gà bà nói vịt?
Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt, thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
Để có thể xác định được câu thành ngữ Ông nói gà bà nói vịt là phương châm gì? thì cần hiểu được nghĩa của câu này như sau:
Gà – vịt: Đều là gia cầm nhưng chúng hoàn toàn khác nhau về mọi mặt.
Ông- bà: Là hai người khác giống, hai người có ý nghĩa khác nhau về mọi mặt.
Theo đó ý nghĩa của câu thành ngữ ông nói gà bà nói vịt có nghĩa là hai người cùng nói chuyện với nhau nhưng mỗi người lại nói một nội dung khác nhau và cuối cùng là không đưa ra được kết quả chung trong cuộc nói chuyện.
Cũng tương tự như việc khi đưa ra lời khuyên cho người khác mà họ không tiếp thu ý kiến thì cũng như nước đổ đầu vịt.
Ông nói gà bà nói vịt là phương châm gì?
Như đã phân tích ở trên câu Ông nói gà bà nói vịt có nghĩa là hai người mặc dù đang nói chuyện với nhau nhưng mỗi người lại hướng tới một chủ đề khác nhau, không chung một đề tài giao tiếp. Do đó câu này vi phạm phương châm quan hệ, bởi vì phương châm quan hệ là khi giao tiếp thì cần nói đúng vào vấn đề, đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Theo đó bài học rút ra về vấn đề giao tiếp đó là trong quá trình giao tiếp cần phải tập chung vào chủ đề giao tiếp, tuyệt đối không được nói lạc đề, lạc hướng.
Như vậy có thể thấy được rằng phương châm quan hệ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hội thoại, giao tiếp do đó trong quá trình giao tiếp cần phải lưu ý để cuộc hội thoại có thể tìm được điểm chung phù hợp với cả người nói và người nghe.