Thành Đại Nội nằm ở đường 23/8, phường Thuận Hòa, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đại Nội Huế nằm ở bên bờ dòng sông Hương thơ mộng trữ tình, nơi đây chính là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế từ thời nhà Nguyễn.
Trong bản đồ du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế, có lẽ du khách chẳng thể bỏ qua được Quần thể Di tích Cố đô Huế, Thành Đại Nội. Vậy Quần thể Di tích Cố đô Huế bao gồm những gì? Quần thể Di tích Cố đô Huế nằm ở phía nào của bờ sông Hương? Thành Đại Nội ở đâu? Bài viết Di tích Thành Đại Nội thuộc địa phương nào? sẽ có những chia sẻ hữu ích đến Quý độc giả.
Di tích Thành Đại Nội thuộc địa phương nào?
Thành Đại Nội nằm ở đường 23/8, phường Thuận Hòa, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đại Nội Huế nằm ở bên bờ dòng sông Hương thơ mộng trữ tình, nơi đây chính là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế từ thời nhà Nguyễn.
Khu Đại Nội Huế được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ XX, là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới UNESCO từ năm 1993. Toàn cảnh Đại Nội Huế còn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm.
Đại Nội Huế chính là nơi sinh hoạt và diễn ra các hoạt động của vua chúa Nguyễn cùng triều đình phong kiến cuối cùng của nước ta.
Đại Nội Huế có thể xem là một công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay. Đại Nội Huế có quá trình xây dựng kéo dài trong nhiều năm với hàng vạn người thi công cùng hàng loạt các công việc như lấp sông, đào hào, đắp thành, bên cạnh đó là khối lượng đất đá khổng lồ lên đến hàng triệu mét khối.
Lịch sử Thành Đại Nội
Năm 1803 thời kỳ vua Gia Long lên ngôi, ông nhận thấy vùng đất Huế là chốn thanh bình phong cảnh lại thơ mộng chữ tình bên dòng sông Hương. Từ đó, vua Gia Long đã nảy ra ý định chọn vùng đất này là vùng đất làm cố đô của triều đình nhà Nguyễn. Sau 30 năm khởi công xây dựng với bao nhiêu công sức, tổng thể công trình kinh đô mới chính thức được hoàn thành trọn vẹn, Đại Nội Huế mang vẻ đẹp hữu tình, hòa hợp với vẻ đẹp của thiên nhiên.
Đại Nội Huế có hai khu vực chính là Hoàng Thành và Tử Cấm thành, mỗi khu vực lại bao gồm nhiều công trình khác nhau. Khu Hoàng Thành gồm có Cổng Ngọ Môn, Điện Thái Hòa. Tử Cấm Thành là khu vực dành riêng cho vua và hoàng tộc, gồm Đại Cung Môn, Tả Vu và Hữu Vu , Điện Cần Chánh, Thái Bình Lâu, Cung Diên Thọ…
Liên quan đến Thành Đại Nội, chúng tôi cung cấp thêm thông tin về Quần thể Di tích Cố đô Huế trong phần tiếp theo của bài viết để Quý vị tham khảo.
Quần thể Di tích Cố đô Huế nằm ở phía nào của bờ sông Hương?
Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945.
Quần thể Di tích Cố đô Huế bao gồm?
Quần thể Di tích Cố đô Huế bao gồm: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế và Tử Cấm thành Huế.
Kinh thành được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Kinh thành Huế bao gồm các di tích: Kỳ Đài Trường; Quốc Tử Giám; Điện Long An; Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế; Đình Phú Xuân; Hồ Tịnh Tâm; Tàng thư lâu; Viện Cơ Mật – Tam Tòa; Đàn Xã Tắc; Cửu vị thần công…Hoàng thành – khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn, nằm bên trong Kinh thành, được giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông, mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô đó là Ngọ Môn. Hoàng thành có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành – nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Hoàng thành và Tử cấm thành thường được gọi chung là Đại Nội. Các di tích trong Hoàng thành gồm: Ngọ Môn; Điện Thái Hòa và sân Đại Triều Nghi; Triệu Tổ Miếu; Hưng Tổ Miếu; Thế Tổ Miếu; Thái Tổ Miếu; Cung Diên Thọ; Cung Trường Sanh; Hiển Lâm Các; Cửu Đỉnh; Điện Phụng Tiên.
Tử cấm thành là vòng tường thành thứ 3 của Kinh đô Huế, giới hạn khu vực làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Các di tích trong Tử cấm thành gồm: Tả Vu và Hữu Vu; Vạc đồng; Điện Kiến Trung; Điện Cần Chánh; Thái Bình Lâu và Duyệt Thị Đường.
Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản.
Trong quần thể di tích Cố đô Huế có 16 điểm di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, đó là: Kinh thành ở bờ Bắc sông Hương bảo vệ cho Khu vực hành chính của nhà Nguyễn và là nơi ở của Hoàng Gia; Hoàng thành nằm ở trung tâm của Kinh thành là nơi ở và làm việc của các Vua Nguyễn; Lăng Gia Long; Lăng Minh Mạng; Lăng Thiệu Trị; Lăng Dực Đức; Lăng Tự Đức; Lăng Đồng Khánh; Lăng Khải Định; Văn Miếu – nơi thờ Khổng Tử và dựng bia khắc tên các Tiến sỹ thời Nguyễn; Đàn Nam Giao – nơi vua tế trời; Chùa Thiên Mụ – Biểu trưng Phật giáo của Huế; Hổ Quyền – đấu trường duy nhất còn lại ở Châu Á dành cho voi và hổ; Điện Hòn Chén – nơi thờ Thánh Mẫu; Trấn Bình Đài – án ngữ bảo vệ đường sông của Kinh thành; Trấn Hải Thành – pháo đài trấn giữ mặt biển phía Đông.