Thông qua những góc nhìn và lăng kính nghệ thuật khác nhau mà các nhà văn sáng tạo ra những nhân vật của mình để đem đến những giá trị nhân văn sâu sắc về cuộc đời. Điều đó được chứng minh qua bài viết so sánh cách nhìn nghệ thuật của hai nhân vật Phùng và Vũ Như Tô gửi tới bạn đọc!
1. Vài nét về nhân vật Phùng trong tác phẩm ” Chiếc thuyền ngoài xa”:
Phùng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh có niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật, một con người có trách nhiệm trong công việc. Chính vì thế, sau khi nhận được nhiệm vụ từ trưởng phòng giao cho, Phùng đã rất hào hứng, nhanh chóng tìm về vùng biển miền Trung nơi mình từng chiến đấu để tác nghiệp.
– Phùng là người yêu nghề, có trách nhiệm với nghề
+ Anh đã phục kích mấy buổi sáng mà chưa chụp được bức ảnh nào.
+ Sau gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm anh mới chụp được bức ảnh ưng ý.
+ Phùng không đơn giản, qua loa với công việc mà anh luôn hết lòng vì công việc.
– Phùng là một nghệ sĩ tài năng: Anh đã phát hiện bức tranh thiên nhiên giàu giá trị nghệ thuật:
– Phùng là người nghệ sĩ thật sự rung cảm trước cái đẹp: Cái đẹp đã làm Phùng xúc động và nhận ra sự rung cảm của tâm hồn mình.
– Phùng là người có tấm lòng nhân hậu
– Phùng luôn ý thức để hoàn thiện nhân cách
2. Vài nét về nhân vật Vũ Như Tô trong tác phẩm ” Vĩnh biệt Cửu trùng Đài”:
2.1. Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài:
– Ông là người “ngàn năm chưa dễ có một”
– Tài năng của ô bng được thể hiện: “chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện lên”, “sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”
⇒ Ông là hiện thân cho sự say mê và sáng tạo cái đẹp, tài năng của ông được mọi người công nhận, Đan Thiềm vì tài năng mà ngưỡng mộ ông
2.2. Là một nghệ sĩ có nhân cách lớn, hoài bão lớn, có lí tưởng nghệ thuật cao cả:
– Ban đầu, dù vua Lê Tương Dực doạ giết, Vũ Như Tô vẫn kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài.
– Vũ Như Tô luôn khao khát và hòa bão xây dựng được một lâu đài nguy nga và tráng lệ, vĩ đại: “bền như trăng sao” để “dân ta nghìn thu còn hãnh diện”
⇒ Cho thấy khát khao cống hiến tài năng cho đất nước
– Ổng đã dồn hết tâm sức vào xây dựng Cửu Trùng Đài: “để ta xây một Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thuở, vài năm nữa Cửu Trùng Đài hoàn thành, cao cả huy hoàng”
– Vũ Như Tô đặt lý tưởng nghệ thuật lên trên cả bản thân mình, tự ông còn cho rằng bản thân mình “không quý bằng Cửu Trùng Đài”
⇒ Vũ Như Tô đặt đặt lí tưởng, hoài bão của mình lên trên hết
– Vũ Như Tô là người không hám lợi (mọi thứ vua ban thưởng ông đem chia hết cho thợ.)
2.3. Tấn bi kịch giữa nghệ thuật và đời sống của Vũ Như Tô:
– Việc xây Cửu Trùng Đài đã cướp đi bao mồ hôi và nước mắt của người dân nơi đây, khiến Vũ Như Tô quên đi rằng các gọi là lý tưởng nghệ thuật phi thực tế ấy đã cướp đi mạng sống của không biết bao nhiêu người.
– Lí tưởng, ước mơ xây một tòa đài cao cả, nguy nga, tráng lệ lại cao siêu, thuần tuý hoàn toàn thoát li khỏi hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nước, xa rời đời sống nhân dân.
⇒ Tâm trạng bi kịch đầy căng thẳng của ông: xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai? là có công hay có tội?
⇒ Vũ Như Tô là một nhân vật được xây dựng bởi bi kịch, mặc dù ông là người có lý tưởng và hoài bão dám ước mơ, dám hành động nhưng điều này đã đi ngược lại với đạo lý xã hội.
3. So sánh cách nhìn nghệ thuật của hai nhân vật Phùng và Vũ Như Tô hay, chọc lọc:
Nghệ thuật và cuộc sống và hai thứ gắn liền nhau không thể tách rời trên mỗi trang văn của người nghệ sĩ chân chính. Bởi cuộc sống là chất liệu, nguồn cảm hứng để các nhà văn sáng tạo ra nghệ thuật. Hai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Minh Châu mặc dù sống cuộc đời và ở những giai đoạn khác nhau nhưng họ đều đưa ra được những quan điểm về cuộc sống và nghệ thuật mang đậm giá trị sâu sắc. Điều đó được thể hiện qua hình tượng hai nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa và Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Hai nhân vật trong hai tác phẩm được dựng lên có nhiều điểm tương đồng một cách trùng hợp và tài tình.
Trước hết là nhà văn Nguyễn Minh Châu, ông được xem là một trong những nhà văn tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Những tác phẩm nghệ thuật của ông giản dị mà sâu sắc, thấm thía nhiều dư vị về cuộc đời, thấm đẫm nghệ thuật, cái mà nhà văn luôn xem là bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Cũng bởi vậy mà nhân vật Phùng đã ra đời thông qua ngòi bút của ông.
Phùng là một họa sĩ, nghệ sĩ đa nghề với tư cách là một trong những người tiên phong của trào lưu Tự do miền Nam Việt Nam. Phùng đặc biệt quan tâm đến việc tìm kiếm tính cá nhân và phát triển nghệ thuật của mình thông qua các thử nghiệm về màu sắc, chất liệu và kỹ thuật. Phùng cũng quan tâm đến các vấn đề xã hội và chính trị, thể hiện qua các tác phẩm của mình.
Tình huống được tạo nên từ ngòi bút của Nguyễn Minh Châu là sự đối lập giữa nghệ thuật và cuộc sống, nghệ thuật thì ở xa vời còn cuộc đời thì lại ngay chúng ta, nghệ thuật thì luôn là thứ lý tưởng cao đẹp nhưng cuộc đời luôn ẩn chứa những ngang trái. Nhà văn cho người đọc thấy được cái nhìn đa chiều về cuộc sống, chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng đã hiểu ra nhiều điều về con người, về cuộc sống khi chứng kiến câu chuyện và tiếp xúc với người đàn bà hàng chài, từ đó ông gợi mở những vấn đề mới vô cùng triết lý cho sáng tạo và nghệ thuật.
Tiếp đến là Nguyễn Huy Tưởng, ông có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử đồng thời nhiều đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch, một trong những vở kịch để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc là Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài mà thông qua nhân vật Vũ Như Tô ta càng thấy được mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật và cuộc sống.
Trong khi đó, Vũ Như Tô là một nhà điêu khắc, tác giả của nhiều tác phẩm điêu khắc nổi tiếng tại Việt Nam. Vũ Như Tô có thể được xem như một người tìm kiếm tính chất tinh tế và cảm nhận sâu sắc trong các hình thức, chất liệu và kỹ thuật điêu khắc. Với Vũ Như Tô, nghệ thuật không chỉ là việc thể hiện những ý tưởng và thông điệp, mà còn là việc tạo ra một trải nghiệm tinh thần đẹp mắt và tác động đến cảm xúc của người xem.
Cửu Trùng Đài càng xây cao đến bao nhiêu thì nước mắt và cả máu xương của nhân dân ngày càng tăng lên bấy nhiêu. Vũ Như Tô càng quyết tâm xây dựng Cửu Trùng Đài thì những mâu thuẫn ngày càng theo đó mà trở nên gay gắt hơn, khó giải quyết. Đồng thời, việc khuyến khích xây dựng Cửu Trùng Đài của Đan Thiềm càng khiến xung đột giữa người nông dân và con người nghệ thuật ngày càng tăng cao. Có thể nói đó là khát vọng của Vũ Như Tô hết sức chân chính nhưng nó đã được đặt không đúng chỗ , không đúng thời điểm đã vô tình trở thành những tai họa. Trong công việc xây dựng Cửu Trùng Đài, nhân vật Vũ Như Tô vừa là phạm nhân và cũng vừa là nạn nhân. Giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm có những mâu thuẫn mặc dù đã được giải quyết nhưng không thỏa đáng. Vũ Như Tô – một người có lý tưởng nghệ thuật đã bị giết mặc dù trong thâm tâm ông không có ý định hại người nhưng đến cuối cùng lý tưởng hão huyền ấy vẫn không khiến ông nhận ra sai lầm của mình.
Qua thảm kịch mà Vũ Như Tô đã tạo ra, tác giả đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa muôn thở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lý tưởng nghệ thuật cao siêu thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thực và trực tiếp của nhân dân.
Vì vậy, Phùng và Vũ Như Tô có cách nhìn nghệ thuật khác nhau, với Phùng tập trung vào việc phát triển nghệ thuật cá nhân thông qua việc thử nghiệm và các vấn đề xã hội, trong khi Vũ Như Tô tập trung vào tính tinh tế và tạo ra trải nghiệm tinh thần cho người xem.
Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Tưởng đã cho người đọc nhận thức được giá trị cái đẹp của nghệ thuật như thế nào, con đường tìm kiếm, đi đến và chinh phục nghệ thuật sẽ ra sao. Tuy có những cách biểu đạt, sáng tạo khác nhau và không đem lại kết cục như mong đợi nhưng cả hai nhà văn dường như đã bộc lộ được những tài năng của mình qua những lời văn. Ngôn ngữ điêu luyện, có tính tổng hợp cao, dùng ngôn từ và hành động của nhân vật để khắc họa tính cách nhân vật, đó chính là cái tài mà không dễ ai có được. Và cũng nhờ nghệ thuật chân chính mà cái tài đó càng thêm sâu sắc hơn, thấm đẫm với chúng ta hơn.