Hình ảnh bãi xe tăng hỏng trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đã xuất hiện thoáng qua trong cảnh bạo lực dã man từ gia đình của người đàn bà hàng chài. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của bãi xe tăng hỏng ấy, mời các bạn cùng tham khảo ngay bài Phân tích ý nghĩa bãi xe tăng hỏng trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” dưới đây nhé!
1. Tóm tắt tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu:
Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là một câu chuyện gửi gắm những trăn trở trong nỗi niềm giữa vẻ đẹp của nghệ thuật và cuộc sống đạo đức. Nhân vật Phùng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh, anh nhận nhiệm vụ đến vùng biển miền Trung để săn ảnh cho tấm lịch cuối năm. Và sau nhiều ngày cất công chờ đợi, anh cũng đã bắt gặp được bức ảnh đắt giá trời cho khiến anh bấm máy ảnh lia lịa hết một phần ba cuốn phim. Nhưng đằng sau của bức ảnh đẹp ấy là một hiện thực đời sống mà khiến anh phải suy ngẫm. Dù bị chồng đánh đập, hành hạ nhưng người đàn bà hàng chài lại nhất định không chịu bỏ chồng bởi vì cuộc sống của họ mà người ngoài không hiểu được. Và pháp luật cũng như chánh án Đẩu cũng không thể giúp đỡ cho người đàn bà này về cuộc sống. Cuối cùng anh cũng nhận ra được giá trị sâu sắc về cuộc sống, và không nhìn sự vật, hiện tượng bằng vẻ bề ngoài của nó mà phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều.
2. Ý nghĩa bãi xe tăng hỏng trong “Chiếc thuyền ngoài xa” hay nhất:
Hình ảnh bãi xe tăng hỏng trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” đó là vật chứng để chứng tỏ rằng chiến tranh tuy đã vừa qua nhưng vẫn chưa đi xa. Tuy rằng chiến tranh đã trôi qua, những người lính như nhân vật Phùng trong tác phẩm đã cố gắng chiến đấu hết sức mình để mang lại nền độc lập tự do cho nhân dân, đất nước, thế nhưng Phùng lại không thể nào giải phóng được cho những người phụ nữ thoát khỏi hoàn cảnh đói nghèo, khổ sở, khỏi những cảnh tượng của sự bạo lực gia đình.
Chiếc xe tăng hỏng ấy tựa như một vật chứng của cuộc chiến tranh đã phá hủy khiến cho cả một đất nước đã phải chịu cảnh mất mát, đau thương và nghèo đói. Hình ảnh đó cũng được coi là một nhân chứng đã chứng kiến hết tất cả đời sống của những người dân chài, chứng kiến những vẻ đẹp thơ mộng, yên bình và còn chứng kiến cả tình cảnh của một ông chồng đánh đập người vợ của mình sau cái vẻ đẹp thơ mộng ấy. Những cuộc chiến tranh chưa bao giờ để lại hậu quả tốt đẹp cả, hình ảnh của chiếc xe tăng hỏng là vật biểu tượng cho cuộc chiến tranh cũng như vậy, chính cái xe tăng đó cũng đã tham gia vào quá trình che giấu những hành động bạo lực gia đình của lão chồng. Hình ảnh người chồng ra sức cầm chiếc thắt lưng quật liên tiếp vào người vợ đã được diễn ra ngay sau cái bãi xe tăng hỏng, điều đó là để tránh cho những đứa con nhìn thấy và cũng khiến cho nhân vật Phùng suýt chút nữa đã tin rằng cái tấm ảnh mà anh đã chụp được tại nơi đây là một vẻ đẹp hoàn mĩ trời cho.
=> Bài học được rút ra: ngăn chặn cuộc đấu tranh chống lại cái ác và chiến tranh tâm hồn bởi vì nó còn gay gắt hơn cuộc đấu tranh chống giặc xâm lược.
3. Ý nghĩa bãi xe tăng hỏng trong “Chiếc thuyền ngoài xa” ý nghĩa nhất:
Bãi xe tăng hỏng chính là một chi tiết trong tác phẩm”Chiếc thuyền ngoài xa” mang nhiều nét ý nghĩa. Nhà văn Nguyễn Minh Châu có dụng ý rằng nó chính là một chứng tích của thời đại bom đạn khốc liệt, đó là một nhân chứng cho cuộc chiến tranh đã trôi qua không lâu. Chiếc xe tăng đã gắn liền với những người lính chiến đấu như nhân vật Phùng, để mang lại nền độc lập tự do, mở ra cuộc sống mới do chính nhân dân làm chủ. Chiếc xe tăng oai liệt ngày nào mà giờ đây nó đã dần trở nên rỉ sét, mục nát dưới cái nền mặn chát của biển cả. Không chỉ vậy, hình ảnh bãi xe tăng hỏng ấy còn là một nhân chứng đã chứng kiến hết tất cả cuộc sống của những người dân làng chài, cái tươi đẹp thơ mộng, yên bình và chứng kiến cả cảnh tượng đánh đập vợ của người chồng sau bức tranh huyền ảo, mộng mơ tựa như một bức tranh sơn mài hoàn mĩ của chiếc thuyền ngoài khơi đánh cá. Cảnh tượng người đàn ông đánh đập người vợ, cảnh tượng bạo lực gia đình đó lại được diễn ra ngay sau cái bãi xe tăng mục nát cũ kĩ ấy. Không những thế đó còn là một cuộc chiến mới với cái nghèo đói của những người dân làng chài với cuộc sống nghèo đói, khổ cực đã gây ra biết bao những thảm cảnh của gia đình, một gia đình chẳng hề hạnh phúc yên ấm, cảnh bạo lực gia đình. Thông qua hình ảnh bãi xe tăng hỏng trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã nêu lên một vấn đề voi cùng cần thiết và cấp bách, đó chính là phải ngăn chặn cuộc chiến tranh về tâm hồn chống lại cái ác ở trong cuộc sống đời thường.
4. Phân tích ý nghĩa bãi xe tăng hỏng trong “Chiếc thuyền ngoài xa” hay nhất:
Trong giai đoạn đổi mới văn học, tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” đã minh chứng cho việc nhà văn Nguyễn Minh Châu là người “dẫn đường tinh anh” của thời đại hậu chiến. Bên cạnh câu chuyện gia đình của người đàn bà hàng chài trong tác phẩm thì hình ảnh của bãi xe tăng hỏng cũng được nhà văn còn xây dựng một cách đặc sắc và giàu ý nghĩa. Trong tác phẩm, từ cái bãi xe tăng mục nát bước ra là hình ảnh của một người đàn ông cao lớn, nhìn thô kệch và một người đàn bà khốn khổ, xấu xí, đây cũng chính là nơi mà Phùng đã vô tình bắt gặp được cảnh bạo lực gia đình. Hình ảnh bãi xe tăng hỏng chỉ thoáng qua xuất hiện không được nhà văn miêu tả chi tiết nhưng từ đó lại mở ra cho độc giả bao cảm nhận phong phú, sâu sắc.
Bãi xe tăng hỏng là dấu tích của một cuộc chiến tranh khốc liệt, qua đó người đọc có thể thấy được chiến tranh vừa mới trôi qua chưa được bao lâu và cũng đã bắt đầu một cuộc sống mới. Người lính Phùng lúc ấy cùng với đồng đội của mình đã cùng với nhau hết mình chiến đấu giành lại nền độc lập tự do, giải phóng đất nước. Tưởng rằng khi chiến tranh kết thúc và bước vào một giai đoạn hòa bình thì con người không còn phải đối mặt với những mất mát, đau khổ nữa nhưng cuộc sống mới bắt đầu lại nảy sinh ra các hoàn cảnh nghèo khổ éo le mới. Con người đã không còn nỗi đau khổ từ chiến tranh gây ra nữa, nhưng họ vẫn phải chịu cái khổ đau, cái đói nghèo dai dẳng đeo bám tạo ra bao số phận bất hạnh của cuộc đời. Nhân vật Phùng đã từng là một người lính cầm súng chiến đấu chống lại kẻ thù để mang lại sự tự do cho dân tộc thế nhưng hoà bình lập lại thì anh lại không thể nào giải phóng được cho những người phụ nữ đau khổ, đói nghèo thoát khỏi bi kịch của bạo lực gia đình. Phùng cảm thấy bất lực để tìm ra giải pháp giúp đỡ cho người đàn bà hàng chài ngoài việc anh đã cố gắng khuyên nhủ người đàn bà hãy bỏ người chồng vũ phu ấy.
Hình ảnh chiếc xe tăng hỏng mục nát cũng chính là vật chứng mà hậu quả tàn bạo mà chiến tranh đã để lại. Cuộc chiến tranh diễn ra không chỉ gây ra mất mát về của và về người mà nó còn phá hoại cả một đất nước, khiến cho những con người vô tội phải ngã vào cảnh bế tắc, nghèo khổ không lối thoát. Chiếc xe tăng hỏng ấy cũng là một nhân chứng cho nỗi bi kịch, đau khổ trong cuộc sống con người, chiếc xe tăng đã chứng kiến hết tất cả cuộc sống của những người dân hàng chài diễn ra thế nào, chứng kiến bao nét đẹp thơ mộng, yên bình và cả nó còn chứng kiến cả hành động bạo lực gia đình từ người đàn ông hàng chài.
Xe tăng là biểu tượng của chiến tranh và nó không bao giờ thiếu. Và những chiếc xe tăng cũ ở vùng biển cũng phần nào che khuất đi sự thật tàn nhẫn của gia đình người đàn bà hàng chài về những hành vi bạo lực của người chồng. Đằng sau bãi xe tăng hỏng ấy là hình ảnh một người đàn ông cao lớn dùng chiếc thắt lưng đánh liên tục vào mặt, vào người đàn bà. Sở dĩ chọn đằng sau bã xe tăng làm vị trí là để tránh cho những đứa con phát hiện ra. Nếu như Phùng không cố nán lại để quan sát khung cảnh của biển thì có thể anh cũng không nhận ra được một sự thực đối lập với bức ảnh tuyệt hảo của mình vẫn đang được diễn ra.
Qua hình ảnh của bãi xe tăng cũ nát, tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm đến người đọc tiếng lòng tha thiết của mình rằng hãy ngăn chặn cuộc chiến tranh tâm hồn, bởi vì cuộc chiến mà con người tự mang đến cho nhanh với những cái ác và cái tàn bạo có thể còn gay gắt và mạnh mẽ hơn cuộc đấu tranh chống lũ giặc xâm lược.
5. Phân tích ý nghĩa bãi xe tăng hỏng trong “Chiếc thuyền ngoài xa” có chọn lọc:
Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn tiêu biểu cho công cuộc đổi mới sau năm 1945 của nền văn học Việt Nam. Ông thường viết về những câu chuyện mang tính tự sự và tính triết lí, điển hình như “Bến quê”, “Cỏ lau”, “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Chiếc thuyền ngoài xa”,… Nổi bật trong số đó là tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. Truyện kể về một chuyến đi thực tế của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã để nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về sự lãng mạn của nghệ thuật và một sự thật đời thường.
Ngoài việc xây dựng các tình huống truyện độc đáo của mình thì Nguyễn Minh Châu còn đưa vào trong tác phẩm của mình những hình ảnh giàu tính biểu tượng nhằm thể hiện ý nghĩa tư tưởng lớn của tác phẩm. Và chính những biểu tượng mang hàm nghĩa, ý nghĩa lớn như vậy đã phần nào làm cho tác phẩm có chiều sâu hơn, dễ dàng khám phá nội tâm và cuộc sống con người.
Đối lập với những hình ảnh đẹp nghệ thuật của con thuyền khi ở xa là hình cảnh của một người đàn ông đánh vợ rất man rợ và thô bạo khi chiếc thuyền lại gần và ở đằng sau những chiếc xe tăng hhỏng. Xe tăng chính là những di tích của một thời chiến tranh ác liệt với sự tàn phá của bom đạn mà bây giờ lại trở thành phế liệu và đang ngày một rỉ sét qua tháng năm. Vậy mà khi cuộc chiến tranh tàn phá mới kết thúc không lâu thì bây giờ lại bắt đầu cho một cuộc chiến mới, một nỗi đau mới. Cuộc chiến này có thể sẽ cam go hơn, còn nỗi đau ấy có thể luôn đeo bám và dai dẳng hơn. Cuộc chiến đấu đó chính là đối mặt với sự khó khăn, nghèo đói trong cuộc sống. Mỗi nhà hàng chài thì đều phải có một người đang ông ở trên thuyền để chèo lai con thuyền dù cho họ có tàn bạo và man rợ như thế nào đi chăng nữa. Chánh án Đẩu từng là một người lính tại vùng biển này và chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng, bây giờ Đẩu được xem là một vị bao công của vùng biển này. Nhưng khi nghe câu chuyện và những khẳng định về chân lí cuộc sống rất hùng hồn của người đàn bà thì vị chánh án này chỉ biết trút một tiếng thở dài nhưng đầy chua chát. Những chi tiết của chiếc xe tăng hỏng kia và những điều khoản của pháp luật anh hiểu rất cặn kẽ và rõ ràng nhưng chỉ có sự việc đánh vợ của người đàn ông và những khẳng định về chân lí cuộc sống của người đàn bà hàng chài thì anh lại không thể hiểu và lí giải nổi. Anh được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc từ ngạc nhiên, sững sờ đến chua xót và cuối cùng là nhận thức đau đớn về một số phận.
Tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến chúng ta về cái đẹp và cái thật thông qua hình ảnh của chiếc xe tăng tuy cũ nát nhưng ẩn chứa nhiều hàm ý này. Ngoài ra Ông cũng muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng hãy hiểu đời sống, hiểu con người và có cái nhìn đa diện nhiều chiều.