Phân tích bối cảnh nhặt vợ trong truyện ngắn Vợ nhặt hay nhất

Bối cảnh nhặt vợ là một bối cảnh vừa oái ăm nhưng lại vừa để lại rất nhiều ý nghĩa sâu sắc cho mỗi chúng ta. Hãy theo dõi bài phân tích bối cảnh nhặt vợ trong truyện ngắn Vợ nhặt dưới đâu để có thế hiểu rõ hơn những ý nghĩa mà nhà văn Kim Lân đã gửi gắm.

1. Mở bài phân tích bối cảnh nhặt vợ trong truyện ngắn Vợ nhặt hay nhất

“Không có nghệ thuật nào là không hiện thực” Grandi đã từng khẳng định như vậy. Quả thực, cuộc sống là nơi khởi nguồn cũng là nơi hướng đến cuối cùng của văn chương. Những địa hạt mà nhà văn gửi gắm, trăn trở đều thông qua mảnh đất hiện thực màu mỡ, từ đó phản ánh nó một cách sắc nét, sáng tạo trong tác phẩm của mình. Giống như cái bản chất đó của văn chương, Kim Lân cũng đã tìm đến với hiện thực xã hội Việt Nam trong nạn đói năm 1945, ngắm nhìn nghiền ngẫm hiện thực đó qua thế giới quan, nhân sinh quan của mình để phản ánh bối cảnh đó trong tác phẩm “Vợ Nhặt” thông qua một bối cảnh cụ thể hơn đó là bối cảnh nhặt vợ. Từ một bối cảnh của những việc tưởng chừng quá bình thường trong đời người là dựng vợ gả chồng, Kim Lân không chỉ cho thấy cái khổ thê lương của nhân vật Tràng nói riêng mà còn khái quát được cuộc đời, số phận nghèo đói cùng cực của người dân lao động Việt Nam nói chung trong nạn đói ấy, đồng thời khẳng định được vẻ đẹp của người dân lao động cũng như tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo của nhà văn.

2. Thân bài phân tích bối cảnh nhặt vợ trong truyện ngắn Vợ nhặt hay nhất

2.1. Khái quát tác giả tác phẩm và bối cảnh nhặt vợ:

Đứng giữa một vườn hoa trái, Kim Lân vẫn có một hương hoa, vị quả đậm đà của riêng mình, vị của một nhà văn “một lòng đi về với đất với người với thuần hậu nguyên thủy nông thôn. Nhắc tới Kim Lân ta nghĩ ngay đến một nhà văn có sở trường viết truyện ngắn, nhất là về đề tài nông thôn và người nông dân Việt Nam. Có ý chí và nỗ lực vươn lên trong cuộc sống bởi dù chỉ học hết bậc tiểu học nhưng trường đời đã tôi luyện cho ông một sức mạnh và trái tim gắn bó với nghề. Vợ nhặt của Kim Lân nói chung và bối cảnh nhặt vợ trong tác phẩm nói riêng được chính là kiệt tác được ra đời trong những trải nghiệm năm Ất Dậu ấy, với tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” viết năm 1945 và đến năm 1954 được Kim Lân dựa trên một phần truyện cũ viết nên “ Vợ Nhặt”. Đây chính là hơi thở mới của thời đại, là cái nhìn về hiện thực đầy tính nhân đạo của nhà văn

2.2. Phân tích bối cảnh nhặt vợ:

Kim Lân đã dựng nên bối cảnh nhặt vợ trong nạn đói năm 1945 hết sức chân thực không muốn nói là trần chuồng để phản ánh một cách nõ nhất về cuộc đời, số phận thê thảm của người dân lao động nước ta. Những gia đình từ vùng Nam Định, Thái Bình lũ lượt bồng bế dắt díu nhau nhau lên xanh xám như những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp lều, khắp chợ. Không một buổi sớm nào mà những người đi chợ hay đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây đang nằm còng queo hai bên đường. Mùi hôi thối của rác rưởi và mùi gây của xác người bốc lên sặc sụa…Giữa những gốc đa, gốc gạo xù xì những người đói dật dờ như những bóng ma. Tiếng quạ kêu trên mấy cây gạo gào lên từng hồi thê thiết. Đây chính là khung cảnh mà người dân nước ta đang phải gánh chịu dưới tội ác của bọn Pháp – Nhật. Chúng đã đẩy người dân lao động đến bờ vực thẳm của cái đói, sự chết chóc.

Câu văn “cái đói tràn đến xóm này từ lúc nào” và động từ “tràn” nhấn mạnh cái đói ấy giống như một cơn lũ, một cơn lốc đang bao trùm lên tất cả số phận người dân xóm ngụ cư. Mặt mũi ai nấy đều xanh xám, hốc hác, tăm tối còn trẻ con thì ngồi ủ rủ, không buồn nhấc tay chân, xem lần với tiếng khóc hờ tỉ tê của những nhà hàng xóm vì trong nhà có người chết đói. Đây cũng chính là bối cảnh nhặt vợ của Tràng. Bối cảnh này đã tạo nên một sự thê lương, oái ăm vô cùng về sau nhưng đồng thời cũng từ đây, ta cảm nhận được những phẩm chất đáng quý của con người lao động dù ở trong hòa cảnh cùng cực, chết đói họ vẫn luôn tràn đầy lòng yêu thương con người cao cả.

Tràng cũng là người chung bối cảnh đó cùng dân làng, chứng kiến cảnh nghèo đói, chết chóc, nhà lại còn ở xóm ngụ cư, cái nơi nghèo rách nhất của Làng. Bản thân Tràng là một kẻ thô kệch, xấu xí, mắt thì ti hí, mặt thì bành ra, lưng thì thì rộng như lưng gấu và có cái tật vừa đi vừa tủm tỉm cười một mình. Công việc hằng ngày cũng chỉ là kéo xe thuê kiếm từng đồng để trụ qua cái đói khủng kiếp ấy, nhà còn mẹ già cũng thật éo le.  Ấy vậy mà trong bối cảnh chung và hoàn cảnh riêng ấy chàng lại quyết định lấy vợ, khao khát có một gia đình. Đại thi hào Nguyễn Du đã từng khẳng định về việc dựng vợ gả chồng là việc vô cùng hệ trọng:

Trăm năm tính cuộc vuông tròn

Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông

Bởi vậy mới thấy việc lấy vợ cần phải được suy xét kĩ càng. Ấy vậy mà, Tràng chẳng những quyết định rất vội vàng mà còn quyết định nó trong một hoàn cảnh hết sức chớ trêu đó là nạn đói. Trong cái nạn đói ấy, khi mà người ta chỉ nghĩ vể cái đói, miếng ăn, làm sao để được tồn tại thì Tràng lại quyết định lấy vợ khi mà thân mình còn chưa chắc lo nổi. Nhưng quyết định này đã chứng minh cho vẻ đẹp của con người mà Kim Lân muốn khẳng định. Đó là những con người khi đứng trước cái đói, cái chết, hay bất cứ hoàn cảnh nào họ vẫn nghĩ về tình yêu thương con người trên cả, khát khao về hạnh phúc gia đình. Tình yêu thương con người, niềm tin đã đẩy lùi cái đói và sự chết chóc.

Khó mà tin nổi Tràng lấy được vợ chỉ dựa vào vài câu nói bông đùa, vu vơ cùng  ba bát bánh đúc nóng. Tràng đã tình cờ gặp lại người đàn bà đẩy xe bò thóc giúp Tràng ở chợ Huyện trước kia (Thị), để rồi sau những lời hờn dỗi, trách cứ gay gắt vì sự thất hứa của Tràng khi chẳng mời Thị ăn như lời đã nói, Tràng đã chấp nhận “chuộc lỗi” với Thị bằng cách đơn giản là mời chị ta uống nước, ăn bánh đúc. Sau lời nói bông đùa, vu vơ ấy, người đà bà đang nghèo đói ấy đã đồng ý về làm vợ Tràng – một người đàn ông có lẽ cũng chẳng khá giả hơn Thị là bao. Rõ ràng Thị đến với Tràng không hoàn toàn là vì miếng ăn, cái đói. Sâu thẳm trong trái tim của người con gái này cũng khao khát một cuộc sống gia đình, khao khát có được tình yêu thương, sự hạnh phúc đáng có của một con người.

Tràng thực sự đã nhặt được vợ trong hoàn cảnh éo le nhất cuộc đời, có vợ lúc nạn đói khủng khiếp ấy cũng đồng nghĩa nghĩa chấp nhận thêm một “miệng ăn”, gánh thêm những gánh nặng gia đình. Tuy nhiên sau một vài phút đắn đo, suy nghĩ “…đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”, Tràng đã ngay lập tức đồng ý đặt cược với số phận với một cái chậc lưỡi để nắm bắt được hạnh phúc bất ngờ, đột ngột này.

Cảnh nhặt vợ để nên mối tơ duyên vợ chồng cũng thảm thương vô cùng: Bốn bát bánh đúc nóng – thứ bánh bình dân, rẻ tiền — coi như là lễ vật ăn hỏi. “Lễ đưa dâu” âm thầm, ảm đạm đến thê lương trong cảnh chiều heo hút không một người đưa tiễn, không một hành lí mang theo mà chỉ có chiếc mẹt đơn côi cùng Thị và Tràng trên cung đường về nhà hòa cùng tiếng quạ gào thê thiết. Cho đến buổi tối hạnh phúc đầu tiên khi hai người đã thành vợ thành chồng – coi như đêm tân hôn của Tràng và người vợ nhặt – cũng diễn ra hòa trộn cùng tiếng hờ của những người gia đình có người chết trong làng xóm và mùi khét lẹt đầy tử khí.

Việc nhặt vợ trong bối cảnh hết sức ngặt nghèo ấy đã phá đã phá vỡ một lẽ thông thường tạo nên nghịch lí nhưng chứa chan tình yêu thương, tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Mặt khác, nó cũng là lời lên án tố cáo bọn thống trị tàn ác đã đẩy người dân lao động vào hoàn cảnh ngặt nghèo này bằng tiếng thúc thuế dồn dập, khi thì bắt trồng đay, ngày ngày tháng tháng nộp sưu nặng thuế cao. Nhà văn lật tẩy bộ mặt xấu xa của bọn Pháp – Nhật, đồng thời cổ vũ, tìm ra con đường đấu tranh cho nhân dân là đi theo Cách mạng, đi theo lí tưởng của Đảng.

3. Kết bài phân tích bối cảnh nhặt vợ trong truyện ngắn Vợ nhặt hay nhất

Thật vậy, bối cảnh nhặt vợ của Tràng đã gửi gắm đến bạn đọc rất nhiều ý nghĩa, một mặt thể hiện sự khốc liệt, nỗi đau đớn của nạn đói năm 1945 khiến cho mạng sống của con người trở nên rẻ rúng, ngay cả hạnh phúc gia đình là thứ thiêng liêng, cao cả cũng có thể dễ dàng nhặt nhạnh được ở ngoài đường, ngoài chợ. Tuy nhiên, điều giá trị nhất còn đọng lại trong bối cảnh đau đớn, ngặt nghèo ấy mà Kim Lân muốn gửi gắm chính là khẳng định một cách cao nhất sức mạnh, giá trị của tình thương con người. Trong bối cảnh mà con người chết đói, chết khát, họ vẫn không chút do dự dành chọn những tình cảm tốt đẹp nhất cho những người xung quanh, không bao giờ ngừng khát vọng về những hạnh phúc giản dị, chân chính của mình. Như vậy, nạn đói hay bọn thống trị xấu xa ấy có thể bào mòn sức sống, đe dọa tính mạng con người nhưng chẳng thể nào  hủy hoại đi trái tim chan chứa tình thương, khát khao sống, khát khao hạnh phúc luôn thổn thức từng nhịp đập phía bên trong những con người lao động nghèo khổ.

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com