Khi viết một bài văn nghị luận, ngoài việc việc xây dựng luận điểm và lập luận cho bài văn, người viết còn phải thuyết phục bằng yếu tố biểu cảm để người đọc tin vào những luận điểm và lập luận đó.
Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận được biểu hiện dưới các dạng thức như sau: Tính khẳng định hay phủ định; Biểu lộ các cảm xúc như yêu, ghét, căm giận, quý mến, khen, chê, lo âu. tin tưởng; Giọng văn…
Vậy để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đi tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận để Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm các thông tin hữu ích.
Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận được biểu hiện dưới các dạng thức như sau:
– Tính khẳng định hay phủ định.
– Biểu lộ các cảm xúc như yêu, ghét, căm giận, quý mến, khen, chê, lo âu, tin tưởng…
– Giọng văn.
Ví dụ về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
1. “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi!”.
(Thư gửi đồng bào Nam Bộ – Hồ Chí Minh)
2. “Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em.
Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời mai sau”.
Hà Nội, ngày 27.1.1947 (Thư gửi các chiến sĩ quyết tử quân thủ đô – Hồ Chí Minh)
3. “Thơ Người (Bác Hồ) nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lặng, không phô diễn mà như cố khép lại trong đường nét để cho người đọc tự thưởng thức lấy cái phần ý ở ngoài lời. Phải yên lặng một mình ngồi đọc thơ Người, phải thỉnh thoảng ngừng lại để suy nghĩ mới cảm thấy hết những âm vang của nó, và nghe những âm vang của nó, và nghe những âm vang ây cứ ngân dài mãi”
(Rô-giê Đơ-nuy – Pháp)
4. “Thấy cuộc đời luôn luôn thay đổi, lúc thịnh lúc suy, khi trị khi loạn, tang thương biến cố vô cùng, người xưa chi biết ngưỡng mặt lên trời mà hỏi một câu rất đau đớn “than ôi, ai đã làm ra chuyện ấy?”.
Ngày nay, giờ mỗi trang lịch sử loài người là ta thấy mỗi trang biến động, nào cách mệnh, nào chiến tranh, chế độ cũ đổ, chế độ mới thay vào, xương chất thành núi, máu chảy thành sông, cuộc tiến hóa cứ lôi kéo loài người đi tới trên những quãng đường gập ghểnh, khuất khúc; mà sự xài phí về nhân mạng giống chừng không ai đếm xỉa tới.
Ta tuy không như người xưa chỉ ngưỡng mặt lên trời, nhưng ta cũng nên bình tâm mà hỏi thử: “Cái gì đã thúc giục, đã xúc sử những biến động ấy?”.
(Văn học và sinh hoạt xã hội – Hải Triều)
5. “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”.
Hồ Chí Minh (Tuyên ngôn Độc lập 2-9-1945)
Đoạn văn có chứa yếu tố biểu cảm
Lối học vẹt học tủ đang ngày càng trở nên phổ biến trong thế hệ học sinh ngày nay. Chính điều ấy đã tác động một phần không nhỏ tới sự tiếp thu nhìn nhận kiến thức một cách thực sự của chính các học sinh dẫn đến học yếu kém sa sút. Sự phụ biến ngày càng mở rộng hơn và đang dần trở thành một trong những vấn nạn trong môi trường văn hóa giáo.
Thế nào là học vẹt? Ta có thể hiểu là, học vẹt là học một cách máy móc thụ động thuộc lòng mà không hiểu gì. Chỉ đọc thuộc lòng những nội dung lí thuyết cần thiết một cách qua loa đại trà mà không hiểu đúng bản chất. Còn học tủ nghĩa là khi vào mùa thi cử học sinh chỉ cần học đúng phần được cho là cần thiết sẽ có trong bài thi và sử dụng nói với bản chất để đối phó qua loa tạm thời.
Hai cách học như trên khiến cho học sinh ngày nay không thực sự hiểu được kiến thức bản chất, giảm tăng chất xám thiếu sự sáng tạo tìm tao ham học hỏi của tuổi trẻ. Ta cũng không thể phủ định được tác dụng của học vẹt và học tủ đối với đời sống con người. Tuy nhiên, đối với hai cách học này ta cần áp dụng nó vào những hoàn cảnh trường hợp cần thiết và hợp lí.
Vì sẽ có những lúc ta học tử nhưng không trúng tủ dẫn đến bài làm không tốt. Cả hai hình thức này chỉ có tính chất tạm thời, nó không đem lại lợi ích lâu bền cho vốn kiến thức, tư duy lâu dài cần thiết trong tương lai. Chính điều ấy mà ta cần phải nhìn nhận nó để đánh giá được lợi ích và tác hại của lối học vẹt, học tủ đem lại. Đưa ra cho chính bản thân phương pháp cách học sao cho đem đến cho mình kết quả tốt nhất để không phụ sự mong đợi của cha mẹ, thầy cô.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. Khách hàng quan tâm theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác liên quan vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.