Mẫu đơn tố cáo bán hàng giả, hàng kém chất lượng mới nhất

Hàng giả là gì? Hàng kém chất lượng là gì? Cần làm gì khi mua phải hàng giả và tố cáo với cơ quan nào? Mẫu đơn tố cáo bán hàng giả, hàng kém chất lượng mới nhất? Để giải đáp những câu hỏi trên mời bạn theo dõi bài viết dưới đây

1. Mẫu đơn tố cáo bán hàng giả, hàng kém chất lượng mới nhất:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

………., ngày…. tháng…. năm……..

ĐƠN TỐ CÁO VIỆC BÁN HÀNG GIẢ, HÀNG KÉM CHẤT LƯỢNG

(V/v: Ông/Công ty… có hành vi bán hàng giả, hàng kém chất lượng)

         – Căn cứ Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017;

         – Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ 2005

         – Căn cứ  Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy đinh về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Kính gửi: – Công an xã (phường, thị trấn)…

                 – Ông………. – Trưởng công an xã…

Công ty:………

Địa chỉ trụ sở:………

Giấy CNĐKDN số:… Do Sở Kế hoạch và đầu tư……….. cấp ngày…/…./…….

Hotline:…Số Fax:……

Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà…. Sinh năm:…

Chức vụ:…

Căn cứ đại diện:…

Chứng minh nhân dân số:……….. do CA……….. cấp ngày…./…./……

Địa chỉ thường trú:………………………..

Hiện đang cư trú tại:……………………………..

Số điện thoại liên hệ:…………………

Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:………

(Trình bày về sự việc là nguyên nhân dẫn đến việc bạn làm đơn, nêu được các căn cứ mà bạn sử dụng để nhận định hành vi của chủ thể bị tố cáo là hành vi bán hàng giả)

Căn cứ điểm…. Khoản….. Điều…… Bộ luật hình sự/Nghị định/… quy định:

“…” (Trích căn cứ mà bạn sử dụng để khẳng định hành vi trên là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể là bán hàng giả, ví dụ:

Căn cứ Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

Điều 192.Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

1.Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a)Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b)Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c)Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d)Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a)Có tổ chức;

b)Có tính chất chuyên nghiệp;

c)Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d)Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ)Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e)Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g)Làm chết người;

h)Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

i)Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

k)Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

l)Buôn bán qua biên giới;

m)Tái phạm nguy hiểm.

Tôi nhận thấy rằng, hành vi của:

Công ty:……………

Địa chỉ trụ sở:…………

Giấy CNĐKDN số:……. Do Sở Kế hoạch và đầu tư……….. cấp ngày…/…./…….

Hotline:…… Số Fax:……………

Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà…………. Sinh năm:………

Chức vụ:………

Căn cứ đại diện:…………

Chứng minh nhân dân số:……… do CA……….. cấp ngày…./…./……

Địa chỉ thường trú:………

Hiện đang cư trú tại:…………

Số điện thoại liên hệ:……)

(Trường hợp bạn không nắm được tất cả những thông tin này, bạn chỉ cần trình bày những thông tin bạn biết)

Là hành vi vi phạm quy định tại điểm….. Khoản….. Điều……Luật/Nghị định/… (đưa ra quy định về hành vi vi phạm và biện pháp xử phạt tương ứng).

Do vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, tiến hành điều tra, xác minh và có biện pháp xử lý những đối tượng có hành vi vi phạm trên theo quy định của pháp luật. Để những đối tượng này chấm dứt hành vi……………. ,… (có thể đưa ra yêu cầu của cá nhân bạn về việc xử lý người vi phạm như bồi thường thiệt hại nếu có căn cứ cho rằng yêu cầu đó là hợp lý).

Tôi xin cam đoan những thông tin mà mình đã nêu trên là đúng sự thật. Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tôi cũng như những người tiêu dùng khác.

Tôi xin trân thành cảm ơn!

 

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

2. Hàng giả là gì?

Hàng giả đã xuất hiện trên thị trường nước ta trong nhiều năm trở lại đây, nhất là từ khi chúng ta đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ chế đọa quản lý tập trung bao cấp sang quản lý hạch toán kinh doanh, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế thị trường thì nạn làm hàng giả và buôn bán hàng giả ngày càng phát triển 

Vậy hàng giả là gì?

Hàng giả được hiểu là hàng làm bắt chước theo mẫu mã của loại hàng thật nào đó đang được lưu hành, nhưng không bảo đảm đủ tiêu chuẩn về phẩm chất hoặc không có giá trị sử dụng hoặc không có giá trị sử dụng đầy đủ. 

Theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hàng giả là hàng hóa thuộc những trường hợp sau:

+ hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa, hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã được đăng công bố hoặc đăng ký

+ Hàng hóa mà khi đối chiếu với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống

+ Thuốc giả và dược liệu giả

+ Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất hoặc không có đủ hoạt chất, có hoạt chất khác đã đăng ký hoặc có ít nhất một trong các hàng lượng hoạt chất chỉ đạt được 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc tại tiêu chuẩn kỹ thuật

+ Hàng hóa giả mạo có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa

+ Hàng hóa giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác

+ Hàng hóa mà gỉa mạo về nguồn gốc, đóng gói, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, lắp ráp hàng hóa cũng là hàng giả

+ Hàng hóa giả mạo tem, nhãn, bao bì 

3. Cần làm gì khi mua phải hàng giả và tố cáo với cơ quan nào?

Trong những năm vừa qua với sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học công nghệ cùng với sự đổi mới về đường lối chính sách về kinh tế của Đảng và nhà nước ta đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Nền kinh tế thị trường phát triển nhộn nhịp, cạnh tranh rất lớn. Chính vì sự cạnh tranh lớn đó cho nên có rất nhiều tiểu thương đã bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng để sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế màm còn làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, của toàn xã hội.

Vậy khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng thì cần phải làm gì?

Đầu tiên ta cùng tìm hiểu về quyền của người tiêu dùng, người tiêu dùng có quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khi sử dụng hàng hóa dịch vụ do các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp, chính vì thế cho nên để bảo vệ quyền lượi của mình, khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng thì người tiêu dùng cần phải có những biện pháp xử lý như sau:

+ Khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng thì việc đầu tiên người tiêu dùng cần làm là giữ nguyên hiện trạng hàng hóa và thu thập các chứng cứ liên quan để có thể liên hệ với người bán để đổi trả hàng hóa, hoàn tiền, hoặc bồi thường thiệt hại

+ Sau đó, người tiêu dùng cần thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng đây không chỉ là bảo vệ quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của mỗi người tiêu dùng

+ Nếu xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng nên làm đơn tố cáo kèm theo những tài liệu, chứng cứ kèm theo đến cơ quan Quản lý thị trường, cơ quan công an gần nhất để yêu cầu giải quyết

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

+ Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

+ Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010

+ Nghị định 90/2020/NĐ-CP


Tải văn bản tại đây

.btn-download-file {
padding: 16px 20px 16px 10px;
background-image: linear-gradient(to bottom, #e6a437, #fc6300);
color: white !important;
border-radius: 24px;
text-transform: uppercase;
transition: all ease 0.4s;
font-size: 15px;
font-weight: 500;
}

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com