Câu ghép chính phụ là gì? Ví dụ câu ghép chính phụ 2023

Câu ghép chính phụ là câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc một cặp từ hô ứng. Cũng có hai vế giống như câu ghép đẳng lập nhưng những vế trong câu ghép chính phụ lại có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau

Câu ghép là gì? Câu ghép có những loại nào? Câu ghép chính phụ là gì? Ví dụ câu ghép chính phụ? Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ. Mời Quý vị tham khảo:

Câu ghép là gì?

Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, thường là hai vế, mỗi vế câu thường có đủ cụm Chủ ngữ-Vị ngữ. Các vế câu trong câu ghép có quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng không bao hàm nhau, hai vế của câu ghép nối với nhau bằng nhiều cách, thông dụng nhất là nối trực tiếp hoặc nối với nhau bằng quan hệ từ và cặp từ hô ứng.

Ví dụ: Trời càng nắng, nước giếng càng mau cạn.

Câu ghép khác với câu phức. Câu phức là câu có hai cụm chủ vị trở lên, trong đó có một cụm đóng vai trò chính, các cụm còn lại bổ nghĩa cho cụm chính và có thể đổi chỗ qua lại cho nhau.

Ví dụ: Mai làm hết mọi việc: cô giao hàng buổi sáng, cô đi làm, cô đón con.

Còn các cụm chủ vị trong câu ghép độc lập với nhau, không bao hàm nhau.

Các loại câu ghép

Có thể phân loại câu ghép ra thành 5 loại cơ bản bao gồm: Câu ghép chính phụ, câu ghép đẳng lập, câu ghép hỗn hợp, câu ghép hô ứng và câu ghép chuỗi. Mỗi loại câu ghép sẽ có mục đích và cách sử dụng khác nhau. Tìm hiểu về từng loại vừa nêu sẽ giúp cho các bạn nhanh chóng biết cách sử dụng câu ghép sao cho hiệu quả và phục vụ tốt nhất cho ý đồ ngôn ngữ của mình.

Câu ghép chính phụ là gì?

Câu ghép chính phụ là câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc một cặp từ hô ứng. Cũng có hai vế giống như câu ghép đẳng lập nhưng những vế trong câu ghép chính phụ lại có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được liên kết với nhau bằng quan hệ từ chính phụ do đó mối quan hệ trong câu ghép loại này thường rất chặt chẽ.

Trong câu ghép chính phụ sẽ bao gồm các mối quan hệ:

– Nguyên nhân

– Mục đích

– Điều kiện

– Nhượng bộ và tăng tiến

Để biểu hiện các mối quan hệ trên thì chúng ta thường sử dụng từ nối hay là các cặp từ nối (cặp từ liên kết). Nếu có ai đó hỏi bạn câu ghép quan hệ bổ sung là gì? thì bạn hãy tự tin khẳng định rằng đó chính là câu ghép chính phụ.

Ví dụ câu ghép chính phụ

1/ Vì cha xứ nhiệt tình dạy bảo nên giáo dân mới ngoan đạo. (Vì A cho nên B: mối quan hệ nguyên nhân)

2/ Không những anh ấy giỏi chụp hình mà còn tài quay phim. (không những A mà còn B)

3/ Mặc dù rất bận rộn nhưng tôi vẫn thích vào Ban Truyền Thông. (mặc dù A nhưng B: mối quan hệ nhượng bộ)

4/ Tuy trời mưa to nhưng anh ấy vẫn cứ đi. (tuy A nhưng B: mối quan hệ nhượng bộ)

5/ Nếu cha xứ thánh thiện thì giáo dân sẽ đạo đức. (nếu A thì B: mối quan hệ điều kiện)

6/ Để tận tình yêu thương con cái thì cha mẹ phải hy sinh từng ngày. (để A thì B: mối quan hệ mục đích)

7/ Muốn lấy bằng cử nhân thì các sinh viên phải chăm chỉ học hành. (muốn A thì B: mối quan hệ mục đích)

8/ Học sinh càng chăm chỉ thì kết quả học tập càng cao. (A càng… thì B càng…)

9/ Người mẹ phúc đức làm sao thì con cái sẽ đôn hậu như vậy. (A sao thì B vậy)

10/ Đúng là mẹ nào thì con nấy. (A nào thì B nấy)

11/ Thời nay, họ yêu nhau cũng nhiều mà bỏ nhau cũng không thiếu. (A cũng mà B cũng)

12/ Người cha dành dụm bao nhiêu thì thằng con phung phá bấy nhiêu. (bao nhiêu thì…bấy nhiêu)

13/ Anh vừa tới thì tôi cũng vừa làm xong. (A vừa… thì B cũng vừa…)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com