Thơ của Xuân Quỳnh luôn có tình yêu thương nhưng lại mang sự giản dị, trong sáng của con người trong cuộc sống. Đặc biệt đó là qua bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” với nội dung đặc sắc để lại trong lòng người đọc ấn tượng độc đáo, sâu sắc. Dưới đây là những bài văn mẫu Phân tích bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!
1. Dàn ý phân tích bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” hay nhất:
Mở bài
– Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Xuân Quỳnh.
– Giới thiệu tác phẩm “Chuyện cổ tích về loài người”.
Thân bài
a, Nguồn gốc ra đời của loài người
– Trẻ con được sinh ra trước nhất
– Thuở sơ khai không có dáng cây hay ngọn cỏ, xung quanh toàn là bóng đêm, mặt trời chưa xuất hiện, không còn có màu sắc nào khác.
b, Nguồn gốc ra đời của thiên nhiên
– Mặt trời ra đời giúp cho trẻ con được nhìn thấy rõ mọi vạn vật xung quanh.
– Cỏ, cây, hoa, lá ra đời giúp cho trẻ con nhận được kích thước và màu sắc rõ ràng.
– Tiếng chim và làn gió xuất hiện giúp cho trẻ con cảm nhận được làn gió và âm thanh.
– Sông ra đời giúp cho trẻ con đã có nước dùng để tắm.
– Biển xuất hiện giúp cho trẻ con bắt đầu biết suy nghĩ, biết học hỏi, khám phá tìm hiểu, cung cấp cho trẻ con thực phẩm.
– Đám mây xuất hiện giúp mang lại bóng mát.
– Con đường cũng đã rời giúp cho trẻ con bắt đầu tập đứng, tập đi.
=> Cuộc sống những vạn vật trong thiên nhiên sẽ phục vụ trong đời sống của loài người.
c, Nguồn gốc ra đời của gia đình
– Sự xuất hiện của người mẹ đã đem đến bàn tay dịu dàng chăm sóc, những lời hát ru ngọt ngào đầy tình yêu thương cho trẻ con.
– Sự xuất hiện của người bà đã mang lại cho trẻ con những câu chuyện cổ tích hấp dẫn, nhằm răn dạy dỗ cho đứa trẻ những điều tốt đẹp.
– Sự xuất hiện của người bố đã dạy bảo cho trẻ con có thêm những kiến thức bổ ích.
=> Gia đình chính là nơi luôn luôn yêu thương chở che cho mỗi con người.
d, Nguồn gốc ra đời của xã hội
– Những đồ dùng học tập của con người đã xuất hiện như trường học, bàn ghế, viên phấn, chữ viết,…..
– Thầy, cô giáo chính là những người dạy bảo, cung cấp cho con người những kiến thức bổ ích trong cuộc sống.
=> Giáo dục có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với cuộc sống của con người.
Kết bài
– Nêu giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung trong bài thơ.
– Nêu suy nghĩ của bản thân.
2. Sơ đồ tư duy bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”:
3. Phân tích bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” ngắn gọn:
Bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của nhà thơ Xuân Quỳnh đã mang lại cho độc giả nhiều điều thú vị, độc đáo khi lí giải nguồn gốc ra đời của loài người.
Có thể thấy ở khổ thơ đầu đã có những hình ảnh “toàn là trẻ con” gợi ra một cuộc sống từ thở sơ khai của loài người trên trái đất vẫn còn trần trụi, hoang sơ, “không dáng cây ngọn cỏ”:
“Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác”
Ở những khổ thơ kế tiếp, loài người đã có một cuộc sống văn minh, tiến bộ hơn trước. Ánh sáng của mặt trời soi sáng khắp xung quang trái đất, mang lại sự sống cho vạn vật, muôn loài. Trẻ em cần phải có sự yêu thương, sự chăm sóc ân cần, dịu dàng từ người mẹ. Do vậy, trong cuộc đời đã có sự xuất hiện của người mẹ:
“Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Đến với những khổ thơ tiếp theo, trẻ em cần hiểu những giá trị văn hoá tươi đẹp của đất nước. Và người bà đã đến với thế giới này để đem lại cho trẻ em những câu chuyện cổ tích bổ ích mang đậm giá trị đạo đức.
“Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác…
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện”
Trẻ em ngày càng khôn lớn, trí tuệ cũng đã phát triển dần dần. Đó là lý do cần sự dạy bảo để nên người, sự xuất hiện của người bố đã giúp cho đứa trẻ có thêm hiểu biết về thế giới xung quanh. Nhờ có sự dạy bảo của người bố mà trẻ em đã biết suy nghĩ, biết học hỏi, biết khám phá mọi vạn vật xung quanh mình và trở nên ngoan ngoãn hơn.
“Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất”
Đến với khổ thơ tiếp theo, Xuân Quỳnh lại tiếp tục lí giải về nguồn gốc của tiếng nói, chữ viết, giáo dục. Con người đã bắt đầu được học hành với nhà trường, cái bàn, cái ghế, viên phấn,….. và có cuộc sống trở nên văn minh hơn. Thầy, cô giáo xuất hiện để dạy bảo trẻ em những kiến thức bổ ích:
“Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo”
Sự thay đổi diệu kỳ với những biểu tượng của nền giáo dục đã thể hiện loài người trên trái đất có cuộc sống ngày càng trở nên văn minh. Dưới cái ánh sáng của mặt trời soi rọi, loài người đã có cuộc sống của nền giáo dục, khoa học và văn minh.
Qua bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” người đọc đã thấy được tình yêu thương của nhà thơ Xuân Quỳnh dành cho trẻ con vô cùng nồng hậu và đằm thắm.
4. Phân tích bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” chi tiết:
Đối với những người thích đọc sách thì Xuân Quỳnh là một cây bút rất đỗi quen thuộc. Thơ Xuân Quỳnh luôn có tình yêu thương tràn ngập nhưng lại mang sự giản dị và trong sáng của con người trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt nhất là bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” với nội dung và nghệ thuật đặc sắc Xuân Quỳnh đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc.
Nhà thơ đã lí giải nguồn gốc của ra đời loài người một cách khá thú vị và độc đáo ở ngay đầu bài thơ. Và đối tượng được sinh ra sớm nhất chính là trẻ em:
“Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác”.
Trong lúc màn đêm vẫn đang bao trùm cả một thế gian bao la rộng lớn thì tạo hóa đã ban tặng sự sống cho trẻ em mặc dù lúc đó trái đất còn hoang sơ trụi trần không có bóng dáng của cây cối, hoa lá hay ngọn cỏ nào. Chính vì sự hoang sơ đó mà thiên nhiên vạn vật đã bắt đầu đần được ra đời để phục vụ cho cuộc sống của trẻ em. Ánh sáng mặt trời là thứ đầu tiên, với ánh sáng rực rỡ chả mình mặt trời đã giúp cho trẻ em nhìn rõ và cảm nhận được thế giới xung quanh. Được sinh ra tiếp bước theo sau ánh mặt trời là những cỏ cây hoa lá nhằm giúp cho trẻ phân biệt được màu sắc và kích thước.
“Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay”
Để góp phần vui vào đó thì tiếng chim và làn gió cũng được sinh ra, để rồi chúng đem lại những âm thanh trong trẻo để giúp cho trẻ em lắng nghe được những âm thanh của cuộc sống:
“Tiếng hót trong bằng mây
Tiếng hót cao bằng mây”
Dòng sông được sinh ra để trở thành một con sông mênh mông để giúp trẻ thoải mái vui đùa khi được tắm dưới dòng sông mát. Nguồn thực phẩm phong phú dồi dào như tôm, cá được biển cả đại dương mang đến để từng ngày nuôi lớn trẻ em. Và những cánh buồm căng gió khi ra khơi cũng là một phương tiện giúp cho trẻ tìm hiểu cũng như có thể khám phá ra các vùng đất mới:
“Biển sinh những cánh buồm
Cho trẻ con đi khắp”
Chưa hết những đám mây và con đường đã đều được tạo ra để che bóng mát cho trẻ và giúp bé bước đi những bước chập chững đầu tiên của trẻ nhỏ. Tất cả đều được bắt nguồn từ trẻ em để được tạo ra nhằm giúp đỡ cho trẻ trong cuộc sống thường ngày cả về vật chất cũng như tinh thần. Và rồi mẹ được sinh ra để ủ ấm cho trẻ bởi vòng tay ấm áp của gia đình:
“Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Những lời ru của mẹ nhẹ nhàng và dịu dàng, mẹ đã gửi gắm những tình yêu thương cũng như sự quan tâm chắm sóc của mình tới con trẻ. Và trẻ lại được nghe bà kể những câu chuyện cổ tích qua từng ngày trẻ lớn lên và trưởng thành. Từng câu chuyện bà kể chất chứa những bài học quý báu và những giá trị đạo đức tốt đẹp để trẻ nhỏ có thể trau dồi và rèn luyện.
“Kể cho bao chuyện cổ
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác…”
Qua những lời dạy dỗ và sự bảo ban của bố thì trẻ lại tiếp tục được lớn lên. Những hiểu biết của mình, bố đều đem đến cho con:
“Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất”
Mặc dù bố là người nghiêm khắc nhưng bố là người rất yêu thương con và chủ mong sao con ngoan ngoãn và biết nghĩ. Đối với con trẻ, mọi người đều có một cách riêng để thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc của mình nhưng tất cả đều có mong muốn con trẻ sẽ trưởng thành lớn lên trong sự ấm no và tràn đầy hạnh phúc. Và trường lớp và thầy giáo là sự ra đời cuối cùng. Mặc dù cuối cùng nhưng lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Các đồ vật phục vụ cho việc học của trẻ đều rất đỗi quen thuộc và gần gũi như cái bàn, cái ghế, cái bảng,… Và thầy giáo luôn mang đến những bài học bổ ích, để giúp cho trẻ tiếp cận với kho tàng tri thức của nhân loại.
“Thầy viết chữ thật to
Chuyện loài người trước nhất”.
Với việc sử dụng thể thơ năm chữ ngắn gọn, ngôn ngữ thơ giản dị trong sáng, Xuân Quỳnh đã lí giải về ngôn gốc loài người một cách thú vị và độc đáo. Cộng thêm những hình ảnh được sử dụng một cách sinh động và hấp dẫn đã tạo được những ấn tượng trong lòng bạn đọc. Qua bài thơ này ta cũng có thể cảm nhận được tình yêu thương sâu đậm dành cho trẻ em chả nhà thơ Xuân Quỳnh.
5. Phân tích bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” hay nhất:
Một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Xuân Quỳnh là bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”. Tác giả đã lý giải về nguồn gốc của loài người một cách khá độc đáo và thú vị khi hình dung ra cuộc sống chỉ toàn trẻ con trên trái đất trong khi đó trái đất vẫn còn trần trụi và hoang sơ không có một bóng cây ngọn cỏ và bị bao phủ bởi một màn đêm tối.
“Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác”.
Và trẻ em được sinh ra đầu tiên, sau đó là sự ra đời của thiên nhiên vạn vật với mục đích nhằm phục vụ cho nhu cầu của trẻ em trong cuộc sống thường ngày. Đầu tiên là mặt trời, với ánh sáng mặt trời có thể giúp cho trẻ nhìn rõ và cảm nhận về cuộc sống xung quanh. Tiếp theo là sự ra đời của cây hoa cỏ với nhiều màu sắc có thể giúp trẻ nhận biết được màu của chúng và kích thước. Góp phần vui nhộn vào đó là tiếng chim hót nhẹ nhàng hòa hợp cùng làn gió dịu dàng để giúp trẻ cảm nhận được những âm thanh của cuộc sống. Dòng sông ra đời giúp trẻ tắm mát vui vẻ, biển cả ra đời mang theo những nguồn thực phẩm phong phú dồi dào để giúp trẻ sinh sống và lớn lên. Đám mây và con đường được ra đời cũng là để phục trẻ em trong cuộc sống. Qua đó tình yêu thương của Xuân Quỳnh đối với trẻ em người đọc có thể cảm nhận được một cách sâu sắc. Nhưng như thế vẫn là chưa đủ bởi trẻ em cần có sự nâng niu và chăm sóc vì thế tác giả đã nhắc đến sự ra đời của mẹ nhắc đến tình cảm của tình mẫu tử thiêng liêng. Mẹ nâng niu và chăm sóc con trong bàn tay kể từ khi con được sinh ra cho đến lúc con lớn lên trưởng thành, mẹ luôn lo cho con từ miếng ăn đến giấc ngủ qua những lời ru và tiếng hát. Qua những lời ru của mẹ đã giúp cho con trẻ có thêm những hiểu biết về cuộc sống và thế giới xung quanh. Và bà cũng được xuất hiện để kể cho cháu nghe những câu chuyện cổ tích, giúp cháu ngày một trưởng thành và có những hiểu biết mới về thế giới xung quanh:
“Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ…”
Tiếp theo là sự ra đời của bố. Bố chăm sóc và dạy dỗ con hằng ngày để cho con trưởng thành và có những khám phá mới mẻ về cuộc sống. Và cuối cùng là sự ra đời của nhà trường và thầy giáo. Tuy là sự ra đời cuối cùng nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục và dạy dỗ trẻ. Giúp cho trẻ bước đầu tiến đến và tiếp thu kho tàng tri thức của nhân loại.
Bằng thể thơ 5 chữ kết hợp với ngôn ngữ giản dị mà duyên dáng Xuân Quỳnh Khi đã lý giải về nguồn gốc loài người khá độc đáo và thú vị. Đồng thời qua bài thơ này người nào cũng có thể cảm nhận được tình yêu thương mà Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.